Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn tổng phân hợp với câu chủ đề sâu: Em yêu mái trường của em

Viết đoạn văn tổng phân hợp với câu chủ đề sâu:
Em yêu mái trường của em

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
613
0
1
Nguyễn Quang Đăng
03/12/2020 12:26:20
+5đ tặng
Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi mái trường là “ngôi nhà thứ hai” của mỗi người. Bởi ở đó chúng ta được tiếp nhận tri thức, được rèn luyện đạo đức. Nó còn là nơi gieo mầm ước mơ, biến ước mơ thành hiện thực, cho ta cảm nhận được tình thầy trò, bạn bè khăng khít. Và với tôi, trường THPT … chính là mái nhà thứ hai để tôi tựa vào.

Ai mà chẳng yêu quý mái trường nơi mình học tập, tôi cũng vậy. Nhưng không chỉ là sự yêu quý, gắn bó, trong tôi còn là cả sự tự hào về mái trường THPT…, về những thành tích của trường trong suốt năm mươi năm qua.

Trường tôi được thành lập vào tháng 9 năm 1961 - là một trong những ngôi trường cấp III đầu tiên của tỉnh Thái Bình. Trường ban đầu chỉ là lán tranh, mái ngói nằm cạnh bờ hồ Nguyễn Công Trứ với tên gọi là Trường cấp II, III Tiền Hải. Sau này tách làm hai hệ riêng biệt, trường chuyển đến khu mới nằm cạnh quốc lộ 39, đường Nguyễn Công Trứ, khu 3 thị trấn Tiền Hải - huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình. Từ một ngôi trường cấp III chỉ vẻn vẹn có hai ngôi nhà lợp ngói thì đến nay, trường đã có 38 phòng học đúng quy cách, bốn phòng máy vi tính với 90 máy. Quy mô đào tạo rất nhanh, từ khoá học đầu tiên 1961 - 1962 khai giảng chỉ với 203 học sinh, trải qua 55 khoá học nay lên tới gần 2000 học sinh cho cả 3 khối 10, 11 và 12.

Năm mươi năm là cả chặng đường dài mà các thế hệ giáo viên và học sinh trường THPT… không ngừng phấn đấu, nỗ lực để xây dựng trường hoàn thiện, có được những thành tích rất đáng tự hào như: Bằng khen Chính Phủ năm 1996, 2009, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2011; Năm 2010 - 2011 trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia và đặc biệt là bằng khen của Chính Phủ năm 2015.

Có được những kết quả tốt đẹp như thế công sức lớn nhất phải kể đến các thầy cô giáo nơi đây - những người đã đem con chữ truyền dạy cho bao thế hệ học trò. Ở trường THPT ... có tới 52,5% giáo viên từng là học sinh của trường. Các thầy cô đều là những người có trình độ, chuyên môn cao. Đặc biệt là lòng nhiệt tình, tâm huyết, tình yêu đối với nghề dạy học cao quý. Ba năm được học tập dưới mái trường này, tôi không chỉ được học bài học tri thức mà còn học được rất nhiều bài học đạo đức từ các thầy cô. Bề ngoài trông thầy cô có vẻ nghiêm khắc nhưng tôi luôn cảm nhận được tình yêu thương của thầy cô đối với học sinh, sự tâm huyết dồn vào những bài giảng để mong chúng tôi có thể hiểu bài một cách tốt nhất. Tôi hiểu được rằng yêu thương không nhất thiết phải thể hiện ra bằng những lời nói hoa mỹ mà nó có thể được thể hiện bằng những hành động âm thầm không phô trương, tô vẽ. Nếu như người kỹ sư vui mừng khi nhìn thấy cây cầu mà mình mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa trĩu bông thì người giáo viên hạnh phúc khi nhìn thấy học trò đang trưởng thành, lớn lên.

Ba năm so với cả đời người là ngắn ngủi nhưng nó lại là tất cả đối với cuộc đời học sinh. Tôi cảm giác như tất cả mọi kỷ niệm mới chỉ diễn ra ở ngày hôm qua, kỷ niệm về cái ngày đầu tiên đi học tại mái trường này. Có người nói rằng, kỷ niệm ngày đầu tiên bước vào lớp 1 là kỷ niệm khó quên nhất trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng đối với tôi, ngày đầu tiên đi học tại mái trường THPT... mới là kỷ niệm tôi không bao giờ có thể quên. Vì sao ư? Vì ngày vào lớp 1 đã diễn ra quá lâu để tôi có thể nhớ trọn vẹn cảm giác rụt rè, bỡ ngỡ, còn kỷ niệm ngày đầu vào lớp 10 lại quá sâu sắc và đặc biệt. Đó là niềm vui khi biết mình đỗ vào mái trường này, niềm háo hức mong chờ từng ngày để được đi khai giảng, hồi hộp khi khoác lên mình chiếc áo trắng có in logo, phù hiệu của trường. Ngày trước khi còn học cấp II, mỗi khi bắt gặp các anh chị mặc áo có in lô gô trường THPT... , trong tôi dâng lên một cảm xúc vô cùng ngưỡng mộ. Tôi hiểu họ đều phải nỗ lực rất nhiều để được học tập ở mái trường này. Với tôi, ba năm mặc đồng phục nhà trường, trong tôi chưa bao giờ nguôi cảm xúc tự hào. Logo không chỉ là biểu tượng của một ngôi trường mà nó còn chứa rất nhiều ý nghĩa. Logo trường tôi có màu sắc tươi tắn, thanh nhã, hài hòa với màu sắc chủ đạo là màu xanh - màu hoà bình, màu của những ước mơ và trường ... sẽ là nơi ươm mầm những ước mơ ấy. Nổi bật trên nền xanh là hình ảnh ngọn đuốc và quyển vở - biểu tượng của niềm tin, gợi những khát khao chinh phục những đỉnh cao tri thức của lớp lớp thế hệ học sinh...

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, bây giờ tôi đã là học sinh lớp 12. Tôi biết mình chẳng thể nắm giữ nổi thời gian nhưng tôi vẫn ước thời gian có thể trôi chậm lại để tôi có thể lưu giữ thêm nhiều kỷ niệm tại mái trường này. Tôi nhớ về rặng phi lao sau trường - nơi luôn là điểm hẹn lý tưởng để tránh nắng, tránh nóng trong những giờ học giáo dục thể chất. Tôi yêu lắm sân trường này, mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỷ niệm đẹp của tôi cùng các bạn. Nhớ về dãy nhà A, B, D, những dãy hành lang luôn tràn đầy tiếng cười của các bạn học sinh. Biết rồi ai cũng sẽ phải lớn, phòng học sớm muộn cũng sẽ dành cho các em khoá sau nhưng thật không muốn rời xa thời nô đùa nghịch ngợm này.

Có những lúc tôi nghĩ về năm năm sau, mười năm sau khi tôi quay trở lại thì trường trông sẽ khác như thế nào? Chắc chắn là cảm giác vừa lạ, vừa quen. Lạ vì qua từng ấy năm, trường sẽ có những thay đổi. Còn quen vì đó là nơi tôi đã gắn bó suốt ba năm trời, làm sao có thể dễ dàng quên đi nơi mà tôi coi như ngôi nhà thứ hai. Tôi từng quen rất nhiều người là cựu học sinh trường Tây, rất lạ là khi nói chuyện với tôi, họ đều dành cho tôi câu hỏi “Trường Tây dạo này thế nào rồi?”. Một câu hỏi tưởng chừng chỉ là xã giao bình thường thôi nhưng tôi nhận ra trong ánh mắt họ là cả sự quan tâm, nhớ về nơi mà họ từng gắn bó. Tôi thoáng tưởng tượng ra mình khi đã ra trường, trở thành cựu học sinh... rồi cũng sẽ giống họ. Mỗi khi đi trên đường nhìn từng tốp học sinh mang phù hiệu trường, tôi lại bắt gặp hình ảnh mình trong số đó, sẽ lại nhớ về quãng thời gian học tập dưới mái trường này, sẽ có thói quen hỏi thăm về trường, quan tâm tới những đổi thay nơi đây. Tôi nhớ có một lần tôi khoe với các anh chị cựu học sinh về lễ kỷ niệm năm mươi lăm năm ngày thành lập trường, họ tỏ ra nuối tiếc, ghen tị và nói tôi thật là may mắn vì có cơ hội được dự một sự kiện trọng đại như thế. Không chỉ là các anh chị cựu học sinh mà còn cả các em lớp 8, lớp 9 học ở các trường trung học cơ sở, khi được nghe về lễ kỷ niệm năm mươi lăm năm ngày thành lập trường… cũng tỏ ra nuối tiếc vì không có cơ hội tham dự sự kiện long trọng như thế. Các em nói với tôi rằng, dù có hối tiếc nhưng sẽ càng phải cố gắng hơn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 để có thể đỗ vào ..., với các em đó chính là niềm mong ước lớn nhất lúc này. Nghe được những lời tâm sự của mọi người, tôi càng cảm thấy mình thật may mắn vì lễ kỷ niệm không chỉ là dấu mốc đặc biệt chứng minh cho chặng đường năm mươi lăm năm xây dựng và phát triển của ... Mà nó còn khơi dậy thêm cho chúng tôi tình yêu đối với mái trường này, sẽ cho tôi cơ hội có những kỷ niệm đẹp bên thầy cô, bạn bè.

Tôi còn nhớ năm năm trước, tôi háo hức chờ đợi để theo chị đi dự lễ kỷ niệm năm mươi năm ngày thành lập trường. Cái không khí rộn ràng trong buổi liên hoan văn nghệ và cắm lửa trại vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi. Để đến bây giờ, trong không khí chuẩn bị cho ngày kỷ niệm năm mươi lăm năm năm ngày thành lập trường trong tôi không khỏi háo hức ngóng chờ và có lẽ không chỉ riêng tôi mà tất cả các bạn học sinh đều cùng một tâm trạng như thế.

Để chào mừng lễ kỷ niệm ngày thành lập trường, rất nhiều các hoạt động thi đua đã được phát động như: Thi đua dạy tốt, học tốt; thi đua hái hoa điểm 10 dành tặng thầy cô… Không chỉ là các hoạt động học tập, các bạn học sinh cũng rất nhiệt tình trong các hoạt động do đoàn trường và các chi đoàn phát động như: thu gom giấy và vỏ lon tái chế, trồng hoa để xây dựng khuôn viên trường thêm đẹp đẽ… Tôi cùng các bạn tham gia vào buổi trồng cây của nhà trường, dù nắng chói chang nhưng tôi vẫn thấy nụ cười rạng rỡ của các bạn học sinh. Từng cây hoa được trồng lên, rồi nay mai hoa sẽ lớn, sẽ nở hoa thơm ngát tô điểm thêm cho vẻ đẹp của trường trong ngày lễ trọng đại. Và có lẽ cũng giống tôi, ở đâu đó tận sâu trong đáy lòng những người con của mái nhà ... đều dành cho trường vị trí lớn trong trái tim. Để rồi đây có lẽ từng nhành cây, ngọn cỏ nơi sân trường, từng khu giảng đường cũng trở nên thân thuộc, đáng yêu và mãi mãi in đậm trong trí nhớ của những thế hệ học sinh trưởng thành từ mái trường này.

Tôi nói riêng cũng như từng thế hệ học sinh đã và đang trưởng thành từ mái trường THPT... sẽ mãi nhớ về trường như một bến đỗ bình an, một điểm tựa tinh thần vững chắc để bước tiếp trên đường đời đầy gian nan, thử thách.

Một lớp học trò nữa sắp ra trường, những người thầy cô vẫn âm thầm là “ người đưa đò sang sông”, dẫu có niềm vui hay nỗi buồn thì “ bến đỗ” có tên THPT… luôn là miền kí ức của tôi
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Ng Duy Manh
03/12/2020 12:28:49
+4đ tặng

Mỗi lần nghe câu hát “trường làng tôi cây xanh bóng vây quanh muôn chim hót vang lên êm đềm…” là tôi lại mường tượng ra một vùng đất nông thôn với những bầy trẻ con hồn nhiên lấm láp. Rồi trong tôi lại dập dồn những hồi ức của ngôi trường của tôi thời thơ ấu.

Đã hơn ba mươi năm qua, tính từ ngày đầu tiên tôi cắp sách đi học vỡ lòng. Trường của tôi là một căn nhà nhỏ, nơi cuối con hẻm nhỏ. Tôi nghe ba mẹ hồi ấy gọi tên trường là “Trường cô giáo Huế”. Nó không khác gì một căn nhà. Nó có bốn bức tường thấp, trên lợp mái tôn, khác chăng là có rất nhiều bàn ghế và trẻ con lớn nhỏ. Đó là nơi tôi đã học a, b, c trước khi vào lớp Một. Tôi còn nhớ mãi tâm trạng tôi chờ đợi cô giáo Huế nói tiếng Huế, giảng bài bằng tiếng Huế, nhưng tôi không được nghe, không được gặp ai tiếng Huế nơi đó bao giờ, vì người dạy tôi học là một cô giáo khác. Hình như cô giáo Huế là Hiệu trưởng.

Vài tháng sau, cha mẹ tôi chuyển nơi ở, tôi phải nghỉ học ở “Trường cô giáo Huế”và sau đó vào học lớp Một trường công lập. Từ trường cô giáo Huế bước vào một trường cấp một ở Sài Gòn lúc ấy, tôi như chim sổ lồng bay vào bầu trời rộng. Mỗi ngày, tôi đi bộ rất sớm đến trường vì rất sung sướng được ngắm nhìn cái cổng trường cao rộng, thênh thang màu vàng sẫm. Trước cổng trường rộn rã bao nhiêu cửa hàng bán dụng cụ học sinh với những cây thước kẻ đủ màu rực rỡ, Tôi chỉ có tiền mua một cây thôi. Nhưng khi nhìn người bán dụng cụ học sinh mang ra một bó thước kẻ bằng nhựa với những màu hồng, màu xanh lơ, màu da cam, màu xanh biển và màu vàng tưởi, tôi mê mẩn nhìn theo bàn tay của bà và làm bộ như lựa chọn kĩ lưỡng lắm. Tôi cố tình kéo dài cái thời gian ấy ra, vì thực tình tôi muốn có tất cả các cây thước ấy. Thước hai tấc tôi cũng thích, thước ba tấc cũng đẹp. Màu nào cũng hay. Chao ôi! Lựa chọn suy nghĩ gì thì cuối cùng cũng đành chọn lấy một cây thước hai tấc nào đó. Cái đồng tiền tôi đưa cho bà bán hàng đâu phải là để mua một cây thước trong tay, mà trả cho cái thời gian tôi được vuốt ve, ngắm nghía và lựa chọn một bó thước đủ màu, đủ kích cỡ trong tay mình.

Tôi học trong trường tiểu học Bàn Cờ ấy chỉ được mấy tháng, cha mẹ lại dọn nhà. Tôi xa ngôi trường ấy không một tiếng than van, nhưng trong tâm tưởng tôi, thì đó là một khung trời tươi đẹp nhất. Sau này, đi học các trường tiểu học tư thục, tôi lại nhớ về trường Bàn Cờ với hình ảnh một cái mái rộng trùm phủ trên đầu học sinh giờ chơi chúng tôi không bị nắng sợi, mưa tạt, như bàn tay thần kì của một bà Tiên, ông Bụt chở che đám học sinh bé bỏng, lúc ấy chúng tôi còn được xếp hàng uống sữa mỗi giờ ra chơi. Lớp học luôn mát mẻ, rộng rãi và lời cô giảng mới rõ ràng, đĩnh đạc làm sao. Sau này nhớ về ngôi trường ấy, tôi nhớ cả những hàng quà giản dị mà tôi luôn mua ăn với một nỗi thèm thuồng. Sau này tôi ít khi thấy bán ở nơi nào khác.

Sau này, đi qua những trường cũ, phố xưa, tôi luôn dáo dác hỏi tìm thầy cô cũ. Những cảnh cũ đã đổi thay, thầy xưa không còn ai, lòng tôi rưng rưng tự hỏi: “Thầy tôi giờ mái tóc có bạc không? Tuổi già, cuộc sống thầy như thế nào?”

Một buổi chiều mưa, tôi trú ở một mái hiên của sạp báo bên đường, nơi một lần thoáng thấy thầy hiệu trưởng cũ.

Hỏi thăm bâng quơ, tôi hay tin thầy hiệu trưởng bây giờ sống ở ngôi biệt thự MT, con cháu đầy đàn. Lòng tôi trút đi một nửa gánh nặng, vẫn còn một nửa gánh đè trên trái tim tôi. Đó là câu hỏi: “Bao giờ tìm thăm được thầy? Có kịp không trước khi thầy nhắm mắt xuôi tay?”.

1
2
:((((
03/12/2020 12:29:56
+3đ tặng

Ngôi trường là ngôi nhà thứ hai. Trong ấn tượng của mỗi người đi qua nhiều ngôi trường khác nhau và có những ấn tượng khác nhau, còn với em, ngôi trường mà em gắn bó nhất là trường cấp hai của mình in dấu bao kỉ niệm buồn vui, thơ ngây của thời áo trắng tươi đẹp.

Trường em vinh dự mang tên vị trạng nguyên trẻ tuổi nhất Việt Nam: Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Với lịch sử ngàn năm hiếu học, kén người hiền tài, ngôi trường trở thành trường trọng điểm của huyện, nơi tụ hội biết bao là nhân tài tương lai của đất nước. Từ xa nhìn lại, ta có thể nhìn bao quát ngôi trường rất rộng rãi cùng những khu nhà ba tầng. Trường có bốn khu nhà, một khu cho giáo viên còn ba khu còn lại là những lớp học cho học sinh. Cổng trường được xây rất to, sơn màu vàng đỏ với cái bảng màu vàng óng anh ghi tên trường, phía trong có in một hàng chữ: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Sân trường rộng rãi, được các chú thợ trồng rất nhiều cây bàng cây phượng. Đến mùa bàng ra quả, phượng chín là những trò chơi tuổi học trò được mang ra chơi hết mình. Nào là ép cánh bướm, chơi chọi gà, ăn quả bàng chín rồi đùa nhau dưới gốc bàng chơi đồn. Những hàng cây thẳng táp, sạch sẽ chắc hẳn mất rất nhiều công sức của các bác thợ làm vườn. Phía bên tay phải của cổng trường là vườn hoa với những loài hoa rực rỡ đua nhau khoe sắc tỏa hương. Xung quanh khu vườn được trồng những cây cau gốc cau to hơn gốc bàng nhiều, cành lên cao thân càng bé rồi mọc lá lên xanh mướt mạnh mẽ. Mỗi cuối tuần trường em lại có những hoạt động để học sinh toàn trường ra don vườn hoa, mỗi người một việc: người nhổ cỏ, người quét lá người lại tưới nước nên vườn hoa càng thêm đẹp. Ở vườn hoa có hòn non bộ được xây rất đẹp đây là nơi mà học sinh cũ trở về thăm trường chụp ảnh kỷ yếu nơi này. Các dãy lớp học được trang hoàng rất độc đáo mới mẻ. Về lại lớp học xưa, em thấy những hàng ghế bàn học cũng vẫn như xưa, vẫn cái bảng đen, viên phấn trắng nhưng giờ đã được trang bị thêm nhiều những thiết bị hiện đại hỗ trợ việc học như máy chiếu, máy tính, ti vi. Những tờ báo trường rực rỡ được các bạn học sinh trang trí tỉ mỉ cong phu với những sắc màu rực rỡ mang lại cho lớp học không khí sôi động đến lạ. Âm vang đâu đây là những tiếng êm dịu khi giảng bài của giáo viên khi cổng trường mở ra người con sẽ thấy một thế giới kì diệu thế giới của tri thức. Ngày hội trường, các em học sinh chuẩn bị những tiết mục sôi động ca hát nhảy múa như muốn cùng hòa vào không khí vui nhộn của ngày lập xuân. Những gian hàng xuân được trang trí bày biện đủ thứ nào là bán đồ ăn, bán nước, bán câu đối ngày tết, bán cây cảnh nhỏ, thu gom giấy đổi lấy cây, nhiều những sản phẩm sáng tạo do các em tự nghĩ ra khiến chính các thầy cô phải bất ngờ thích thú. Không chỉ thế nó còn là các trò chơi như kéo co bịt mắt đánh trống ném bóng vào rổ nhảy ba bố, không sót một trò chơi tuổi thơ nào để tạo không khí, tinh thần thể thao cho các em học sinh.

0
0
huong thanh
03/12/2020 12:55:51
+2đ tặng
Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi mái trường là “ngôi nhà thứ hai” của mỗi người. Bởi ở đó chúng ta được tiếp nhận tri thức, được rèn luyện đạo đức. Nó còn là nơi gieo mầm ước mơ, biến ước mơ thành hiện thực, cho ta cảm nhận được tình thầy trò, bạn bè khăng khít. Và với tôi, trường THPT … chính là mái nhà thứ hai để tôi tựa vào.
Trường em vinh dự mang tên vị trạng nguyên trẻ tuổi nhất Việt Nam: Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Với lịch sử ngàn năm hiếu học, kén người hiền tài, ngôi trường trở thành trường trọng điểm của huyện, nơi tụ hội biết bao là nhân tài tương lai của đất nước. Từ xa nhìn lại, ta có thể nhìn bao quát ngôi trường rất rộng rãi cùng những khu nhà ba tầng. Trường có bốn khu nhà, một khu cho giáo viên còn ba khu còn lại là những lớp học cho học sinh. Cổng trường được xây rất to, sơn màu vàng đỏ với cái bảng màu vàng óng anh ghi tên trường, phía trong có in một hàng chữ: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Sân trường rộng rãi, được các chú thợ trồng rất nhiều cây bàng cây phượng. Đến mùa bàng ra quả, phượng chín là những trò chơi tuổi học trò được mang ra chơi hết mình. Nào là ép cánh bướm, chơi chọi gà, ăn quả bàng chín rồi đùa nhau dưới gốc bàng chơi đồn. Những hàng cây thẳng táp, sạch sẽ chắc hẳn mất rất nhiều công sức của các bác thợ làm vườn. Phía bên tay phải của cổng trường là vườn hoa với những loài hoa rực rỡ đua nhau khoe sắc tỏa hương. Xung quanh khu vườn được trồng những cây cau gốc cau to hơn gốc bàng nhiều, cành lên cao thân càng bé rồi mọc lá lên xanh mướt mạnh mẽ. Mỗi cuối tuần trường em lại có những hoạt động để học sinh toàn trường ra don vườn hoa, mỗi người một việc: người nhổ cỏ, người quét lá người lại tưới nước nên vườn hoa càng thêm đẹp. Ở vườn hoa có hòn non bộ được xây rất đẹp đây là nơi mà học sinh cũ trở về thăm trường chụp ảnh kỷ yếu nơi này. Các dãy lớp học được trang hoàng rất độc đáo mới mẻ. Về lại lớp học xưa, em thấy những hàng ghế bàn học cũng vẫn như xưa, vẫn cái bảng đen, viên phấn trắng nhưng giờ đã được trang bị thêm nhiều những thiết bị hiện đại hỗ trợ việc học như máy chiếu, máy tính, ti vi. Những tờ báo trường rực rỡ được các bạn học sinh trang trí tỉ mỉ cong phu với những sắc màu rực rỡ mang lại cho lớp học không khí sôi động đến lạ. Âm vang đâu đây là những tiếng êm dịu khi giảng bài của giáo viên khi cổng trường mở ra người con sẽ thấy một thế giới kì diệu thế giới của tri thức. Ngày hội trường, các em học sinh chuẩn bị những tiết mục sôi động ca hát nhảy múa như muốn cùng hòa vào không khí vui nhộn của ngày lập xuân. Những gian hàng xuân được trang trí bày biện đủ thứ nào là bán đồ ăn, bán nước, bán câu đối ngày tết, bán cây cảnh nhỏ, thu gom giấy đổi lấy cây, nhiều những sản phẩm sáng tạo do các em tự nghĩ ra khiến chính các thầy cô phải bất ngờ thích thú. Không chỉ thế nó còn là các trò chơi như kéo co bịt mắt đánh trống ném bóng vào rổ nhảy ba bố, không sót một trò chơi tuổi thơ nào để tạo không khí, tinh thần thể thao cho các em học sinh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×