giải thích việc kế hoạch theo chủ tiêu sinh 2 con là rất khó khăn
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Huyện Ia Pa là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Gia Lai, hơn 70% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức còn hạn chế, sinh đông con làm cho cuộc sống của người dân thêm phần khó khăn. Năm 2009, chị Ksor H’Phương vào làm cán bộ dân số tại Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) huyện Ia Pa, sau đó được bố trí xuống xã Ia Tul.
Lúc đầu, chị gặp không ít khó khăn, vì tuyên truyền vận động các cặp vợ chồng thay đổi quan niệm “sinh đông con để làm nương rẫy” là rất khó. Nhưng với niềm say mê công việc, tâm huyết với nghề, chị đã vượt qua mọi khó khăn xây dựng được niềm tin trong lòng bà con. Với suy nghĩ “mưa dầm thấm lâu”, chị thường xuyên đến từng hộ gia đình, hướng dẫn chị em cách sử dụng các biện pháp tránh thai, giải thích cho họ thấy rõ những hệ lụy từ việc sinh nhiều, sinh dày và những lợi ích từ việc sinh con có kế hoạch. Chị Ksor H’Phương cho biết: Tôi đã xác định từ đầu, dù làm bất cứ công việc nào mình cũng phải cố gắng hết sức. Mình nói dân người ta hiểu, người ta nghe và làm theo, thì trong lòng thấy rất vui. Hằng năm, các chỉ tiêu tỉnh, huyện giao, xã mình đều đạt.
Chính nhờ tâm huyết với công việc mà hơn sáu năm qua chị đã vận động được nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã không sinh con thứ ba. Hiện xã Ia Tul có 286 trên tổng số 520 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đang sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả, tỷ lệ sinh con thứ ba của xã luôn thấp hơn nhiều so với những địa phương khác trên địa bàn huyện. Quan trọng hơn, nhiều cặp vợ chồng người dân tộc thiểu số đã thay đổi được quan niệm cũ, tiến tới việc sinh ít con, có thời gian phát triển kinh tế gia đình, con cái được tạo điều kiện đi học. Chị Nay H’Quy, thôn Biah A, xã Ia Tul tâm sự: “Nếu sinh đông con thì cha mẹ phải đi làm mà không có tiền cho con ăn học, không đủ ăn, gia đình khó khăn. Nghe chị Phương tuyên truyền, mình dùng các biện pháp tránh thai, giờ gia đình mình sinh một cháu để nuôi dạy cho tốt”. Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Ia Pa Kpă Lan nhận xét: Chị Phương vừa có chuyên môn lại vừa có kinh nghiệm cho nên chỉ đạo cộng tác viên làm rất tốt. Cô ấy thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng, những ý kiến thắc mắc của người dân để giải thích cho họ hiểu. Mỗi lần triển khai chiến dịch, chị Phương đều có kế hoạch rõ ràng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để xuống thôn tuyên truyền, cho nên mỗi lần triển khai chiến dịch xã Ia Tul đều đạt và vượt chỉ tiêu.
Nhờ sự nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, không quản ngại khó khăn mà trong thời gian qua chị Ksor H’Phương luôn được các cấp lãnh đạo, bà con nhân dân trong xã tin tưởng và quý mến.
ANH PHAN
(Gia Lai)
Tùy tiện thu giữ phân bón, thức ăn gia súc của dân
Ngày 21-9-2016, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bạch Thông kiểm tra gia đình chị Nguyễn Thị Lệ ở thôn Bản Mèn, xã Dương Phong và tạm thu của gia đình chị Lệ năm bao cám chăn nuôi lợn nhãn hiệu Calgirll, sáu bao lân Lâm Thao và ba bao đạm Hà Bắc. Chị Lệ lý giải: “Số cám và phân bón này gia đình tôi mua tại tổng đại lý Kim Huế, ở phường Đức Xuân, TP Bắc Cạn để chăn nuôi, bón cho vườn quýt chứ không phải buôn bán. Mặt khác, mua cám, phân bón về để chăn nuôi, bón cây của gia đình cho nên không lấy hóa đơn, chứng từ nguồn gốc”.
Không chứng minh được gia đình chị Lệ kinh doanh, buôn bán thức ăn chăn nuôi, phân bón nhưng Đoàn liên ngành huyện Bạch Thông vẫn quyết định tạm thu, đưa về huyện số cám chăn nuôi, phân bón với lý do không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Ngày 26-9, hai vợ chồng chị Lệ lên Phòng Kinh tế hạ tầng, rồi Đội Quản lý thị trường huyện Bạch Thông để giải quyết, nhưng được trả lời là cán bộ được giao nhiệm vụ này đi vắng. Sau đó, chị Lệ lại bị Công an huyện Bạch Thông, Đoàn kiểm tra gọi ra trụ sở UBND xã Dương Phong làm việc. Tại đây, chị Lệ cung cấp hoá đơn, nguồn gốc số thức ăn chăn nuôi, phân bón của mình. Điều đáng nói, số cám chăn nuôi, phân bón tạm thu của chị Lệ được đưa về Đội Quản lý thị trường số 2, bị ẩm thấp, chuột cắn, chất lượng giảm, cám hết hạn sử dụng. Chị Lệ bức xúc: Gia đình tôi rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, bản thân đang được hưởng chế độ chất độc màu da cam, bị thu số cám, tôi phải “bán non” bốn con lợn; 500 cây quýt và bốn bung ruộng (4.000 m2) không có phân để bón, gây thiệt hại không nhỏ cho gia đình.
Ngày 18-11-2016, UBND huyện Bạch Thông đã có Văn bản số 984/UBND-KTHT trả lời chị Lệ. Trong đó nêu rõ, UBND huyện giao Đoàn kiểm tra giải quyết theo hướng trả lại số hàng hóa tạm giữ kể trên cho gia đình chị Lệ; yêu cầu Đoàn kiểm tra cần kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Giải quyết vụ việc của UBND huyện Bạch Thông là quá chậm trễ và không thỏa đáng. Vì cám đã hết hạn sử dụng, phân bón giảm chất lượng thì trả lại cho chị Lệ để làm gì, việc tạm thu số thức ăn chăn nuôi, phân bón được cho là chưa đúng, gây thiệt hại cho gia đình chị Lệ không được đề cập đến. Đề nghị UBND tỉnh Bắc Cạn chỉ đạo UBND huyện Bạch Thông giải quyết dứt điểm vụ việc này, kiểm điểm trách nhiệm của các cán bộ liên quan, bồi thường thỏa đáng cho gia đình chị Lệ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |