Giúp mình với
Ai giúp được mình cho 5 su nha
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Vậy là kì I năm học 2012- 2013 đã kết thúc. Trường Quốc Tế chúng tôi, ai cũng hào hứng chờ đón ngày tổng kết. Bởi vì, đa số các bạn đều đạt được những thành tích khả quan. Nhưng chúng tôi thật không ngờ nhà trường lại “ban tặng” cho tất cả một buổi lễ ở tít Vũng Tàu.
Ai cũng háo hức. Mới 5 giờ sáng, trời còn tờ mờ và cái rét dịu dịu mơn man da thịt, chúng tôi đã có mặt tại trường với tiếng huyên náo, với những bộ trang phục nổi bật, với những chiếc vali căng phồng, lỉnh kỉnh.
Hai chiếc xe khách loại lớn nhất xuất hành lúc 6 giờ, chạy êm như ru, gió ban mai rười rượi khiến ai cũng tỉnh táo. Ngoài thầy Tuấn Anh, “chuyên gia” quản trò của trường, chúng tôi được thầy Tháng và cô Hằng, những người từng tổ chức thành công các tour du lịch dã ngoại, điều hành. Đầu tiên là những bài hát, lời ca thật giản dị mà thấm thía: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”,.. Tiếp theo là thi làm thơ. Ai cũng hưởng ứng sôi nổi cho việc chắp vần với ông Vân Tiên. Vâng “Vân Tiên cõng Mẹ chạy ra. Gặp phải đàn gà cõng Mẹ chạy vô”.
Cứ “vô, ra” hoài như vậy mà chúng tôi dường như lập được một cuốn từ điển nhỏ với vần “a và ô” thật phong phú.
Xe đã tới Vũng Tàu. Hôm nay là thứ sáu nên đường phố có vẻ thưa thớt. Dòng người không đông nghịt và đầy khói bụi như ở thành phố. Ngực chúng tôi như căng phồng ra, nồng mặn vị muối biển và những trận gió tinh sạch từ đại dương.
Cả trường nhanh nhẹn tập hợp thành 6 tổ do 6 thầy, cô phụ trách trước sân của khách sạn “Hoa Phượng Đỏ”. Theo thời gian biểu trong tay, chúng tôi sẽ nhận phòng” đi tắm biển và 11 giờ 30 là ăn cơm. Mỗi phòng từ 3 đến 4 người, có một thầy hoặc một cô cùng ở chung. Chúng tôi rầm rập tiến quân lên lầu và thay quần áo tắm rất nhanh. Chỉ hơn 30 phút sau là mọi người đã náo nhiệt trên bãi tắm. Sau những phút nô đùa trên sóng nước, chúng tôi tụ tập thành từng nhóm nhỏ để chơi trò xây lâu đài trên cát. Có thầy cô cùng tham gia, ý tưởng của việc thiết kế và thi công gặp nhiều bất ngờ thú vị.
Sóng biển vẫn giăng hàng dắt nhau chạy vào bờ và đổ xuống lao xao. Có những con sóng tò mò co bò vào thật xa để “dạo quanh” tòa nhà của chúng tôi. Có những công trình đẹp tuyệt vời như của chị Phúc và chị Lộc đã bị những chàng sóng tinh quái dòm ngó khiến cho bị đổ sụp. Những vọng gác, những công sự phòng thủ, những thành quách bằng những con ốc xoắn và những vỏ ốc xà cừ sang trọng đã ụp xuống “cái hồ” trước mặt. Trong lúc mấy đứa tôi đang cố công vô vọng để cứu những “Tháp nghiêng” này thì thầy Tứ Quan, cô Anh Quyên đã chụp nháy được những khuôn mặt như bóng bẹp hơi cửa các “kiến trúc sư” xây nhà trên bãi cát. Thật là một thành ngữ thấm thía. Dù sao “Dã tràng xe cát biển đông” cũng để lại “tác phẩm” lâu hơn là chúng tôi!
Sau khi được bạn bè vùi lấp dưới cát ướt, những cô cậu “Chử Đồng Tử” còn nguyên y phục được móc lên, được khiêng ra biển khơi như một nghi thức cổ xưa thần bí. Chúng tôi phải nín thở để được liệng ra bể nước đang dâng cao. Lướt ngang chỗ chúng tôi đứng là những chiếc bo bo của các anh chị lớp 10 và 11. Hình như chiếc đầu tiên là của anh Nghị, rồi chị Phương, anh Tuấn… Những chiếc canô cứ vun vút bay trên sóng trắng. Tôi định mua vé làm một chuyến nhưng thấy tốc độ chóng mặt thế nên đành đợi dịp khác vậy.
Chỉ có hai ngày đi Vũng Tàu nhưng chúng tôi đã tham quan được Tất nhiều địa danh văn hóa. Đó là “Thường Chiếu Thiền Viện” với những tòa chùa thấp thoáng trông khu rừng mát. Lần đầu tiên chúng tôi được chụp hình dưới cây Sala lủng lẳng những quả to như trái dừa và những bông hoa cánh trắng nhụy đồ thơm lừng thoát tục. Chúng tôi được các nhà sư cho biết những thông tin để ghi lại cho đầy bản thu hoạch mà thầy Tuấn Anh phát cho. Một ngôi chùa rất nổi tiếng của Vũng Tàu cũng được đoàn học sinh Quốc Tế viếng thăm: chùa “Thích Ca Phật Đài”, là nơi còn lưu giữ những di bảo quý hiếm của đạo Phật. Chúng tôi được leo núi đến chân pho tượng Đức Mẹ khổng lồ để thi nhau chụp ảnh. Chúng tôi cũng đến Bạch Dinh để đi qua mọt khu rừng cây giá trị đổ lá thu vàng như ở bên tây. Cả rừng chỉ có một loài cây đặc biệt đó.
Xe chạy, quanh quanh bờ biển. Trong lúc mọi người đang tha hồn vào biển cả thì anh Tuấn bỗng la lên. “Mỹ nhân ngư! Mỹ nhân ngư! Mọi người giật mình. Trên một hòn đá lởm chởm cheo leo, một nữ du khách đang ngồi mẫu để chụp hình. Cả xe vẫy tay, cô ta cũng đáp lại bằng cái vẫy tay tự nhiên. Câu chuyện không đâu mà để lại những phút giây giải trí thật vui. Đến sáng hôm sau anh Tuấn vẫn làm cho người nghe cười chảy nước mắt.
Có lẽ đáng nhớ nhất là đêm lửa trại và buổi tổng kết học kì I, được tể chức trước khi lên đường giã từ Vũng Tàu.
Ăn cơm toi xong, theo sự phân công, chúng tôi phải hóa trang và diễn vở kịch ngắn, từ một câu chuyện ngụ ngôn.
Ngọn lửa trại sau khách sạn bùng lên, cả một thế giới “người mới” xuất hiện. Thầy Thắng thì có bộ tóc giả và chòm râu đen, cô Hằng mặc áo chẽn bằng bao bố đầy tua đai, thầy Tuấn Anh thì quần lụa trắng, áo đen chít khăn như Mai An Tiêm cầm gậy nhảy nhót như Tôn Ngộ Không. Còn học sinh chúng tôi mỗi người một kiểu. Kẻ mang mặt nạ, người đội chiếc nón Cào ngất nghểu với bộ tóc xanh, các bạn gái mặc những quần áo chim cánh cụt trông thật ngộ: Buồn cười nhất là mấy anh con trai tổ 6 được cô Thu Hiền phấn son cho “ra lò” cả một thế giới người đẹp. Anh Hải Nam, anh Tuấn, bạn Minh., đều đến từ đất nước của hoa hậu: mặt mày lòe loẹt, váy xống cũn cỡn, khiến ai cũng phải bật cười.
Những trò vui liên tiếp trò vui, không sao kể xiết. Sau những tiết mục điều khiển của thầy Tuấn Anh, thầy Thắng, cô Hằng, chúng tôi được một “quân sư” mới là cô Khoái, hiệu trưởng trường trẻ em khuyết tật “Hi vọng”, giúp vui. Phải nói là giọng cô thật dứt khoát, sôi nổi; trò chơi của cô luôn biến hóa và phải phản ứng nhanh. Hầu như cả vòng tròn lớn không ai không bị bắt cóc và bị phạt, Đêm đã khuya, chúng tôi đẫm mồ hôi, đứng yên thưởng thức bài hát tiếng Nhật “Người yêu dấu” do cô Hayashi trình hầy.
… “Một con én chưa làm nổi mùa xuân cho đời nhưng mỗi con én đều làm được mùa xuân cho chính nó”. Đó là câu nói kết thúc buổi lửa trại của cô Khoái mà tôi rất tâm đắc.
MONG BN
Buổi tổng kết năm học đã diễn ra thật long trọng và vui vẻ. Có những đóa hoa cài trên ngực thầy cô và những bó hoa tươi trên tay các vị đại biểu. Có những khuôn mặt rạng rỡ trong những chiếc áo chùng, nón mũ rủ tua vàng lên nhận thưởng. Có bao nhiêu chiếc máy chụp ảnh lưu niệm các anh chị, các bạn khi lên bục danh dự. Cảm động nhất là vị đại diện cho phụ huynh học sinh, bác Đặng Ngọc Tiến – ba của Tường Anh – trao phần thưởng. Bác đứng vào hàng chụp ảnh nhưng có thể thấy niềm vui, niềm tự hào của bác qua việc bác tranh thủ dùng máy của mình chụp các “phô” làm kỉ niệm.
Những tiết mục văn nghệ đan xen, tiếng đàn organ của thầy Hi để lại một cảm giác lâng lâng khó tả.
Sau vở diễn “Bánh chưng bánh dày” thật ý nghĩa, chúng tôi đã cùng thầy cô hát bài tiếng Anh “Happy new year" thật hào hứng.
Dù hơn 6 giờ tôi chúng tôi mới về trường, không khí của buổi lễ, hai ngày nghỉ ở Vũng Tàu vẫn cho chúng tôi thừa “năng lượng” để chúng tôi xuống xe nhìn nhau với nụ cười rạng rỡ và nói với nhau những lời vui vẻ. Hi vọng sang học kì II Trường Quốc Tế lại có những chuyến đi như thế này
MONG BN TICK GIÚP MK
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |