Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

24/11/2020 20:08:46

Cảm nhận về tác phẩm "Chiều biên giới" của nhà thơ Lò Ngân Sủn

3 trả lời
Hỏi chi tiết
4.680
1
5
Đỗ Chí Dũng
24/11/2020 20:09:20
+5đ tặng

 “Chiều biên giới em ơi!

Có nơi nào xanh hơn

Như chồi xanh cỏ biếc”

Vâng đây chính là những câu văn trong ca khúc “Chiều biên giới” của nhạc sĩ Trần Chung được phổ thơ bởi Lò Ngân Sủn. Đến với những câu văn ấy, người đọc như đắm chìm vào những cung bậc cảm xúc tràn trề, ngỡ như đang đứng nơi miền biên giới xa xôi mà thân thương, gần gũi.

“Chiều biên giới” của nhà thơ Lò Ngân Sủn thật bao la, hùng vĩ và thơ mộng miêu tả một vùng đất không hoang vu mà ấm áp tràn đầy sức sống đã và đang đổi thay từng ngày trên con đường ấm no và hạnh phúc.

Câu thơ cảm thán “ Chiều biên giới em ơi” được lặp đi lặp lại, đứng ở vị trí đầu mỗi khổ thơ vừa làm cho giọng thơ thêm tha thiết ngọt ngào vừa diễn tả thật hay cảm xúc, mê say, tự hào trước vẻ đẹp và sự đổi thay của quê hương xứ sở.

Khổ thơ thứ nhất, tác giả  sử dụng hàng loạt so sánh và điệp ngữ biểu lộ niềm tự hào về chiều cao và vị trí địa đầu của biên giới đất nước. Đó là các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai,... những mảnh hồn thiêng liêng của Tổ quốc, một phần máu thịt của Việt Nam.

 Biên giới về buổi chiều càng trở nên hùng vĩ, thơ mộng bởi màu xanh bát ngát của những chồi non, những cỏ cây, màu xanh trường cữu của đất trời và của tình yêu  :

                        

                       “ Chiều biên giới em ơi

                         Có nơi nào xanh hơn

                         Như tiếng chim hót gọi

                         Như chồi non cỏ biếc

                         Như rừng cây của lá

                         Như tình yêu đôi ta

 

                         Chiều biên giới em ơi

                         Có nơi nào cao hơn

                         Như đầu sông đầu suối

                         Như đầu mây đầu gió

                         Như quê ta ngọn núi

                         Như đất trời biên cương”

 

Sông, suối, mây, gió, núi, đất trời là hình ảnh biên giới, là hình ảnh quê ta, là quê hương Việt Namyêu dấu. Từ “đầu” trong khổ thơ được tác giả đặt vào từng câu thơ một cách rất sáng tạo vừa chỉ tầm cao vừa chỉ nơi đầu nguồn.

Trong khổ thơ thứ ba  tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh để ca ngợi và khẳng định chiều biên giới rất đẹp, không thể có nơi nào đẹp hơn. Chỉ có yêu quê hương, yêu Tổ quốc mới có niềm tự hào và cách nói ,cách so sánh như vậy:

“...Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào đẹp hơn..”

         Đoạn thơ mở ra một không gian nghệ thuật thơ mộng.Khi mùa xuân đến, hoa đào đỏ thắm núi rừng. Những đồi sở trổ cành sum sê, xanh biếc. Những thửa ruộng bậc thang như sóng lượn tỏa hương ngào ngạt:

 Khi mùa đào hoa nở

Khi mùa sở ra cây

Lúa lượn bậc thang mây

Mùa toả ngát hương bay

     

 Hình ảnh quê hương thật gần gũi, tượng trưng cho một vùng biên giới đã gắn bó với con người nơi đây từ biết bao đời nay,dù đó chỉ là một hòn đá, một gốc cây, một ngọn cỏ, một mùa hoa đào nở, một mùa sở ra cây, một khúc suối, một ngọn khói lam chiều bay trên mái bếp…. Vần điệu trong thơ gợi lên những điểm sáng đẹp xinh mà nhà thơ đang say mê ngắm nhìn: “nở” vần với “sở” ( vần lưng) , cây- mây –bay vần với nhau ( vần chân) làm cho  âm điệu bài thơ lâng lâng lan tỏa trong tâm hồn người cảm thụ.

Khổ thơ thứ tư ca ngợi sự thay da đổi thịt của vùng đất biên thùy và cuộ sống ấm no hạnh phúc của đồng bào dân tộc nơi đây.

Năm 1954, trong bài thơ “ Việt Bắc”, Tố Hữu đã từng viết :

“Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng

Phố phường như nấm như măng giữa rừng”.

Mấy năm sau, ông lại viết:

“ Núi rừng có điện thay sao,

Nông thôn có máy làm trâu cho người”.

    Ước mơ xưa đã thành hiện thực. Lò Ngân Sủn của thế hệ hôm nay đã viết về sự đổi thay của quên hương mình:

“...Chiều biên giới em ơi

Rừng chăng dây điện sáng

Ta nghe tiếng máy gọi

Như nghe tiếng cuộc đời

“ Tiếng gọi cuộc đời” là lời ca tiếng hát yên vui ấm no, cuộc sống thanh bình và hạnh phúc. Trong bài thơ “ Chiều biên giới” nhà thơ dân tộc đã viết rất say mê và lãng mạn về những nông trường trên biên giới ở quê hương  mình:

Lòng ta thầm mê say

Trên nông trường lộng gió

Rộng như trời mênh mông...”

     Để có cuộc sống thanh bình, yên vui, mỗi tấc đất biên cương đã thấm máu bao thế hệ cha anh hy sinh để bảo vệ , để góp phần viết nên lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc. Tình yêu quê hương hòa quyện cùng tình yêu đôi lứa của người lính trên chiến hào giữ vùng đất biên cương của Tổ quốc :

Chiều biên giới em ơi

Đôi ta cùng chiến hào

Gần nhau thêm bền chí

Tình yêu là vũ khí

Giữ đất trời quê hương

Bài thơ “ Chiều biên giới” được viết theo thể thơ năm chữ, nhạc thơ ngọt ngào lôi cuốn. Các biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, nhân hóa được sử dụng để viết nên những câu thơ đẹp và ấn tượng về sự hùng vĩ và nên thơ của một chốn biên thùy xa xôi. Những vần thơ ấy như  ngân nga mãi trong lòng ta:

“ Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn...

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào đẹp hơn...

Chiều biên giới em ơi...”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Esther
24/11/2020 20:10:18
+4đ tặng

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2, Thân bài

- Phân tích khổ thơ

+ Nghệ thuật

+ Nội dung

3, Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

II, Bài văn tham khảo

 “Chiều biên giới em ơi!

Có nơi nào xanh hơn

Như chồi xanh cỏ biếc”

Vâng đây chính là những câu văn trong ca khúc “Chiều biên giới” của nhạc sĩ Trần Chung được phổ thơ bởi Lò Ngân Sủn. Đến với những câu văn ấy, người đọc như đắm chìm vào những cung bậc cảm xúc tràn trề, ngỡ như đang đứng nơi miền biên giới xa xôi mà thân thương, gần gũi.

“Chiều biên giới” của nhà thơ Lò Ngân Sủn thật bao la, hùng vĩ và thơ mộng miêu tả một vùng đất không hoang vu mà ấm áp tràn đầy sức sống đã và đang đổi thay từng ngày trên con đường ấm no và hạnh phúc.

Câu thơ cảm thán “ Chiều biên giới em ơi” được lặp đi lặp lại, đứng ở vị trí đầu mỗi khổ thơ vừa làm cho giọng thơ thêm tha thiết ngọt ngào vừa diễn tả thật hay cảm xúc, mê say, tự hào trước vẻ đẹp và sự đổi thay của quê hương xứ sở.

Khổ thơ thứ nhất, tác giả  sử dụng hàng loạt so sánh và điệp ngữ biểu lộ niềm tự hào về chiều cao và vị trí địa đầu của biên giới đất nước. Đó là các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai,... những mảnh hồn thiêng liêng của Tổ quốc, một phần máu thịt của Việt Nam.

 Biên giới về buổi chiều càng trở nên hùng vĩ, thơ mộng bởi màu xanh bát ngát của những chồi non, những cỏ cây, màu xanh trường cữu của đất trời và của tình yêu  :

                        

                       “ Chiều biên giới em ơi

                         Có nơi nào xanh hơn

                         Như tiếng chim hót gọi

                         Như chồi non cỏ biếc

                         Như rừng cây của lá

                         Như tình yêu đôi ta

 

                         Chiều biên giới em ơi

                         Có nơi nào cao hơn

                         Như đầu sông đầu suối

                         Như đầu mây đầu gió

                         Như quê ta ngọn núi

                         Như đất trời biên cương”

 

Sông, suối, mây, gió, núi, đất trời là hình ảnh biên giới, là hình ảnh quê ta, là quê hương Việt Namyêu dấu. Từ “đầu” trong khổ thơ được tác giả đặt vào từng câu thơ một cách rất sáng tạo vừa chỉ tầm cao vừa chỉ nơi đầu nguồn.

Trong khổ thơ thứ ba  tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh để ca ngợi và khẳng định chiều biên giới rất đẹp, không thể có nơi nào đẹp hơn. Chỉ có yêu quê hương, yêu Tổ quốc mới có niềm tự hào và cách nói ,cách so sánh như vậy:

“...Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào đẹp hơn..”

         Đoạn thơ mở ra một không gian nghệ thuật thơ mộng.Khi mùa xuân đến, hoa đào đỏ thắm núi rừng. Những đồi sở trổ cành sum sê, xanh biếc. Những thửa ruộng bậc thang như sóng lượn tỏa hương ngào ngạt:

 Khi mùa đào hoa nở

Khi mùa sở ra cây

Lúa lượn bậc thang mây

Mùa toả ngát hương bay

     

 Hình ảnh quê hương thật gần gũi, tượng trưng cho một vùng biên giới đã gắn bó với con người nơi đây từ biết bao đời nay,dù đó chỉ là một hòn đá, một gốc cây, một ngọn cỏ, một mùa hoa đào nở, một mùa sở ra cây, một khúc suối, một ngọn khói lam chiều bay trên mái bếp…. Vần điệu trong thơ gợi lên những điểm sáng đẹp xinh mà nhà thơ đang say mê ngắm nhìn: “nở” vần với “sở” ( vần lưng) , cây- mây –bay vần với nhau ( vần chân) làm cho  âm điệu bài thơ lâng lâng lan tỏa trong tâm hồn người cảm thụ.

Khổ thơ thứ tư ca ngợi sự thay da đổi thịt của vùng đất biên thùy và cuộ sống ấm no hạnh phúc của đồng bào dân tộc nơi đây.

Năm 1954, trong bài thơ “ Việt Bắc”, Tố Hữu đã từng viết :

“Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng

Phố phường như nấm như măng giữa rừng”.

Mấy năm sau, ông lại viết:

“ Núi rừng có điện thay sao,

Nông thôn có máy làm trâu cho người”.

    Ước mơ xưa đã thành hiện thực. Lò Ngân Sủn của thế hệ hôm nay đã viết về sự đổi thay của quên hương mình:

“...Chiều biên giới em ơi

Rừng chăng dây điện sáng

Ta nghe tiếng máy gọi

Như nghe tiếng cuộc đời

“ Tiếng gọi cuộc đời” là lời ca tiếng hát yên vui ấm no, cuộc sống thanh bình và hạnh phúc. Trong bài thơ “ Chiều biên giới” nhà thơ dân tộc đã viết rất say mê và lãng mạn về những nông trường trên biên giới ở quê hương  mình:

Lòng ta thầm mê say

Trên nông trường lộng gió

Rộng như trời mênh mông...”

     Để có cuộc sống thanh bình, yên vui, mỗi tấc đất biên cương đã thấm máu bao thế hệ cha anh hy sinh để bảo vệ , để góp phần viết nên lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc. Tình yêu quê hương hòa quyện cùng tình yêu đôi lứa của người lính trên chiến hào giữ vùng đất biên cương của Tổ quốc :

Chiều biên giới em ơi

Đôi ta cùng chiến hào

Gần nhau thêm bền chí

Tình yêu là vũ khí

Giữ đất trời quê hương

Bài thơ “ Chiều biên giới” được viết theo thể thơ năm chữ, nhạc thơ ngọt ngào lôi cuốn. Các biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, nhân hóa được sử dụng để viết nên những câu thơ đẹp và ấn tượng về sự hùng vĩ và nên thơ của một chốn biên thùy xa xôi. Những vần thơ ấy như  ngân nga mãi trong lòng ta:

“ Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn...

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào đẹp hơn...

Chiều biên giới em ơi...”.

 

2
4
ChinPu
24/11/2020 20:11:00
+3đ tặng

Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh biên giới luôn là một khái niệm vừa đẹp đẽ thiêng liêng nhưng cũng vô cùng gần gũi. Nó đã trở thành nguồn cảm hứng của thi ca nhạc họa, thậm chí là cả thơ, như "Gửi em ở cuối sông Hồng" của Dương Soái, "Lời thương ta ngỏ cùng nhau" của Đức Miêng,... Đặc biệt là bài thơ "Chiều biên giới em ơi" của nhà thơ người dân tộc Dáy - Lò Ngân Sủn được xếp vào hàng một trong những bài thơ hay nhất.

Bài thơ được tác giả sáng tác năm 1980, giữa những ngày tháng khí thế chống quân bành trướng phương Bắc cao ngút, biên giới là mặt trận nóng bỏng. Ngay sau đó nhạc sĩ Trần Chung đã phổ nhạc cho bài thơ này với giai điệu mượt mà đầy cảm xúc ngọt ngào quyến rũ cả một thế hệ.

Hẳn nhiên không phải ai cũng được một lần đến với những vùng đất địa đầu của Tổ quốc, chạm vào đường biên ranh giới để cảm nhận rõ hơn tình yêu Tổ quốc trong chính trái tim mình. Nhưng qua bài thơ "Chiều biên giới em ơi" của nhà thơ Lò Ngân Sủng người ta có thể cảm nhận được đầy đủ vẻ đẹp bao la, hùng vĩ và thơ mộng về một vùng đất không hoang vu mà ấm áp tình người.

Cảm nhận được vẻ đẹp của tiếng suối reo, tiếng xào xạc của ngàn lau dập dìu trong gió, hình ảnh của những người lính biên phòng cưỡi ngựa đi tuần tra,... Bài thơ được mở ra với những câu thơ:

“Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào xanh hơn

Như tiếng chim hót gọi

Như chồi non cỏ biếc

Như rừng cây cỏ lá

Như tình yêu đôi ta”.

Như một bức tranh thủy mặc được bao phủ bởi màu xanh của những chồi non, những cỏ cây, màu xanh trường cửu của đất trời và tình yêu. Và câu thơ cảm thán “Chiều biên giới em ơi” được lặp đi lặp lại, đứng ở vị trí đầu của mỗi khổ thơ vừa làm cho giọng thơ thêm tha thiết ngọt ngào vừa diễn tả thật hay thật cảm xúc, mê say, tự hào trước vẻ đẹp của quê hương xứ sở.

Những câu thơ tiếp theo được viết rất sáng tạo: 

“Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn

Như đầu sông ngọn suối

Như đầu mây đầu gió

Như quê ta ngọn núi

Như đất trời biên cương”.

Từ “đầu” trong khổ thơ được tác giả đặt vào từng câu thơ vừa để chỉ tầm cao vừa chỉ nơi đầu nguồn. Sông, suối, mây, gió, núi, đất, trời... là hình ảnh của biên giới nhưng cũng là quê hương Việt Nam yêu dấu. Tình yêu Tổ quốc chẳng phải được bắt nguồn từ tình yêu những gì gần gũi, thân thuộc xung quanh chúng ta trong cuộc sống hàng ngày đó ư!

Và nếu không xuất phát từ tình yêu đó thì làm sao nhà thơ có thể viết nên những câu thơ để ngợi ca và khẳng định chiều biên giới rất đẹp, không thể có nơi nào đẹp hơn:

“Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào đẹp hơn

Khi mùa đầo hoa nở

Khi mùa sở ra cây

Lúa lượn bậc thang mây

Mùa tỏa ngát hương bay”.

Những hình ảnh rất đặc trưng của vùng cao Tây Bắc với hoa đào đỏ thắm, đồi sở trổ cành sum suê, xanh biếc, những thưở ruộng bậc thang như lượn sóng tỏa hương thơm ngát. Quê hương hôm nay mỗi ngày một đổi thay, cuộc sống ấm no hạnh phúc đang hiện hữu trên vùng đất này:

“Chiều biên giới em ơi

Rằng chăng dây điện sáng

Ta nghe tiếng máy gọi

Như nghe tiếng cuộc đời”.

Đó là kết quả của bao máu xương đã đổ của các thế hệ cha anh, những người đã viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Tình yêu quê hương hòa quyện cùng tình yêu đôi lứa của người lính trên chiến hào giữ vùng đất biên cương của Tổ Quốc:

“Chiều biên giới em ơi

Đôi ta cùng chiến hào

Gần nhau thêm bền chí

Tình yêu là vũ khí

Giữ đất trời quê hương”.

Bài thơ "Chiều biên giới em ơi" của nhà thơ Lò Ngân Sủn ra đời trong một hoàn cảnh cũng rất thú vị.

Năm 1980, trong một buổi tối mùa đông, thầy giáo trẻ người dân tộc Dáy - Lò Ngân Sủn - xem văn công phục vụ bộ đội nơi điểm Tựa ( Chốt ), có ca sĩ hát bài “Chiều trên bến cảng”. Rất hứng khởi, anh chạy về sáng tác một bài thơ để “khoe” miền biên cương của mình.

Bài thơ sau đó được đăng trên báo Nhân dân và được nhạc sĩ Trần Trung phổ nhạc. Và thi phẩm này được đánh giá là thi phẩm thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của cả hai tác giả thơ và nhạc. Mỗi khi giai điệu cất lên lại làm lay động hàng triệu trái tim người nghe bởi chạm đến thứ tình cảm thiêng liêng nhất đối với bất kì ai - đó chính là tình yêu đối với miền biên cương Tổ quốc và nói rộng ra là tình yêu quê hương đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k