Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài thơ 'Ánh trăng' gợi nhắc cũng cố thái độ sống 'Uống nước nhớ nguồn' ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ ánh trăng


bài thơ 'Ánh trăng' gợi nhắc cũng cố thái độ sống 'Uống nước nhớ nguồn' ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.Làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ ánh trăng

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.413
1
0
Lâm
21/11/2020 20:08:38
+5đ tặng
  • Mở bài:

* Giới thiệu vấn đề:

Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ đặc sắc do một cá nhân hoặc một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người; biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ… của người nghệ sĩ trước thực tại bằng những hình tượng nghệ thuật.

Trong bài Tiếng nói của văn nghệ,Nguyễn Đình Thi cũng đã từng viết: “Tác phẩm vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng” là muốn khẳng định sự kết nối bền chặt giữa tư tưởng của tác giả và tâm tưởng người đọc. Ý nghĩa ấy được thể hiện rõ nét trong bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy.

  • Thân bài:

1. Giải thích nhận định:

Đứng trước cuộc đời, người nghệ sĩ có những rung động tinh tế. Họ luôn khao khát được biểu hiện những rung động ấy dưới một hình thức nghệ thuật nào đó. Một tác phẩm nghệ thuật ra đời là kết quả sâu sắc của những cảm xúc ấy. Bởi thế, nghệ thuật chính là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm nghệ thuật là nơi kí thác, gửi gắm tình cảm, tâm tư, chiêm nghiệm của người nghệ sĩ.

Nội dung của tác phẩm là toàn bộ những hiện tượng thẩm mĩ độc đáo trong hiện thực khách quan. Hiện thực ấy được phản ánh bằng hình tượng thông qua sự lựa chọn, đánh giá chủ quan của người nghệ sĩ. Tức tác phẩm là tiếng nói riêng của mỗi nhà văn trước hiện tương. Nó bao gồm những cảm xúc, tâm trạng, lí tưởng, khát vọng của tác giả về hiện thực đó.

Khi nói đến nội dung của tác phẩm, nhà nghiên cứu văn học Secnưxepki nhấn mạnh bản chất của ấy. Nó “tái hiện các hiện tượng hiện thực mà con người quan tâm”. Ông cũngviết: “Thể hiện sự phán xét đó trong tác phẩm là một ý nghĩa mới của tác phẩm nghệ thuật. Nhờ đó nghệ thuật đứng vào hàng các hoạt động tư tưởng, đạo đức của con người”.

Tác phẩm nghệ thuật còn đóng vai trò “là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”.Bởinó làm lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn con người cũng qua con đường tình cảm. Người đọc như được sống cùng cuộc sống mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm. Người đọc cũng yêu, ghét, vui, buồn như cảm xúc của nhà văn trước hiện tượng.

Như vậy, ngoài chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ và chức năng giải trí, nghệ thuật còn là phương tiện để kết nối tâm hồn và tư tưởng giữa nhà văn và người đọc; kết nối thế giới lại với nhau trong một chỉnh thể nghệ thuật nhất định.



Rolex bán đồng hồ bản sao siêu rẻ nhân kỷ niệm 110 năm thành lập
Đồng Hồ Bản Sao

Ký sinh trùng trong cơ thể sẽ chui ra hết sau 1 đêm. Xem mẹo ngay
Detoxherb

Làm điều này trước khi ngủ, bệnh xương khớp sẽ lặn tăm sau 3 ngày
Jointlab

Những dấu hiệu cho thấy chàng đang mê mẩn bạn khó ngờ
Brainberries

2 ly mỗi ngày làm sạch mạch máu tốt hơn bất kỳ cách nào!
Germany Gold Care

10 đặc điểm cơ thể cực kỳ hiếm - bạn có không?
Brainberries
>> Xem thêm:  Vẻ đẹp tình cha con qua bài thơ Nói với Con-Y Phương

2. Chứng minh qua bài thơ Ánh trăng:

Trăng vốn luôn có ở trong cuộc sống. Trăng xuất hiện và gắn bó với con người qua thời gian. Trăng là người bạn tri kỉ, gắn bó sâu nặng với con người từ thuở ấu thơ. Ánh sáng vầng trăng tỏa sáng bàng bạc cả một thời niên thiếu.

Vầng trăng còn gắn bó với người lính cả trong những năm tháng gian khổ của chiến tranh. Con người tự nhủ với lòng mình sẽ chung thủy, sắt son với trăng. Con người tự hứa sẽ “không bao giờ quên” cái vầng trăng tươi đẹp, hiền hòa và tình nghĩa ấy.

Không gian và thời gian đó là khi con người còn ở trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù. Khi mà giữa con người và thiên nhiên có một mối giao cảm lớn. Thiên nhiên che chở cho đời sống con người. Con người nương tựa vào thiên nhiên để tìm kiếm nguồn sức mạnh sinh tồn.

Khi hoàn cảnh thay đổi, tất cả đều diễn biến theo chiều hướng tất yếu của nó. Kẻ thù bị tiêu diệt, chiến tranh lùi xa, người lính trở về với cuộc sống hòa bình. Rời khỏi nhiệm vụ, rời khỏi hoàn cảnh khốn khó, tình cảm của con người đối với thiên nhiên cũng đổi khác.

Vầng trăng – người bạn chung tình thuở trước, đã trở thành “người dưng qua đường”. Con người đã không còn tha thiết và gắn bó với vầng trăng thiên nhiên nữa. Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng. Một dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó. Trước cuộc sống đầy tiện nghi, con người trở nên ích kỉ. Họ miệt mài đi tìm cuộc sống giàu có và đắm mình trong sự hưởng thụ ấy. Vầng trăng tình nghĩa năm xưa đã bị lãng quên một cách phũ phàng.

Và khi sự cố mất điện sảy đến. Bất ngờ, con người trở lại với không gian quen thuộc ngày xưa. Họ chợt nhận ra sự vô tình của mình khi nhìn thấy vầng trăng trên trời cao. Ánh trăng tình nghĩa vẫn tròn đầy, không hao khuyết. Ánh trăng vẫn như thuở nào, không có gì thay đổi.



Rolex bán đồng hồ bản sao siêu rẻ nhân kỷ niệm 110 năm thành lập
Đồng Hồ Bản Sao

Ký sinh trùng trong cơ thể sẽ chui ra hết sau 1 đêm. Xem mẹo ngay
Detoxherb

Làm điều này trước khi ngủ, bệnh xương khớp sẽ lặn tăm sau 3 ngày
Jointlab

Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt lớn trong mạch cảm xúc của nhà thơ. Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối. Nó gợi cho nhà thơ biết bao kỉ niệm nghĩa tình. Khiến cho ông vừa vui mừng, vừa tủi hổ.

Cuộc gặp gỡ bất ngờ mà kỳ diệu, có sức mạnh cảnh tỉnh mọi tâm hồn. Nó khiến con người thấy “rưng rưng” nước mắt. “Rưng rưng” của những niềm thương nỗi nhớ. Ngậm ngùi của những lãng quên, lạnh nhạt với người bạn cố tri. Xót xa của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị. “Rưng rưng” của nỗi ân hận, ăn năn về thái độ của chính mình đã quá hững hờ trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng cuộn thắt. Tất cả đã làm nên thổn thức mãnh liệt trong sâu thẳm trái tim người lính.Cái cảm giác ray rứt ấy cũng đánh thức trong lòng người đọc bao sự đồng cảm sâu xa.

Ánh sáng của vầng trăng sáng giống như một thứ nước màu soi rọi và làm hiện hình những điều ẩn khuất, bị chìm lấp bấy lâu. Ánh trăng đánh thức những kỷ niệm xa xưa. Vầng trăng khắc nhớ về quá khứ xa và gần. Vầng trăng gợi nhớ về quê hương và đất nước; về thiên nhiên và cuộc sống. Đối diện với vầng trăng là đối diện với những phần đời đẹp nhất.

Trăng vẫn chiếu sáng trên bầu trời, mặc cho thời gian trôi đi. Trăng cứ“tròn vành vạnh”, dẫu cho “người vô tình”. Cái tròn đầy của trăng là biểu tượng cho nghĩa tình, thủy chung. Cái im lặng của trăng là sự bao dung, độ lượng và thái độ nghiêm khắc. Nó làm con người trăn trở, suy ngẫm. Để rồi họ nhận ra sự vô tình, bội bạc của mình.

Chính cái “im phăng phắc” của vầng trăng đã đánh thức tâm hồn con người. Nó làm xáo động trái tim người lính năm xưa. Người lính“giật mình”trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách. Người lính “rưng rưng” là sự trở về với lương tâm trong sạch và tốt đẹp. Đó là lời ăn năn, day dứt, có giá trị làm đẹp con người.

Vượt lên trên tất cả, ánh trăng còn nhắc nhở người đọc về thái độ sống thủy chung, ân nghĩa trong cuộc đời này. Nó không chỉ là chuyện của một người, một thế hệ. Đó còn là chuyện của nhiều người, nhiều thế hệ, của nhân dân, của đất nước. Nó có ý nghĩa gợi nhắc và cảnh tỉnh cho mọi người phải sống tốt đẹp; sống xứng đáng với những người đã khuất; sống trung thực với chính mình. Sống phải biết trân trọng quá khứ để vững bước tới tương lai. Bài thơ nói chuyện trăng là để nói chuyện đời, chuyện người, chuyện tình nghĩa của kiếp người đó thôi.

* Nhận xét, đánh giá chung:

Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, bài thơ gợi nhắc về lối sống đẹp, ân nghĩa, thủy chung. Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Ý thơ gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Qua những rung động chân thành mà thiết tha của Nguyễn Duy, người đọc cũng tự nhận ra chính mình trong dòng thời gian khắc nghiệt. Đã biết bao lần ta cũng vô tình, lãng quên như thế. Đã biết bao lần ta đã vô tâm, thờ ơ, lạnh nhạt với quá khứ nghĩa tình. Biết bao lần ta nhẫn tâm phủ nhận truyền thống. Thậm chí là dẫm đạp lên những giá trị mà trước đây vốn đã mang đến cho ta biết bao tốt đẹp.

Người đọc cũng như Nguyễn Duy vội vàng và hoang mang đi tìm. Họ sững sờ khi nhìn lại chính mình trong tủi hổ và xót xa. Tất cả cùng “rưng rưng” muốn khóc khi đối diện với chính mình trong một niềm tâm cảm dạt dào.

Nguyễn Duy qua những câu thơ bình dị đã truyền được suy nghĩ của ông trước cuộc đời đến người đọc. Một nỗi niềm suy tư quá quen thuộc nhưng mấy ai nghĩ đến. Và có biết bao người cũng đã “rưng rưng” khi nhìn ngắm vầng trăng hay một biểu tượng nào đó của quá khứ nghĩa tình. Không cần nói nhiều lời, chỉ bằng hình tương, tác phẩm đã “truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”.

  • Kết bài:

Ý kiến của Nguyễn Đình Thi có ý nghĩa với cả người sáng tác và bạn đọc. Nó nhắc nhở người cầm bút phải có trách nhiệm trong công việc và trước cuộc đời. Không những là tạo ra tác phẩm nghệ thuật, gửi gắm vào đó những tâm tư mà còn phải khơi gợi được trong lòng người đọc sự đồng cảm cảm lớn lao. Nó nhắc nhở người đọc phải biết sống nghĩa tình dù cuộc sống chẳng bao giờ mang lại cho ta đầy đủ những gì ta muốn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Ngọc Quế Anh
21/11/2020 20:17:34
+4đ tặng

guyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước. Bài thơ Ánh trăng được sáng tác năm 1978. Bài thơ là một khoảnh khắc đối diện quá khứ nghĩa tình để tự vấn lương tâm; và cũng từ đó nhắc nhở mọi người về thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung cùng quá khứ. Chắc chắn rằng, khổ thơ 4 và 6 chứa đựng chủ đề và cảm xúc của toàn bài thơ. Đó là hai khổ thơ có sức ám ảnh trong lòng người đọc.

 

 

Cả bài thơ có sự kết hợp giữa hình thức tự sự và chiều sâu cảm xúc. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc ở các khổ 1, 2, 3 bằng lặng trôi nhưng khổ thứ 4 “đột ngột” xuất hiện một sự kiện tạo nên bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, thê hiện chủ đê tác phàm. Vầng trăng hiện ra soi sáng không chỉ không gian hiện tại mà còn gợi nhớ kỉ niệm trong quá khứ chẳng thể nào quên. Cái “giật mình” ở khổ thơ thứ 6 là lời nhắc nhở thủy chung.

“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn “.

Vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ rồi thời chiến tranh ở rừng, ngỡ như không bao giờ quên được vầng trăng nghĩa tình ấy. Thế nhưng, khi hoàn cảnh thay đổi, tất cả mọi thứ dường như chao đảo. Con người vô tình quên đi người bạn thân thiết, quên đi nghĩa tình năm xưa.

“Thình lình”, “tắt”, “vội”, “đột ngột”: Những từ gợi sự bất chợt đặt liền nhau khiến giọng thơ tràn đầy cảm xúc ngỡ ngàng, thảng thốt. Cái cảm giác thảng thốt đó chính là sự thức tỉnh của tác giả vì đã dửng dưng với vầng trăng nghĩa tình (như người dưng qua đường).

Sự xuất hiện bất chợt của vầng trăng thực này đã đánh thức vầng trăng bị lãng quên, nghĩa là cái quá khứ nghĩa tình mà đã bị “ánh điện”, “cửa gương” xóa nhòa, vầng trăng không chỉ là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình mà còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng (cứ tròn vành vạnh, im phăng phắc) như là nhân chứng nhắc nhở con người.

“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”.

Sự lặng im “phăng phắc” đó là lời nhắc nhở nghiêm khắc về sự thủy chung. Người ta phải giật mình vì suốt cả thời bình, sống ở thành phố, đầy đủ tiện nghi (ánh điện,cửa gương), đã có lúc không còn nhớ đến những gian lao, nghĩa tình.

Trong một bài thơ khác, Nghe tắc kè kêu trong phố (1978), Nguyễn Duy cũng có giây phút “giật mình” như vậy:

“Tôi giật mình
Nghe
Trên cành me gốc đường Công Lý cũ
Cái âm thanh của rừng lạc về”

Sự gặp gỡ tình cờ với trăng (chỉ khi đèn điện làm ùa dậy bao kỉ niệm khiến con người nhận ra sự vô tình của mình. Vầng trăng tròn là hình ảnh ẩn dụ sâu sắc thể hiện một quá khứ nghĩa tình mà hôm nay vẫn nguyên vẹn, tròn đầy, không hề thay đổi. Đây là khổ thơ dẫn dắt người đọc đi vào suy ngẫm của nhân vật trữ tình trước người bạn tri kỉ ngày nào (ánh trăng).

Bài thơ như một câu chuyện, có sự kết họp hài hòa tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ. Nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư. Kết cấu, giọng điệu bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo tính chân thực, chân thành, sức truyền cảm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

Mỗi người đều có một quá khứ. Trong quá khứ có quê hương, có người thân, có bạn bè … tất cả một thời gắn bó với ta ân tình, ân nghĩa. Do đó, phải biết trân trọng quá khứ nghĩa tình của mình, biết cài hoa vào quá khứ, biết hướng về tương lai để tiếp tục hành trình sống tốt đẹp hơn. Điều này thể hiện thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” của mỗi người.

 

Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, Ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân tình thủy chung cùng quá khứ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×