Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về sự can thiết của việc hình thành thói quen tôt ở lứa tuổi học sinh
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Viết được một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội; trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; có cấu trúc chặt chẽ và sử dụng các bằng chứng thuyết phục; phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học; bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, bài luận về bản thân, bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng, báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, cước chú và các phương tiện hỗ trợ phù hợp; văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội; văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng; bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội trong đó sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu, trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp; bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội; văn bản nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ; văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học; văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm; báo cáo kết quả của bài tập dự án hay kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội trong đó sử dụng sơ đồ, bảng biểu, có thuyết minh các hình ảnh minh hoạ, có sử dụng trích dẫn, cước chú và biết trình bày phần tài liệu tham khảo.
Có thể thấy, ở cấp Trung học phổ thông, nội dung đánh giá hoạt động viết của học sinh chủ yếu tập trung vào thực hành tạo lập các kiểu văn bản và thể loại: văn bản nghị luận và văn bản thông tin, với các yêu cầu và mục tiêu cụ thể nhằm phát triển năng lực vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống của học sinh.
5. Đánh giá yêu cầu cần đạt về hoạt động viết trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn
Trong cấu trúc đề thi của kì thi Trung học phổ thông quốc gia những năm gần đây (từ 2017 đến 2019), yêu cầu đánh giá kết quả hoạt động viết (tạo lập văn bản) thể hiện ở phần Làm văn. Theo đó, phần Làm văn bao gồm 01 câu yêu cầu thí sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội và 01 câu yêu cầu thí sinh viết bài văn nghị luận văn học.
5.1. Thực hiện viết đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh cầu đạt
- Yêu cầu về hình thức:
+ Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng theo yêu cầu đề bài.
+ Diễn đạt mạch lạc, ngắn gọn, không mắc các lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.
+ Biết kết hợp lý lẽ với dẫn chứng một cách hợp lý, đúng mức.
- Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình về vấn đề cần nghị luận nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
+ Đảm bảo đúng nội dung mà đề bài yêu cầu.
+ Thể hiện được ý kiến và quan điểm cá nhân về nội dung cần làm rõ.
*Ví dụ 1. Câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội trong đề thi Trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017:
"Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống”.
Với yêu cầu trong đề, thí sinh cần đạt:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của sự thấu cảm đối với cá nhân và xã hội. Có thể theo hướng sau:
- Sự thấu cảm bồi đắp lòng nhân ái, giúp con người biết sống yêu thương, biết chia sẻ và có trách nhiệm.
- Sự thấu cảm tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người, giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
*Ví dụ 2. Câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội trong đề thi Trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018:
"Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay".
Với yêu cầu trong đề, thí sinh cần đạt:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. Có thể theo hướng sau:
Xuất phát từ thực tiễn đất nước, mỗi cá nhân cần ý thức được sứ mệnh của mình, có hành động cụ thể để đánh thức tiềm lực của bản thân; từ đó tác động tích cực đến cộng đồng nhằm đánh thức tiềm lực của đất nước.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
*Ví dụ 3. Câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội trong đề thi Trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019:
"Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống".
Với yêu cầu trong đề, thí sinh cần đạt:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận.
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng: Ý chí thôi thúc con người quyết tâm vượt qua mọi thử thách, nuôi dưỡng khát vọng, nỗ lực hành động để thành công đóng góp tích cực cho cộng đồng.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Cần lưu ý: Đối với câu nghị luận xã hội môn Ngữ văn trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia các năm 2017, 2018 và 2019 đều yêu cầu thí sinh viết đoạn văn, cho nên việc xác định rõ yêu cầu của đề bài để tránh nhầm lẫn khi trả lời là rất quan trọng.
Đoạn văn, theo sách Ngữ văn lớp 8, Nhà xuất bản Giáo Việt Nam, tập 1 (bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản (trang 36) đã thể hiện trong mục Ghi nhớ: “Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành". Do đó, không nên nhầm lẫn khái niệm “đoạn văn” (khoảng 200 chữ) với “bài văn” (khoảng 600 chữ trong một số yêu cầu trước đây).
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
- Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành,...
Hơn nữa, tại văn bản Hướng dẫn chấm thi Trung học phổ thông Quốc gia các năm 2017, 2018 và 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã qui định: đối với câu nghị luận xã hội không yêu cầu thí sinh viết như một bài văn. Xin trích dẫn văn bản Hướng dẫn chấm thi Trung học phổ thông môn Ngữ văn năm 2019:
“Câu 1 (2 điểm)
*Yêu cầu Chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết đoạn văn nghị luận.
- Lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
*Yêu cầu cụ thể:
- Các yêu cầu a, b, c, d, e: chấm như Đáp án.
- Đối với yêu cầu c: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống; có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục (...)
+ Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục (...)
+ Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục (...)
Lưu ý: Không cho điểm tối đa đối với yêu cầu c nếu bài làm triển khai ý như một bài văn”.
Như vậy, việc cập nhật các quy định về tạo lập văn bản (viết đoạn văn) để việc bài làm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của đề ra một cách chính xác và hiệu quả là rất quan trọng.
Thực tế cho thấy: viết một đoạn văn nghị luận xã hội trong bài thi Trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn nên bao gồm câu mở đoạn (thường là câu chủ đề), các câu văn hỗ trợ (thân đoạn) và câu kết. Đoạn văn cần phải chứa một ý chính, tạo ra sự thống nhất (thể hiện một ý tưởng duy nhất và nêu rõ chủ đề), có trật tự (sắp xếp câu sao cho dễ hiểu), sự mạch lạc và có sự liên kết với nhau.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |