Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Từ cuối năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bắt đầu, cách mạng Việt Nam chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ trọng tâm vào giải phóng dân tộc, tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng. Đội gồm 34 người (29 người là dân tộc thiểu số) do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng và đồng chí Xích Thắng (tức Dương Mặc Thạch) làm chính trị viên. Vũ khí ban đầu có 02 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp.
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lực lượng chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, chấp hành chỉ thị phải đánh thắng trận đầu của Bác đã mưu trí, táo bạo hạ đồn Phay Khắt (24/12) và Nà Ngần (25/12/1944) trong hoàn cảnh “ăn mỗi ngày một bữa, đánh mỗi ngày hai trận”.
Trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân có vai trò rất quan trọng; 02 giờ chiều ngày 16/8/1945, theo lệnh của ủy Ban khởi nghĩa toàn quốc và lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ngày 13/8/1945, từ cây đa Tân Trào, đơn vị chủ lực Việt Nam giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng Tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội… Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: Dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự. Trong thời kỳ 1945 – 1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu vào các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền… Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ.
thời bị chia cắt thành hai miền. Nhân dân Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Nhiệm vụ của quân đội thời kỳ này là vừa xây dựng chính quy, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa vừa tham gia đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 15 tháng 02 năm 1961, quân Giải phóng miền Nam, lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất lực lượng vũ trang tại chỗ và lực lượng tăng viện từ miền Bắc. Trước sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang khác, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài và gian khổ, lập nên những kỳ tích mà tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972; kết thúc thắng lợi bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, thống nhất đất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.
Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1950, Quân đội quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, quân đội ta mang tên quen thuộc nhất cho đến ngày nay là Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20.
Trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân có vai trò rất quan trọng; 02 giờ chiều ngày 16/8/1945, theo lệnh của ủy Ban khởi nghĩa toàn quốc và lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ngày 13/8/1945, từ cây đa Tân Trào, đơn vị chủ lực Việt Nam giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quân đội ta mang tên Vệ quốc đoàn, đánh dấu thời kỳ hình thành của Quân đội Việt Nam.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng Tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội… Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: Dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự. Trong thời kỳ 1945 – 1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu vào các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền… Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ.
Năm 1950, Quân đội quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, quân đội ta mang tên quen thuộc nhất cho đến ngày nay là Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Nhân dân Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Nhiệm vụ của quân đội thời kỳ này là vừa xây dựng chính quy, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa vừa tham gia đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 15 tháng 02 năm 1961, quân Giải phóng miền Nam, lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất lực lượng vũ trang tại chỗ và lực lượng tăng viện từ miền Bắc. Trước sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang khác, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài và gian khổ, lập nên những kỳ tích mà tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972; kết thúc thắng lợi bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, thống nhất đất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.
Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trên cơ sở của một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, quân đội ta từ một lực lượng nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ đã vươn lên thành một đội quân hùng hậu, chính quy hiện đại, gắn bó với nhân dân, tô đậm truyền thống vẻ vang mà Bác Hồ, người cha của các lực lượng võ trang Việt Nam, đã dạy:
“… Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng…”
Ngày 22-12-1944, ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trước đây, quân với dân một ý đánh thắng mọi kẻ thù, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Ngày nay, quân với dân một ý chí xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh. Theo nguyện vọng của nhân dân trong cả nước, ngày 17 tháng 10 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944) cũng là Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Ngày 22/12/1989, lần đầu Ngày hội quốc phòng toàn dân được tổ chức tại tất cả các địa phương trong cả nước. Từ đó đến nay, ngày 22/12 đã thật sự trở thành Ngày hội lớn của toàn dân tộc với các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; cổ vũ, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trên từng địa phương, tiếp tục xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng mạnh trong tình hình mới. Ðó thật sự là Ngày hội của truyền thống dựng nước và giữ nước, ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, một nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại mới
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |