Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất đến tình hình vn như thế nào

CÂU 3 TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH  THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN TÌNH HÌNH VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO
CÂU 4 TRÌNH BẦY KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT. TRÁCH NGHIỆM CUẨ THẾ HỆ TRẺ 
HIỆN NAY TRONG VIỆC GÌN GIỮ HÒA BÌNH
 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
374
2
2
Bảo Trân
09/12/2020 20:19:07
+5đ tặng

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, đế quốc Pháp tham chiến. Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố: "Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực (Báo Dư luận tháng 8/1914). Chứng tỏ ý đồ của Pháp về kinh tế đối với Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng là: Vơ vét của cải để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.
+ Để thực hiện mưu đồ đó, Pháp đã thực hiện một loạt các chính sách, biện pháp ráo riết về kinh tế.
• Tăng các thứ thuế.
• Bắt nhân dân ta mua công trái trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được 184.305.114 phơ-răng tiền công trái và 13.816.117 phơ-răng tiền quyên góp.
• Vơ vét hàng trăm tấn lương thực và nông sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho việc chế tạo vũ khí để đưa sang Pháp.

+ Bắt nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh (đay, thầu dầu ...)

- Tình trạng chiến tranh và những chính sách kinh tế của Pháp đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, tạo ra những biến động về kinh tế của Việt Nam.

+ Trong nông nghiệp: Từ chôc độc canh cây lúa đã một phấn chuyển sang trồng cây phục vụ cho chiến tranh như thầu dầu, đậu lạc ... Ở các tỉnh trung di miền Bắc có tới 251 ha đất trồng lúa chuyển sang trồng đậu tây. Trong 4 năm chiến tranh, nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 1915, các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Hòa Bình ... bị hạn đến mức gần như mất trắng. Giữa năm 1915, đê vỡ ở hầu hết các sông lớn thuộc Bắc kỳ làm ngập tới 22.000 ha đất. Vì vậy, nông dân bị bần cùng hóa.
+ Trong công thương nghiệp: Những mỏ đang khai thác được đầu tư thêm vốn, một số công ty than mới xuất hiện như: Công ty Than Tuyên Quang (1915), Đồng Triều (1917). Các kim loại cần thiết được đẩy mạnh khai thác.
+ Nhập khẩu từ Pháp giảm đáng kể (vì nước Pháp có chiến tranh, sản xuất hàng hoá đình đốn), vì vậy tư sản người Việt Nam tranh thủ mở rộng kinh doanh và quy mô sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiều xí nghiệp mới  Chứng tỏ những chính sách của Pháp ít nhiều đã kích thích sự phát triển công nghiệp giao thông vận tải của Việt Nam.

- Chính sách của thực dân và những biến đổi kinh tế đã ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam:

+ Nạn bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm cho sức sản xuất trong nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng và đời sống nông dân ngày càng bị bần cùng (GV có thể mở rộng thêm bằng cách trình bày nạn bắt lính và hậu quả của nó ...)
+ Do công nghiệp phát triển hơn một bước nên giai cấp công nhân tăng lên về số lượng. Năm 1913, có 12.000 người, đến năm 1916 lên tới 17.000 người. Công nhân cao su tăng gấp 5 lần. Công nhân trong các xí nghiệp của tư bản Việt Nam cũng tăng lên. Trước chiến tranh,cơ sở kinh doanh của Bạch Thái Bưởi chỉ có vài trăm công nhân đến năm 1919 tăng lên 1500 người.

- Số lượng công nhân tăng rõ rệt trong chiến tranh:

+ Do chính sách của tư bản Pháp trong chiến tranh như: bỏ thêmvốn đầu tư, mở rộng công nghiệp khai thác, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (nới lỏng tay độc quyền) để ổn đinh kinh tế thuộc địa và cung cấp sản phẩm cho nhu cầu của nước Pháp.

+ Trong chiến tranh, Pháp cần nhiều công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp quốc phòng để chế tạo vũ khí, sản xuất quân trang quân dụng  Chính quyền Đông Dương đã tuyển mộ nhiều lính thợ Việt Nam sang Pháp. Chính quyền Đông Dương còn có chính sách mở rộng kinh doanh cho tư sản bản xứ, giới kinh doanh Việt Nam có điều kiện mở rộng cơ sở sản xuất của mình. Một số nhà tư sản có số vốn lớn, thu hút hàng ngàn công nhân. Trước đây công nhân Việt Nam chỉ tập trung ở các khu khai thác, nay tập trung cả ở một số ngành phục vụ chiến tranh: đóng tàu, sửa chữa quân nhu, sản xuất cao su, hóa chất...
+ Trong chiến tranh do có một số cơ hội kinh doanh nên tư sản Việt Nam tranh thủ thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp (Bạch Thái Bưởi) tầng lớp tiểu tư sản thành thị cũng có bước phát triển rõ rệt về số lượng. Tuy nhiên, đến cuối chiến tranh, hai giai tầng tư sản và tiểu tư sản vẫn chưa thực sự hình thành. Mặc dù vậy, khi đã giành được vai trò nhất định trong kinh tế, tư sản Việt Nam muốn có địa vị chính trị nhất định. Họ lập các cơ quan ngôn luận riêng như các báo diễn đàn bản xứ, An Hà, Đại Việt ... nhằm bênh vực quyền lợi kinh tế cho giai cấp mình.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong Chiến tranh thế giới thứ nhất:

+ Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân có sự tham gia của nhà vua Duy Tân (có thể giới thiệu thêm về vua Duy Tân).
+ Cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên có nhiều nét độc đáo. Đây là cuộc vũ trang bạo động duy nhất trong những năm chiến tranh, đã lật đổ được chính quyền ở một địa phương. Đây là một cuộc vùng dậy mãnh liệt của binh lính người Việt trong quân đội Pháp, dùng súng giặc giết giặc, tạo nên truyền thống tốt đẹp của những binh sĩ cứu quốc Việt Nam sau này.
+ Phong trào Hội kín ở Nam Kỳ diễn ra khắp Nam Kỳ, thành lập nhiều nhóm, Hội kín khác nhau, đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng đều thống nhất hành động, mục tiêu chung là lật đổ chính quyền tay sai, giành độc lập dân tộc, phong trào mang màu sắc huyền bí, mê tín, đề cao vai trò của bùa chú và tôn giáo trong tổ chức và hoạt động.
+ Các cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc lợidụng địa hình rừng núi gây cho địch nhiều thiệt hại, buộc địch phải rút lui hoặc nhân nhượng một số quyền lợi.

--> Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất do tác động của chiến tranh và do những chính sách khai thác, bóc lột ráo riết của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển. Song những biến chuyển đó chưa đủ để tạo ra bước ngoặt trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta. Vì vậy trong những năm chiến tranh, phong trào đấu tranh chống Pháp vẫn tiếp tục phát triển song vẫn bế tắc về đường lối, khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Tú Uyên
09/12/2020 20:20:16
+4đ tặng

Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là một giai đoạn ngắn trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914 đến khi cuộc chiến này kết thúc vào năm 1918. Đối với phong trào giải phóng dân tộc tại Việt Nam, cuộc chiến này đánh dấu sự xuất hiện của một thế hệ những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam với những tên tuổi nổi bật như Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc... Thế hệ này là gạch nối giữa những nhà yêu nước Việt Nam tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và những nhà hoạt động chính trị hiện đại xuất hiện trong thập niên 1920s.

Trong khi cố gắng khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân lực của Đông Dương để phục vụ cho Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp dùng vũ lực trấn áp tất cả hoạt động chính trị đòi độc lập ở Việt Nam. Việt Nam là một trong những thuộc địa có đóng góp nhiều nhất về nhân lực, vật lực và tài lực cho Đế quốc Pháp. Rất nhiều lính người Việt bị Pháp bắt tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ở châu Âu. Có thể món ăn phở xuất hiện khoảng năm 1910-1912, ngay trước khi những người di cư bị bắt ép đầu tiên từ Việt Nam đặt chân đến Pháp để giúp "mẫu quốc" đẩy lùi sự xâm lược của Đức trong chiến tranh. Sự tham chiến của Pháp khiến hàng chục ngàn người Việt Nam bị cưỡng bức chiến đấu và lao dịch ở châu Âu, dẫn đến nhiều cuộc nổi loạn khắp cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Có đến 50.000 binh lính và 50.000 lao công người Việt bị cưỡng chế kéo khỏi những làng mạc và bị đưa sang châu Âu chiến đấu cho Pháp trong chiến tranh. Họ bị chính quyền Đông Dương cưỡng ép nhập ngũ, và hàng ngàn đã tử trận trong trận Somme (1916), gần bờ biển Bỉ và rất nhiều nữa hy sinh ở chiến trường Trung Đông đẫm máu. Trải qua những sự tiếp xúc với người châu Âu, vài người đã có nhận thức chính trị về sự tự trị của quốc gia và đấu tranh cách mạng. Việt Nam còn phải đóng góp tới 184 triệu đồng bạc Franc dưới hình thức vay nợ (thời đó, khoản tiền 184 triệu Franc là khoản tiền khổng lồ) và 336.000 tấn lương thực, thực phẩm, nông lâm sản các loại như: cao su, đậu tây, gỗ, lúa, ngô, thịt, trứng,... Những gánh nặng kinh tế này đè nặng lên vai người Việt khiến cho người Việt Nam bất mãn. Thêm nữa, nền nông nghiệp Việt Nam còn đang gặp khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh từ 1914 đến 1917. Hơn 30.000 người Việt Nam đã chết trong cuộc chiến và 60.000 bị thương. Người dân Việt Nam còn bị buộc phải chịu thêm nhiều sưu cao thuế nặng để tài trợ chiến tranh cho Pháp.

Do thiếu mất một tổ chức thống nhất toàn quốc, hoạt động đấu tranh vì độc lập dân tộc tại Việt Nam dù mãnh liệt nhưng vẫn thất bại và không tận dụng được lợi thế khi Pháp đang gặp khó khăn như là kết quả của chiến tranh để thực hiện bất kỳ cuộc nổi dậy đáng chú ý nào. Hoạt động của những người có học thức không mang lại kết quả trong khi những lực lượng xã hội mới vẫn chưa đủ mạnh để thúc đẩy những cuộc đấu tranh quy mô lớn.

Nhiều cuộc nổi loạn chống thực dân bộc phát tại Việt Nam nhưng bị triều đình nhà Nguyễn dập tắt nhờ vào sự hỗ trợ của Pháp. Năm 1916, vua Duy Tân xuất cung tham gia cuộc nổi dậy do Thái Phiên và Trần Cao Vân tổ chức. Người Pháp được mật báo kế hoạch nổi dậy nên đã bắt giam và xử chém những người lãnh đạo cuộc nổi dậy. Vua Duy Tân bị truất ngôi và bị đày ra đảo Réunion ở Ấn Độ Dương. Một trong những cuộc nổi dậy hữu hiệu nhất năm 1916 là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên ở miền Bắc. Khoảng 300 binh lính người Việt đã nổi dậy, phóng thích và cấp súng ống cho 200 tù binh chính trị cùng vài trăm dân địa phương. Nghĩa quân đánh chiếm và làm chủ Thái Nguyên trong nhiều ngày liền, với hy vọng được tiếp viện bởi Trung Quốc Quốc Dân Đảng. Khi không ai đến giúp họ, Pháp đã đánh chiếm lại Thái Nguyên và truy bắt hầu hết các nghĩa quân.

1
1
Nguyễn Anh Minh
09/12/2020 20:21:18
+3đ tặng

Những ảnh hưởng của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cách mạng Việt Nam:

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động gắn phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông với phong trào công nhân ở các nước phương Tây cùng đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

- Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (3-1919) đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

⟹ Những sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

- Sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản như: Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921),... tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k