LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh sự phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại Việt Nam

chứng minh sự phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại việt nam

3 trả lời
Hỏi chi tiết
5.046
4
0
Tú Uyên
11/12/2020 18:01:45
+5đ tặng
Trong cuộc sống hàng ngày, quy phạm chính là những điều quy định chặt chẽ, đòi hỏi phải tuân theo. Còn trong văn học trung đại, quy phạm chính là những quy định về phong cách sáng tác, thể loại văn học, thậm chí là số câu, số chữ phải đi theo một nguyên tắc chuẩn mực nào đó. Chỉ cần không tuân thủ được một yếu tố thì văn bản đó sẽ không được công nhận thể loại nữa. Nguyên nhân của tính quy phạm trong văn học trung đại đó là việc đảm bảo tính mẫu mực, tính thống nhất của một thể loại sáng tác nào đó. Những tác phẩm cùng thể loại sáng tác sẽ được xếp vào một mục, tương như như vậy với các thể loại khác. Ví dụ như thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật là bài thơ bắt buộc phải có bốn dòng thơ, mỗi dòng thơ có 7 chữ không hơn không kém. Nếu khác đi thì không phải là thất ngôn tứ tuyệt. Trong suốt chiều dài lịch sử, tính quy phạm của văn học trung đại làm nên sự thống nhất và gắn bó chặt chẽ của các thể loại văn học. Tuy nhiên, khi du nhập sang VN, chúng ta có thể thấy được những sự phá vỡ quy phạm sáng tạo của các nhà thơ văn học trung đại VN như: Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến.... Sự phá vỡ ấy không chỉ làm nên sự độc đáo mà còn làm nên nét riêng, dấu ấn riêng của phong trào văn học trung đại khi vào VN.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
HoangNguyen
11/12/2020 18:02:00
+4đ tặng

Sách giáo khoa Văn học lớp 10 (chỉnh lý hợp nhất năm 2000), trình bày trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ TK X – hết TK XIX, có mục III: Mấy yếu tố lớn về hình thức.

Ở đó, có ba ý:

1. Yếu tố Hán và yêu cầu dân tộc hóa hình thức văn học

2. Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm

3. Phạm vi và quy mô kết tinh nghệ thuật của văn học

 

Trong đó, mục 2, tác giả sách giáo khoa viết:

Tính quy phạm thể hiện ở quan điểm nghệ thuật rất coi trọng mục đích giáo huấn của văn học, ở tập quán và tư duy nghệ thuật là quen nghĩ và phải nghĩ qua những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức. Về mặt hình thức, tính quy phạm đó thể hiện ở việc sử dụng các thể loại văn học có lối kết cấu định hình, có niêm luật chặt chẽ và thống nhất, ở cách sử dụng văn liệu, thi liệu đã thành những motif quen thuộc. Tính quy phạm còn là việc đề cao phép đối (…), tính quy phạm như trên đã tạo ra một kiểu ước lệ mang đặc điểm riêng là thiên về công thức, trừu tượng, nhẹ về tính cá thể, cụ thể trong nghệ thuật.

 

Nhưng cha ông cha ta trên đường sáng tạo văn học, đã từng bước tìm cách phá vỡ tính quy phạm đó để cho hồn thơ, tài thơ, hồn văn, tài văn của mình nở hoa kết trái tự nhiên lắm màu sắc hơn, ngọt dịu hơn. Việc sáng tạo ra ba thể: thơ lục bát, song thất lục bát và hát nói, việc tăng cường khai thác kho tàng ngôn ngữ dân gian, việc phát huy ý thức văn học phản ánh cuộc sống, cùng với khuynh hướng dân chủ hóa trong văn học, … tất cả đã dần dần phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại [89 – 90]

 

Trong Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng môn Ngữ Văn 10, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phần Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, chương trình nâng cao trình bày:

(…) Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật: tính sùng cổ, tính tượng trưng và ước lệ; sáng tác với tính quy phạm chặt chẽ nhưng cũng luôn phá vỡ tính quy phạm để tạo nên những sáng tạo độc đáo. [trang 139, NXB Giáo dục, 2010]

 

Trong Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, GS. Lê Trí Viễn dùng một lượng trang khá lớn để làm sáng tỏ khái niệm này. Ông cho rằng: Quy phạm với nghĩa thường nhất là đảm bảo ở một nơi nào đó hoạt động có tổ chức, nề nếp đạt hiệu quả cao. Nó là biểu hiện của văn minh, văn hoá ở mỗi con người, ở một cộng đồng, ở cả một xã hội. Dùng một thuật ngữ xưa thì nó là biểu hiện của chữ “lễ”. [227], đến phần “quy phạm trong văn học”, tác giả viết “quy phạm có mặt từ cái nhỏ đến cái lớn, bất kỳ đâu cũng có khuôn phép”; sau đó, ông dành nhiều trang viết để phân tích tính quy phạm trong thơ “cận thể” (Đường luật).

 

Từ điển thuật ngữ văn học, không khái niệm này. Từ điển văn học (bộ mới), và 150 thuật ngữ văn học mục quy phạm nghệ thuật, đều của tác giả Lại Nguyên Ân, ông viết: Khái niệm chỉ hệ thống những biểu trưng và ngữ nghĩa nghệ thuật được quy chuẩn, cố định hóa. Quy phạm nghệ thuật có vai trò lớn đối với những thời đại văn hóa được tổ chức nghiêm ngặt, chủ yếu là văn học cổ đại và trung đại, trước thời đại chủ nghĩa lãng mạn.

Sau đó, ông viết tiếp: Vấn đề lý giải một cách phi quy phạm là vấn đề thường mang tính thời sự và có tác dụng tích cực trong văn học thế giới (…) Khi các cơ sở hệ tư tưởng mất đi, khi các chuẩn mực thẩm mỹ chung bị tan rã, quy phạm sẽ không còn tồn tại như một chỉnh thể thống nhất. [1485 – 1486]

 

Từ những vấn đề trên chúng tôi đưa ra những nhận xét bước đầu sau đây:

 

Thứ nhất, khái niệm tính quy phạm và sự phá vỡ quy phạm chỉ mang tính tương đối. Bởi đời sống văn học Việt Nam trung đại vốn rất phức tạp và nó coi sự hỗn dung như là một điều hiển nhiên tất yếu. Cũng chính vì thế, nhiều học giả phải dùng hai khái niệm song hành để cùng chỉ một hiện tượng, mà tính quy phá và sự phá vỡ quy phạm là một ví dụ điển hình sinh động nhất.

 

Thứ hai, như trên đã nói, chúng tôi cũng xin nhấn mạnh thêm rằng tuy về đề tài hay quan niệm nghệ thuật về con người nếu cố sức ta cũng có thể ít nhiều phân biệt được đâu là biểu hiện của tính quy phạm và đâu là những biểu hiện quy phạm, song rạch ròi như vậy là không nên và khó có thể mang tính chính xác khoa học. Bởi khi ấy, ta muốn tách biệt những điều mà cả nội hàm lẫn ngoại diên của nó đã rất khắng khít.

 

Thứ ba, chúng tôi cho rằng ngay trong một thể loại, thơ Đường luật chẳng hạn vừa có tính quy phạm, nhưng cũng vừa có sự phá vỡ tính quy phạm. Ta cũng không thể nó thể lục bát, hay song thất lục bát, hát nói (những thể loại nội sinh) là hoàn toàn phá vỡ tính quy, tính quy phạm trong từng thể loại này cũng được biểu hiện ở những mặt nhất định.

 

Để tiện theo dõi chúng tôi lập bảng tổng hợp nhằm đối sánh giữa tính quy phạm và phi quy phạm trong thơ Đường luật của văn học Việt Nam trung đại

3
0
Nguyễn Anh Minh
11/12/2020 18:41:30
+3đ tặng

Quy phạm là tính chất mẫu mực, khuôn sáo được thể hiện qua một số hệ thống phức tạp và phương pháp các quy ước về nội dung và hình thức của tác phẩm, các cách thức miêu tả, biểu hiện mà người viết phải tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình sáng tác. Hay nói một cách nôm na rằng tính chất quy phạm chính là biểu hiện của chữ “Lễ”, là những khuôn phép mang tính chất quy ước.Tính quy phạm văn học trung đại có nguồn gốc sâu xa từ ý thức sùng cổ, tập cổ, tôn trọng các chuẩn mực mà xã hội đã quy định. Điều này còn được thể hiện qua ý thức phục tùng các nguyên tắc, luật lệ nghiêm ngặt của xã hội trọng lễ. Không chỉ dừng lại ở đó, tính quy phạm trong văn học trung đại còn bắt nguồn từ ý thức tuân thủ những quy định chặt chẽ trong nội dung và hình thức thi cử.

-Tính chất quy phạm trong đề tài nhìn chung được đảm bảo. Tuy vậy, đó chỉ là khi viết bằng chũ Hán. Còn khi viết bằng chữ Nôm, tiếng Việt thì tính chất bất quy phạm xuất hiện. Nếu giai đoạn thượng kì, đề tài sáng tác ngâm vịnh chủ yếu là vua quan, mai, lan, cúc, trúc hay ngư, tiều, canh mục…thì đến giai đoạn hạ kì, đề tại được mở rộng thêm nhiều theo hướng tự do, phóng khoáng, dần phá vỡ những gì quy định từ trước. Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái là những tác giả có biểu hiện phá cách rõ nhất. Những con người tầm thường, những sự vật tầm thường được đưa vào văn học. Thiên nhiên không còn mang tính quy phạm, hạn chế tính ước lệ khuôn mẫu mà thay vào đó là những gì gần gũi với đời sống hàng ngày của người bình dân như mùng tơi, cà, mướp, rau muống…Điều này được chứng minh trong “Hồng Đức quốc âm thi tập”. Đề tài ngâm vịnh chẳng có gì là cao quý, ngược lại thơ dùng ngâm vịnh đủ thứ đồ vật trong nàh từ cái hũ, cái vò, cái đầu rau, cái cối xay, cái điếu…Phú Hán thanh nhã, cao sang còn phú Nôm lấy đề tài thông tục: tổ tôm, cờ bạ, thầy đồ ngông…Kinh nghĩa là thể văn trường thi, yêu cầu bình luận lời thánh hiền trong kinh điển thì Lê Quý Đôn, một con người tưởng là nghiêm trang bậc nhất lại viết hai bài kinh nghĩa lấy tựa đề là “Mẹ ơi, con muốn lấy chồng”, và “Ai ơi, chớ lấy học trò” với giọng đầy hóm hỉnh, đùa cợt.Con người càng ngày càng chủ động hơn trong tình yêu đặc biệt là tâm tư tình cảm thầm kín của người phụ nữ dần bộc lộ. Điều này đáng được trân trọng biết bao!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư