Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy chia sẻ các mô hình hay cách làm sáng tạo. Của bản thân hoặc đoàn ban ngành về chống tác hại của bia rượu. Tới mọi người xung quanh và toàn xã hội

Là một đoàn viên, thanh niên thế kỉ 21, anh/chị hãy chia sẻ về các mô hình hay, các cách làm sáng tạo, các sáng kiến hoặc ý tưởng đã, đang và sẽ làm của bạn hoặc của tổ chức Đoàn, Hội, địa phương trong việc tuyên truyền và phổ biến Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia tới mọi người xung quanh và toàn xã hội. (Bài viết không quá 2.000 từ).

2 trả lời
Hỏi chi tiết
955
3
2
Lâm
28/11/2020 11:54:55
+5đ tặng
Uống rượu từ lâu đã trở thành thói quen sinh hoạt của người dân. Song việc lạm dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày hay liên hoan, tiệc gây tác hại rất lớn cho sức khỏe con người. Đây cũng là một trong những trở ngại đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Thời gian gần đây, những vi phạm về luật giao thông có biểu hiện diễn biến phức tạp, trong đó nguyên nhân liên quan rượu, bia được các chuyên gia đánh giá khá nghiêm trọng. Đặc điểm của người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia thường là chạy tốc độ cao, lạng lách, không làm chủ được tay lái, phán đoán và xử lý tình huống kém. Do đó, say rượu bia thường có liên quan mật thiết với việc vi phạm tốc độ, tránh, vượt sai quy định, đi sai phần đường...
Thực tế, số người không tự kiểm soát được hành động của mình sau khi uống bia rất lớn. Theo nhiều chuyên gia y tế, với nồng độ cồn ở mức 0,05mg/1l khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói nhiều; 0,1mg/1l khí thở, gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về; 0,2mg/1l khí thở, dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng. Nếu cao hơn nữa, tùy mức độ, người uống có thể bị lú lẫn, không nhận thức được mọi việc diễn ra xung quanh… Số người bị tai nạn, thậm chí bị chấn thương sọ não do điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia luôn ở mức đáng báo động.
Theo bảng thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan, rượu, bia là nguyên nhân gây ra hơn 230 bệnh tật và tình trạng thương tích; được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới.
Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo việc uống rượu, bia có liên quan tới nguy cơ gây ra những vấn đề sức khỏe như rối loạn thần kinh, hành vi, bao gồm rối loạn sử dụng rượu bia, các bệnh không lây nhiễm chính, thương tích do bạo lực và tai nạn giao thông.
Ngoài tai nạn giao thông, rượu bia còn là thủ phạm gây một số bệnh như tim mạch (tăng nguy cơ gây đột qụy, suy tim, cao huyết áp, phình động mạch chủ); tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp và mãn tính); ung thư (Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế xếp rượu, bia vào nhóm chất gây ung thư; là nguyên nhân liên quan tới ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan mật…).
Chưa kể, sử dụng rượu, bia còn tác động nghiêm trọng đến lĩnh vực kinh tế - xã hội như bạo lực gia đình, mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm, đói nghèo và gánh nặng về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội do liên quan đến các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác.
Để ngăn chặn, hạn chế tình trạng này, trước hết các ngành chức năng phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu được tác hại, ảnh hưởng của rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; tiến hành dần từng bước việc phổ biến quy định của pháp luật về nồng độ cồn. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng nên tuyên truyền mức xử phạt đối với những vi phạm nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn được bổ sung lực lượng, trang thiết bị đo nồng độ cồn, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm. Nhiều tỉnh thực hiện tốt việc tuyên truyền, nâng cao ý thức, tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu được tác hại, ảnh hưởng của rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; tiến hành dần từng bước việc phổ biến quy định của pháp luật về nồng độ cồn nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng. Bên cạnh chế tài, xử phạt nghiêm khắc, công tác giáo dục nên kết hợp với tuyên truyền rộng rãi để từ đó giúp người dân hiểu và tự nguyện “Nói không với rượu, bia khi điều khiển các phương tiện giao thông”.
Thiết nghĩ, phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện truyền thông kết hợp với sự giáo dục của các cấp, các ngành, các đoàn thể, nhà trường và gia đình để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tham gia giao thông của cộng đồng, đặc biệt là với thanh niên. Đồng thời phải có những biện pháp, chế tài xử phạt nặng đối với các hành vi vi phạm luật an toàn giao thông. Cần tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhất là áp dụng hình thức phạt tù giam, tịch thu phương tiện với người lái xe sau khi uống rượu. Nếu lái xe là người nước ngoài vi phạm thì có thể sẽ bị trục xuất. Chỉ khi có chế tài nghiêm khắc, người điều khiển phương tiện mới không dám vi phạm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Ng Duy Manh
28/11/2020 12:02:05
+4đ tặng
"Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn, Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT, vận động quần chúng nhân dân thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã treo được 45 băng zôn tuyên truyền với khẩu hiệu “An toàn giao thông nói không với bia, rượu”; “Để tránh chấn thương sọ não hãy đội mũ bảo hiểm”; “Thay đổi văn hóa giao thông bắt đầu từ chính bạn” tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. Tổ chức Lễ phát động Năm An toàn giao thông 2019 và thi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, các quy định của pháp luật về TTATGT thu hút 2.000 người tham gia. Tổ chức Lễ phát động tuyên truyền phòng ngừa tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia, thu hút 100 đoàn viên, thanh niên tham gia cổ động, diễu hành dọc theo tuyến QL3. Tuyên truyền lưu động về chủ đề Không lái xe tham gia giao thông khi sử dụng rượu, bia. Công an các đơn vị, địa phương đã làm tốt công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo TTATGT, sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT, đặc biệt các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT. Thường xuyên tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm về TTATGT, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chuyên đề công tác, đợt cao điểm bảo đảm TTATGT. Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn, Phòng CSGT tiếp tục chủ động tham mưu với Ban ATGT, Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn. Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chuyên đề công tác, đợt cao điểm bảo đảm TTATGT. Huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân tích cực tham gia vào công tác bảo đảm TTATGT…" ***Mô hình tỉnh Thái Bình áp dụng: "Ông Lê Phương Huy, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Ban An toàn giao thông tỉnh đã đưa ra ý tưởng dán đề can mang thông điệp “Đã uống rượu, bia - không lái xe” lên các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách, ô tô tải, ô tô con, ô tô đầu kéo sơ mi rơ moóc... Để triển khai kế hoạch trên, ngay trong tháng 6, Ban An toàn giao thông tỉnh đã in 600 băng rôn và 3.500 đề can dán lên các phương tiện để tuyên truyền, nhắc nhở chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện nâng cao ý thức, tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, không sử dụng rượu, bia, chất kích thích khi tham gia giao thông." ***Mô hình tỉnh Phú Thọ: "Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, các cơ quan thông tin, báo chí, truyền thanh, truyền hình, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội cũng đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, trong các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trung học phổ thông… bằng các tài liệu, thông điệp, băng đĩa với nội dung tuyên truyền về các quy định nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông. Nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn trên cơ sở, trực tiếp phân tích các hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến TNGT. Đổi mới phương pháp tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Phát tờ rơi, treo khẩu hiệu, pa nô, áp phích có nội dung tuyên truyền về tác hại của rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông; thông báo rộng rãi mức xử phạt người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn. Cùng với công tác tuyên truyền, các lực lượng chức năng triển khai các đợt cao điểm kiểm soát và xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Bổ sung lực lượng, phương tiện, thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện, trong đó tập trung xử lý các đối tượng là lái xe khách, lái xe tải và người điều khiển mô tô có hành vi vi phạm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo