Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Người Việt từ xưa có truyền thống chơi chữ, xin chữ. Người Việt đặc biệt nâng niu và trân trọng chữ khi từ bao đời nay, những tấm hoành phi, câu đối trong những khu vực đình chùa, miếu mạo hay trong mỗi gia đình vẫn được sử dụng và luôn được đặt ở những nơi trang trọng và linh thiêng nhất. Vai trò của ông đồ hết sức to lớn khi vừa dạy chữ, vừa truyền trao nghệ thuật thư pháp - một hình thức văn hoá xem trọng chữ nghĩa của thánh hiền.
Trong thời đại hội nhập ngày nay, mặc dù kinh tế, văn hóa, xã hội đã có quá nhiều sự thay đổi so với thời xưa, tuy nhiên, văn hóa Ông Đồ cho chữ ngày Tết vẫn chưa bao giờ cũ. Cứ mỗi dịp chuẩn bị đón xuân, du khách và những người yêu Nghệ thuật Thư pháp không kể già trẻ, gái trai đều háo hức đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một mặt vào tham quan cảnh đẹp của khu di tích lịch sử nổi tiếng của Hà thành một mặt đến để tận hưởng những giây phút sôi động mà linh thiêng trong cảnh ông đồ cho chữ.
Ngày xưa, ông đồ khăn đóng, áo dài thâm, quần chúc bầu trắng, chòm râu bạc phất phơ thật cốt cách, trải chiếu ngồi mài mực trên vỉa hè. Đằng sau ông giăng đầy những chữ Thần, chữ Phúc và những câu đối viết trên giấy màu đỏ khổ to. Bên nghiên mực và mấy chiếc bút lông, ông đồ nằm bò trên giấy chăm chú thảo những dòng chữ Hán, chữ Nôm như rồng bay, phượng múa. Phố phường từ đó như rực rỡ thêm bằng những tấm giấy lụa, giấy điều...
Xin chữ ngày tết, không phải là một việc đơn giản như chúng ta thường nghĩ mà đó là điều thiêng liêng, một việc quan trọng của gia đình. Ông đồ ngày xưa rất được trọng vọng, những nhà có tiền thì mời thầy về tận nhà để dạy chữ cho con cái, những nhà bình thường thì gửi con đến nhà thầy, thầy giỏi học sinh khắp nơi kéo đến học.
Chữ xin cũng tùy theo nguyện vọng của người xin chữ, trong năm mới người ta cầu mong điều gì nhất thì người ta xin. Người cầu tài lộc thì xin chữ tài chữ lộc, người cầu con cái xin chữ phúc, người cầu sức khỏe sống lâu xin chữ thọ… Những ông đồ chữ đẹp được mọi người chú ý rất nhiều, mỗi chữ cũng chẳng đáng bao nhiêu tiền nên ai cũng muốn mua cho mình một vài chữ, sắc đỏ của giấy, mùi thơm của mực cũng làm cho ngày tết thêm màu sắc và hương vị. Ngoài cầu may mắn, người ta còn muốn xin cái đức độ, tài năng của ông đồ, lấy chữ để răn mình.
Ngày nay, văn hóa hội nhập khiến hình ảnh về khu phố Ông Đồ cũng có một số sự thay đổi, khi bên cạnh những bậc “cao niên” thì cũng đã xuất hiện rất nhiều “ông đồ” với tuổi đời còn rất trẻ, thậm chí có ông đồ chỉ ở độ tuổi đôi mươi. Bên bên cạnh viết chữ Hán, chữ Nôm thì các ông đồ ngày nay còn viết cả chữ quốc ngữ.
Ngày nay, đối tượng đến với Phố Ông Đồ ngày tết thường phong phú hơn, tuy vậy, những tinh hoa xưa về cơ bản vẫn được lưu truyền và gìn giữ. Ông Đồ có nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng các Ông Đồ già mặc áo the, đầu đội khăn xếp, viết chữ nghĩa vuông vắn, mực thước thường có đông người ngồi xem cách thể hiện. Mọi người vừa xem, vừa nghe các cụ giảng giải về nội dung các chữ, cách viết, cách mài mực, viết làm sao cho chữ đẹp không bị nhoè, không bị chảy mực, giới thiệu về lịch sử của chữ Nho cũng như dấu ấn của một thời thi cử có mang theo lều chõng của các sĩ tử trong lịch sử. Khác với những ông đồ già,có một số ông đồ trẻ đầu cũng đội khăn, mặc áo nhiễu sặc sỡ in chữ thọ để tạo thêm dáng vẻ của một nhà Nho.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |