Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày một vấn đề: cách khắc phục lỗi vi phạm của học sinh

3 trả lời
Hỏi chi tiết
460
0
0
Nguyễn Ngọc Quế Anh
20/11/2020 16:40:14
+5đ tặng

. Học sinh bị kỷ luật, phụ huynh nhờ giáo viên chủ nhiệm can thiệp

Tình huống như sau: Ở lớp mà bạn đang chủ nhiệm có một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh của em học sinh này là người có chức vị chủ chốt tại địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với Hội đồng kỷ luật chiếu cố và “cho qua” trường hợp vi phạm này. Vậy bạn ứng xử thế nào với vị phụ huynh đó?

Cách giải quyết:

Có thể nói đây là một hiện tượng không hiếm, phụ huynh của học sinh là một một vị chức sắc ở địa phương và đương nhiên họ rất có ảnh hưởng trong Hội phụ huynh của lớp bạn, đến nhờ giáo viên giảm tội cho con họ. Trong trường hợp này có rất nhiều giáo viên xử lý rằng sẽ đế nghị với phụ huynh đó lên thẳng hiệu trưởng để trình bày ý kiến hoặc nhận là sẽ trình bày đề nghị của gia đình trước cuộc họp Hội đồng kỷ luật. Tuy nhiên, một lời khuyên cho các giáo viên là nên giải quyết như sau:

Đầu tiên, bạn nên giải thích cho vị phụ huynh đó hiểu được mức độ vi phạm kỷ luật trầm trọng của con họ cũng như việc đưa ra biện pháp xử lý kỷ luật là cần thiết để giáo dục em. Đồng thời, nói cho phụ huynh biết rằng việc đưa trường hợp của em ra xét ở Hội đồng kỷ luật nhà trường chỉ có mục đích nhằm giúp đỡ em tiến bộ, chỉ cho em thấy hậu quả của việc vi phạm kỷ luật, để từ đó em nhận ra lỗi lầm và chịu trách nhiệm trước những việc làm sai trái của mình. Mặt khác, cũng nên trấn an phụ huynh rằng việc đưa ra hình thức kỷ luật không phải là điều gì ghê gớm cả và bạn sẽ hết sức giúp đỡ trong khả năng có thể để nâng đỡ em nếu như em biết ăn năn và quyết tâm sửa chữa sai lầm của mình.

Mặt khác, bạn cũng hãy thật khéo léo huyển hướng mục đích của buổi gặp gỡ này từ “nhờ vả” sang sự phối hợp để tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của em học sinh và bàn biện pháp giúp đỡ. Hãy thực hiện điều này bằng một thái độ nghiêm túc, bằng tinh thần trách nhiệm với học sinh, bạn hãy biến cuộc trao đổi đó trở nên thật cởi mở và thẳng thắn.

Song bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần với tình huống rất dễ xảy ra ngay sau đó chính là phụ huynh sau khi bị bạn từ chối sẽ tức giận với bạn. Thế nhưng đừng để ý chí lung lây, bạn hãy cương quyết không thỏa hiệp. Có thể bạn sẽ gặp phải một vài rắc rối nào đó, nhưng dù sao thì bạn cũng đã làm tròn trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm và chắc chắn rằng sau đó mọi người (kể cả vị phụ huynh đã bị từ chối ấy) cũng không thể nhìn bạn với ánh mắt coi thường.

2. Phụ huynh tỏ ý không muốn phối hợp cùng giáo viên

Tình huống như sau: Bạn là một giáo viên chủ nhiệm, lớp bạn có một Khi đến một học sinh học kém và thiếu ý thức kỷ luật, bạn đã tìm gặp gia đình học sinh với mục đích phối hợp nhằm giáo dục em học sinh này tốt hơn, nhưng phụ huynh của em lại tỏ ý không muốn hợp tác và nói rằng: “Nếu thầy cô không dạy được nó thì để tôi cho nó chuyển sang trường khác hoặc cho nó nghỉ học luôn cũng được”. Bạn sẽ xử lý thế nào trong trường hợp này?

Cách giải quyết:

Trong tình huống này, bạn phải hiểu rõ rằng, không phải bất kỳ phụ huynh học sinh nào cũng hiểu được vai trò của mình trong việc phối hợp cùng với nhà trường để giáo dục con cái. Họ luôn có suy nghĩ rằng trách nhiệm giáo dục là hoàn toàn của giáo viên. Trước thái độ phản ứng của phụ huynh, tốt nhất là bạn đừng đẩy mình vào tình thế khó xử, hãy thật kiềm chế sự tự ái của mình, tìm cách để giải thích cho phụ huynh hiểu được mục đích của việc gặp gỡ phụ huynh không phải là để “thông báo” mà chủ yếu là cùng nhau phối hợp tìm cách giúp đỡ học sinh tiến bộ hơn. Sau khi đã giải thích, bạn hãy trao đổi thẳng thắn về nguyên nhân những khuyết điểm của em và đề xuất các giải pháp khắc phục.

Trong khi trao đổi, bạn nên chỉ rõ cho phụ huynh thấy rằng đâu là nguyên nhân khách quan thuộc về trách nhiệm của gia đình và nhà trường, đâu là nguyên nhân chủ quan thuộc về cá tính và đạo đức của học sinh. Đồng thời, bạn cũng nên thẳng thắn nhận khuyết điểm của mình nếu như chưa thực sự làm tròn trách nhiệm cảu một giáo viên chủ nhiệm, có như thế mới khiến phụ huynh cảm thấy tin tưởng. Chắc chắn bằng thái độ đúng mực, tinh thần trách nhiệm cao và tình thương yêu học trò, bạn sẽ thuyết phục được gia đình trong việc phối hợp cùng với nhà trường dạy dỗ học sinh nên người.

3. Phụ huynh đánh con trước mặt giáo viên

Tình huống như sau: Lớp bạn đang chủ nhiệm có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. BGH đã yêu cầu bạn phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với phụ huynh. Nhưng khi chưa kịp để giáo viên trình bày tường tận mọi việc, thì phụ huynh của em đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm “xấu mặt” gia đình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn xử lý tình huống này như thế nào?

Cách giải quyết:

Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Trước tiên, bạn cần tìm cách chấm dứt ngay hành động đánh con của phụ huynh, sau đó phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục con cái bằng bạo lực sẽ không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi việc đó còn phản tác dụng. Hãy để cho phụ huynh thật bình tĩnh, bạn mới bắt đầu câu chuyện của mình một cách thật nhẹ nhàng, cởi mở.

Bạn phải giải thích cho phụ huynh hiểu rằng nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể là một học sinh chưa ngoan, hay nghịch ngợm, thường vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng nhà trường không bao giờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng bạo lực. Vì các em đang ở độ tuổi còn quá nhỏ và với các em mọi thứ chỉ như vừa mới bắt đầu, thế nên sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiến tình hình xấu đi làm chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.

4. Phụ huynh nhận xét không tốt về đồng nghiệp

Tình huống như sau: Có một phụ huynh nào đó trực tiếp đến gặp bạn nói những điều không tốt về một đồng nghiệp đang dạy lớp con của họ. Phụ huynh này cho rằng cô giáo kia thiếu nhiệt tình trong việc dạy dỗ học sinh, đặc biệt là cô giáo có định kiến và ít quan tâm với con em họ nên con họ không muốn đi học. Phụ huynh đó có ý muốn xin con sang học lớp của bạn và yêu cầu bạn giữ kín câu chuyện mà họ đã nói với bạn. Trong trường hợp này, nếu bạn là cô giáo đang trao đổi với phụ huynh thì sẽ xử lý như thế nào?

Cách giải quyết:

Thật sự đây là một tình huống rất tế nhị và có tính nghiêm trọng. Tế nhị đó chính là làm sao để bảo vệ uy tín cho đồng nghiệp và không bị đồng nghiệp hiểu lầm; nghiêm trọng ở chỗ là nếu thực sự là có định kiến của giáo viên đối với học sinh thì dứt khoát phải có ngay biện pháp can thiệp để không làm ảnh hưởng đến con đường học vấn của học sinh đó. Trước phụ huynh, giáo viên nên tìm cách bảo vệ đồng nghiệp và cũng lưu ý với họ rằng không nên thổi phồng, nói quá mọi việc, mặt khác cũng cần đánh giá được mức độ, tính chất sự việc qua lời trình bày của phụ huynh, để từ đó thật khéo léo để từ chối nguyện vọng xin chuyển lớp của phụ huynh vì ngoài thẩm quyền giải quyết của giáo viên.

Tốt nhất là giáo viên hãy phân tích cho phụ huynh hiểu về trách nhiệm cũng như quan hệ phối hợp giữa phụ huynh với giáo viên, không thể nào đổ hết trách nhiệm lên giáo viên rằng không quan tâm hay dạy không tốt con của họ; phân tích để phụ huynh biết rằng việc bố trí học sinh theo lớp, phân công giáo viên đứng lớp hoàn toàn không thuộc thẩm quyền của mỗi giáo viên. Từ đó đề nghị phụ huynh trực tiếp lên làm việc với BGH trường để đề đạt nguyện vọng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trâm
20/11/2020 16:43:48
+4đ tặng
  • Nghỉ học không phép từ 3 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng
  • Không thuộc bài hoặc không làm bài tập từ 3 lần trở lên trong 1 tháng
  • Đi học trễ từ 3 lần trở lên trong 1 tháng
  • Nói năng thô tục, đánh bài, hút thuốc lá…
  • Mắc khuyết điểm sau dù chỉ 1 lần
  • Vi phạm nội quy thi ( kiểm tra)
  • Có thái độ thiếu tôn trọng đối với thầy cô giáo, cán bộ nhân viên, bạn bè…
  • Gây mất đoàn kết trong lớp, bao che cho hành vi sai trái của bạn mà không có ý thức đấu tranh hoặc không báo cáo cho nhà trường (GVBM,GVCN,giám thị hoặc BGH….) biết cái sai của bạn
1
1
Snwn
20/11/2020 16:45:08
+3đ tặng
Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên nhẹ nhàng khuyên em đó hãy bình tĩnh, vì tương lai của mình mà em hãy xem lại những hành động trong thời gian vừa qua. Ngoài tình cảm gia đình dành cho em thì còn có thầy cô, các bạn luôn quan tâm, đứng đằng sau giúp đỡ em, em không nên biểu hiện như thế mà phụ lòng mọi người. Đồng thời GVCN cũng nên về nhà học sinh đó tìm hiểu, gặp mặt người đại diện nuôi em để phối hợp khuyên răn em. GVCN cần có thái độ ân cần, quan tâm hơn đối với em đó, luôn động viên nhắc nhở, trò chuyện sau các giờ học, theo dõi biểu hiện của em trong các ngày tiếp theo để có thể phối kết hợp với các thầy cô trong trường nếu em đó chưa tiến bộ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư