phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ sông núi nước nam-lý thường kiệt
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Việt Nam có truyền thống lịch sử lâu đời với hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài của lịch sử, dân tộc ta luôn là “miếng mồi béo bở”, là đối tượng xâm lăng của những kẻ ngoại xâm. Nhưng, dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống kiên cường bất khuất, có lòng tự tôn dân tộc mạnh mẽ. Vì vậy mà bao dấu chân quân thù cũng bị cha ông ta đánh đuổi khỏi bờ cõi. Trong các tác phẩm thơ văn, đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước này. Tác phẩm “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt là một trong những bài thơ tiêu biểu về lòng yêu nước, về ý thức tự tôn dân tộc. Bài thơ được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, bởi đây cũng là lần đầu tiên có một tác phẩm thơ văn khẳng định hùng hồn, đanh thép về chủ quyền, về độc lập như vậy.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt là bài thơ tuy có bốn câu, rất ngắn gọn, xúc tích song nội dung chứa trong đó mới thật lớn lao làm sao, người chủ tướng này không chỉ vạch ra ranh giới lãnh thổ một cách rạch ròi, xác đáng, chỉ ra hành động ngang ngược, phi nghĩa cũng là trái với luật trời của lũ giặc, cũng như niềm tin mạnh mẽ, bất diệt vào sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lực lượng bạo tàn, phi nghĩa ấy. Đặc biệt, những luận điểm mà tác giả Lý Thường Kiệt nêu ra trong bài thơ lại vô cùng chặt chẽ, hợp tình hợp lí mà quân địch “không thể chối cãi”. Mở đầu bài thơ, tác giả Lý Thường Kiệt đã dùng giọng nói hào sảng, mạnh mẽ để khẳng định ranh giới, lãnh thổ của nước ta:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”
Ở đây, tác giả dùng một giọng điệu hào sảng khẳng định lãnh thổ chủ quyền của chính dân tộc mình, tuy nhiên Lý Thường Kiệt lại không dùng sự chủ quan của mình để phán xét, tác giả đã đứng trên lập trường của một người bình thường, với cái nhìn chủ quan để khẳng định những chân lí đã hiển hiện, rõ nét mà ai cũng biết, ai cũng phải thừa nhận. “Sông núi nước Nam” ta có thể hiểu là phần lãnh thổ của dân tộc Việt Nam, hình ảnh sông núi là sự biểu tượng cho phần ranh giới ấy. Trong tương quan với cương vực, lãnh thổ, Việt Nam cũng là một nước có chủ quyền, có người đứng đầu, người làm chủ “vua Nam ở”. Ngay ở câu thơ đầu, Lý Thường Kiệt đã đưa ra một lời khẳng định đanh thép, hùng hồn về vấn đề chủ quyền với lập luận xác đáng, không thể chối cãi.
Để tiếp tục chứng minh cho lời khẳng định của mình, Lý Thường Kiệt đã chỉ ra nguồn gốc, căn nguyên đầy vững chắc của lời khẳng định ấy. “Rành rành” là một từ láy chỉ sự rõ nét, hiển hiện một cách đầy chắc chắn. “Định phận” là sự định đoạt, là số phận đã được phân chia, đã được quy định, “sách trời” lại chỉ ra đối tượng đã “định phận” ranh giới, lãnh thổ ấy. Sách trời là cuốn sổ ghi chép những điều có liên quan đến con người dưới trần gian, nói đến sách trời, tác giả như muốn nói đến sự thiêng liêng, cũng như sự rạch ròi của đấng tối cao, người mà luôn khiến cho người dân phải tôn sùng và phải lắng nghe những lời chỉ dạy.
“Rành rành định phận ở sách trời” mang ý nghĩa thiêng liêng hơn khi chủ quyền lãnh thổ ấy đã được định đoạt ở sách trời, đồng thời cũng thể hiện được hành động đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, đấu tranh nhằm ngăn cản những dã tâm ti tiện của kẻ xâm lược làm trái đi đạo lí của nhà trời. Từ việc khẳng định, nêu ra những lí lẽ xác đáng, Lý Thường Kiệt đã lên tiếng cảnh báo đầy hùng hồn về cái kết cục bi thảm mà quân địch sẽ nhận được khi chúng cố tình xâm phạm chủ quyền của một dân tộc có lãnh thổ, có ý thức về lòng tự tôn dân tộc ấy:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”
Nếu như ở hai câu thơ đầu, tác giả Lý Thường Kiệt còn khá bình tĩnh, khách quan khi khẳng định ranh giới, cương vực, quyền làm chủ đất nước của dân tộc Việt Nam, thì đến câu thơ này, tác giả đã tỏ ra vô cùng giận dữ đối với hành động ngang ngược, phi nghĩa, trái với luật trời của lũ xâm lăng. “Cớ sao” là một câu hỏi đầy giận dữ, bởi đã biết những hành động xâm lược là sai trái, xâm lược vào một đất nước có chủ quyền là trái với đạo lí, trái với luật trời nhưng chúng vẫn tỏ ra ngạo mạn, bạo tàn với dân tộc tự do, yêu hòa bình ấy “cớ sao lũ giặc sang xâm phạm”.
Câu thơ còn thể hiện thái độ không khoan nhượng, không nhún nhường trước những hành động bạo tàn đó, thể hiện được chí khí, bản lĩnh của một người dân yêu nước. Không chỉ giận dữ trước hành động của lũ giặc, Lý Thường Kiệt còn lên tiếng cảnh báo trước hậu quả của lũ giặc sẽ phải nhận lấy khi xâm lược Việt Nam “chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời” đó chính là kết cục đầy ê chề, thê thảm của lũ cướp nước. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện được niềm tin bất diệt của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn ấy.
Như vậy, bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết cục bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Bài mẫu 2:
Lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần tự tôn dân tộc vốn là một chủ đề thiêng liêng trong kho tàng văn học Việt Nam. Từ thơ ca trung đại đã có rất nhiều tác phẩm xuất sắc nói về lòng yêu nước nồng nàn. “Nam quốc sơn hà” hay còn gọi là “Sông núi nước Nam” là một bài thơ đặc sắc được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Bài thơ đã thể hiện chủ quyền của đất nước, niềm tự hào dân tộc và lòng quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi nước Nam.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Bài thơ Nam quốc sơn hà được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Tác phẩm được viết vào thời nhà Lê trong trận chiến trên sông Như Nguyệt đánh đuổi giặc Tống xâm lăng. Hiểu được hoàn cảnh ra đời, người đọc càng thấm thía ý nghĩa lớn lao, giá trị sâu sắc của tác phẩm.
Hai câu đầu bài thơ đã khẳng định chủ quyền dân tộc sâu sắc:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời)
Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn, nhà thơ đã khẳng định sông núi, đất nước Việt Nam là của người nước Nam, điều đó đã định sẵn rõ ràng ở sách trời. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh hoán dụ “vua Nam ở” cũng chính là đại diện cho toàn dân tộc nước Nam ta từ ngàn đời nay. Hai từ “tiệt nhiên” khẳng định như đinh đóng cột một cách đanh thép, khó có thể chối cãi. Nhà thơ đã dùng đến “thiên thư” chính là sách trời để nói lên chủ quyền đất nước, chủ quyền từng mảnh đất của người nước Nam ta. Đó là vùng đất anh hùng, thiêng liêng đã gắn bó máu thịt với người dân nước Nam. Bên cạnh việc nhấn mạnh chủ quyền đất nước, câu thơ còn ẩn chứa niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc. Giọng thơ hào hùng cùng nhịp thơ mạnh mẽ, dứt khoát trong câu thơ càng khiến cho mỗi câu thơ vang lên trở nên đanh thép, hào hùng, có sức truyền cảm lớn lao tới người đọc, người nghe.
Không chỉ khẳng định chủ quyền đất nước, bài thơ còn vang lên như một lời nguyện sắt son quyết giữ trọn mảnh đất quê hương, đánh đuổi giặc xâm lăng:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
(Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời)
Sau khi nhấn mạnh chủ quyền đất nước đã định ở sách trời, bài thơ khéo léo nhắc nhở những tên giặc “nghịch lỗ” dám xâm phạm bờ cõi đất nước chẳng khác nào phạm vào thiên thư, phạm với ý trời. Ẩn chứa trong câu thơ là một sự giận dữ, ý chí căm hờn sâu sắc trong trái tim của mỗi người dân yêu nước khi tổ quốc bị xâm lăng. Cụm từ “thủ bại hư” khẳng định sâu sắc nhất định giặc xâm lăng sẽ bại trận một cách tơi bời, nhục nhã. Lời thơ vang lên đanh thép, hào hùng như một lời nguyện đoàn kết của toàn dân tộc, quyết tâm giữ vũng bờ cõi nước Nam. Đó cũng chính là tinh thần đoàn kết, yêu nước từ ngàn đời của dân tộc ta. Đọc câu thơ, người đọc cảm nhận được hào khí một thời, cảm nhận được sức mạnh to lớn của toàn dân, của đoàn quân đang ào ào ra trận trên dưới đồng lòng vì tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc.
Đặt vào hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, bài thơ vang lên trên sông Như Nguyệt giống như một bài thơ thần, vừa có ý nghĩa răn đe kẻ thù, vừa có ý nghĩa khơi gợi lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân đội nhà Lê thời ấy. Lịch sử đã khẳng định thành công rực rỡ của bài thơ, quân xâm lược nhà Tống nghe xong bài thơ thấy khiếp sợ, giẫm đạp lên nhau chạy tan tác. Bài thơ tuy ngắn gọn với bốn câu thơ nhưng lời ít, ý nhiều, lời thơ súc tích, giọng thơ đanh thép, hào hùng cùng hình ảnh thơ đặc sắc đã làm nên chiến thắng cho quân dân ta thời ấy.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |