Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn cảm nghĩ về bài Cảnh khuya có sử dụng cặp từ đồng âm

1/ Viết đoạn văn cảm nghĩ về bài Cảnh khuyu có sử dụng cặp từ đông âm
2/ Viết đoạn văn cảm nghĩ về bài Rằm tháng giêng có sử dụng cặp từ đông âm 
3/ Viết đoạn văn cảm nghĩ về bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê có sử dụng cặp từ trái nghĩa 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
362
1
2
Ngố Liên
10/12/2020 20:32:16
+5đ tặng
2
Chủ đề ánh trăng luôn được các thi sĩ khai thác sử dụng trong tác phẩm của mình, Bác Hồ cũng nằm trong số đó, bài thơ Rằm tháng giêng hay còn gọi là Nguyên tiêu là một tác phẩm giá trị mang tính lịch sử của nước nhà.
Rằm tháng Giêng bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, khi Bác ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở một cuộc họp tình hình quân sự khi kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Tan cuộc họp quan trọng cũng là lúc đêm đã khuya, cảm hứng từ thiên nhiên, sông núi bác đã làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán, có tựa đề là Nguyên tiêu. Sau này, tác phẩm được nhà thơ Xuân Thủy đã dịch bài thơ theo thể thơ lục bát mang tên là Rằm tháng Giêng. Hai câu đầu chính là khung cảnh thiên nhiên núi rừng thật đẹp:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Đêm trăng rằm thật đẹp, ánh trăng chiếu rọi khắp núi rừng, có cảm tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời, vạn vật như tràn đầy sức sống của mùa xuân,điệp từ xuân trong bài đoạn thơ lặp lại nhiều lần với mục đích diễn tả cả trời đất và con người đều vui khi xuân về.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Công việc bàn bạc việc quân tuy vất vả khó khăn là vậy nhưng cảm xúc, cảm hứng trong lòng thi sĩ vẫn đong đầy, buổi họp kéo dài và kết thúc cũng là lúc trăng rằm lên cao tròn vành vạnh. Cảnh sông cảnh nước thơ mộng. Con thuyền chờ Bác đi trong đêm tưởng tưởng như chở đầy ắp ánh trăng. Tâm trạng Bác lúc này cũng vui theo đất trời và dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi Cách mạng. Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông là một hình ảnh lãng mạn thể hiện sự lạc quan, vui vẻ tạo ra hình tượng nghệ thuật rất độc đáo.
Với tâm hồn của người thi sĩ yêu và gắn bó với thiên nhiên, kết hợp với sự cảm nhận tinh tế, ngòi bút tả cảnh mang lại bức tranh thiên nhiên sống động đầy màu sắc. Bác Hồ khắc họa vẻ đẹp hình ảnh mùa xuân đang về đồng thời thể hiện sự lạc quan và phong thái ung dung đỉnh đạt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
ulatr
10/12/2020 20:36:55
+4đ tặng

Hạ Tri Chương (659-744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, ông còn là bạn vong niên của thi tiên Lí Bạch. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau mấy chục năm nay mới trở lại.

Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người, điều khiến người ta buồn nhất, khắc khoải nhất là phải sống xa quê. Mà sẽ là buồn hơn nữa nếu lại phải xa quê mấy chục năm trời không được một lần trở lại. Đến cuối đời may mắn được trở về thăm quê hương thì có lẽ sẽ chẳng còn ai nhớ đến, đứng giữa quê mình mà chẳng ai còn nhận ra, người ta cứ ngỡ khách lạ về làng. Và Hạ Tri Chương đã rơi vào tình cảnh ấy. Mở đầu bài thơ tác giả viết:

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi (Trẻ đi, già trở lại nhà)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về của ông. Trong cuộc đời con người sự ra đi hay trở vế sẽ chỉ là những chuyến đi bình thường nếu người ta đi vài ngày vài năm, nhưng sẽ là vấn đề nếu thời giàn ra đi kéo dài hàng mấy chục năm trời. Ngày ra đi, Hạ Tri Chương vẫn còn rất trẻ và cho đến ngày trở về đã thành một ông lão. Cả một quãng thời gian quá dài đủ khiến một con người tình nghĩa như nhà thơ nhớ quê đến mức độ nào. Có lẽ chúng ta cũng có thổ hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết, dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê đẩy đủ và sung túc. Tình cảm gắn bó, tha thiết với quê hương được thể hiện ở câu tiếp theo.

Hương âm vô cải mấn mao tồi
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)

Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết…Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.

Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê mà chẳng được về thăm quê, để đến mấy chục năm sau mới được trở về, với biết bao bồi hồi và xúc động. Tuy nhiên, về đến làng, ông phải đối diện với một nghịch lý: Trước nơi đã sinh ra mình, ông chỉ là một người lạ:

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai
(Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười, hỏi: “Khách từ đâu đến làng”

Có điều gì đó hóm hỉnh trong câu thơ này khiến ta cảm thấy vừa  vui nhưng cũng có chút buồn dường như đó là một cái cười chẳng trọn vẹn bởi một người con được sinh ra chính từ mảnh đất ấy nay lại được xem như một người khách lạ. Cảnh cũ còn đây nhưng bạn cũ người xưa ai còn ai mất tác giả chẳng biết và dường như chẳng còn ai nhận ra mình nữa, dường như chẳng còn ai nhận ra tác giả là chàng Hạ Tri Chương năm xưa đã sinh ra từ ngôi làng này. Họ ngỡ đâu khách lạ về thăm làng. Có cái gì đó thật nghịch lí, người của làng mà lại trở thành khách lạ. Trẻ con hồn nhiên chào hỏi: có phải là khách lạ tờ phương xa đến. Đọc những câu thơ này, ta có thể tưởng tượng một người đàn ông đứng lạc lõng giữa làng, khuôn mặt vừa vui mừng, sung sướng vì được đứng trên mảnh đất thân yêu nhưng lại vừa thoáng nét buồn vì những người qua lại chẳng ai để tâm đến, một cảm giác thất vọng, hẫng hụt của tác giả khi đứng giữa quê mình. Bao năm xa quê mong ngày trở lại thăm quê vậy mà khi đứng trên mảnh đất thân yêu của mình thì dường như tất cả không còn là của mình nữa. Song thực ra điều đó cũng là tất nhiên bởi thời gian mà Hạ Tri Chương xa quê đâu phải vài ngày, vài năm mà đã hơn nửa thế kĩ, vì vậy người trẻ không biết là lẽ thường tình. Dẫu vậy bài thơ cũng giúp ta thấy được tình cảm chân thành, thủy chung của tác giả, một người đã từng có danh vọng cao sang nhưng vẫn không quên được tình cảm với cố hương. Đó là một con người đáng trân trọng. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng có câu thơ nói về tình cảm của người xa quê.

Ngày đi, tóc hãy còn xanh
Mai về, dù bạc tóc anh cũng về.

Tình cảm quê hương là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người và tác phẩm “Hồi hương cố tri” của Hạ Tri Chương là một bài thơ rất hay, tất cả tấm lòng nhà thơ được gói gọn trong bốn câu thơ đầy ý nghĩa. Tác giả đã rất thành công khi sử dụng thủ pháp nghệ thuật như tiểu đối hay tính hàm xúc nói ít gợi nhiều. Bài thơ đã giúp người đọc thấu hiểu hơn tâm trạng của người khách li hương.

1
2
Meo chăm chỉ
10/12/2020 20:41:40
+3đ tặng

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Giữa núi rừng bao la, từ cảnh đẹp của chốn rừng xanh nước biếc, Bác đã có những vần thơ tả cảnh cảnh. Nếu như ở trong Cảnh khuya Bác làm bạn với ánh trăng, với non nước thì trong Rằm tháng Giêng, Bác lại được hòa mình vào chốn khung cảnh núi rừng:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Trong đêm Nguyên Tiêu, Bác đã khắc tả hình ảnh vầng trăng tròn đầy, lan tỏa ra khắp cánh rừng già, tưởng chừng đang ngủ quên thì bây giờ lại như bừng tỉnh giấc bởi vầng trăng già. Sông xuân nước biếc, cảnh rừng già đang từng thức giấc, một bầu trời xuân, một dòng sông xnah, cánh rừng già không chỉ mang một màu u ám, mà ngược lại, cảnh sắc khung trời của mùa xuân đã tô điểm thêm cho màu trời, màu xủa trời xuân, tạo nên một mối quan hệ làm nao nức lòng người giữa con người và cảnh vật thiên nhiên nơi đây, đây không chỉ là sự tương tác giữa người với thiên nhiên mà bây giờ, con người với thiên nhiên đang hòa làm một. Điệp từ xuân đã được tác giả nhấn mạnh để có thể làm lên dụng ý của tác giả. Nhưng dù cảnh có đẹp đến đâu, thì Bác vẫn không thể nào quên được việc nước, việc quân – đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn Dân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Chỉ trên một con thuyền nhỏ, nhưng lại chứa nhiều việc lớn, Bác cùng với Chính phủ và Trung ương Đảng đã bàn luận việc nước, việc quân, dù còn nhiều khó khăn, gian khổ nhưng những con người ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, đơn sơ ấy vẫn đang giữ vừng niềm tin, niềm tin vào một con đường, một lý tưởng cách mạng cao đẹp.

Buổi họp được kết thúc vào lúc nửa đêm, tâm hồn của Bác và các những chiến sỹ lại hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên, khiến cho dòng sông và con thuyền được chở đầy ánh trăng, phải chăng tâm hồn những người chiến sĩ, những người con của đất nước cũng đang được ánh trăng lấp đầy. Phải chăng người bạn tri kỷ của Bác – ánh trăng lại luôn nhớ về người bạn tri âm tri kỷ của mình. Trăng luôn đồng hành với Bác, không chỉ trong những cảnh đêm thanh vắng, những đêm Bác mất ngủ mà trăng còn luôn đồng hành khi Bác ở trong tù – một nơi lạnh lẽo và cũng rất đơn độc.

Nhưng với phong thái của một người chiến sĩ cách mạng và một tâm hồn phong phú, ung dung tụ tại, hình ảnh ánh trăng,  những hình ảnh, những lỗi lo lắng của Bác như đã được hòa quyện vào nhau. Trái tim của người nghệ sĩ, người chiến sĩ cách mạng như đã bị rung động, đã bị thu hút bởi cảnh sắc thiên nhiên của nơi đây, một nơi thấm đậm tình cảm và tình yêu quê hương đất nước phong phú.
 Bài thơ kép lại nhưng những âm hưởng tươi mới, tâm hồn yêu cái đẹp và muốn hưởng thụ cái đẹp của thiên nhiên, để con người có thể đắm mình trong những vẻ đẹp ngây ngất thì sẽ còn mãi – một vẻ đẹp thanh cao, một trái tim luôn thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước. 

 



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư