Điểm giống giữa ADN và ARNTrước hết, cả ADN và ARN đều là các đại phân tử với cấu trúc đa phân. Trong đó đơn phân là các nucleotit. Các nguyên tố hóa học tạo nên cả hai phân tử này là C, H, O, N, P.
Mỗi nucleotit đều được tạo thành từ một gốc đường, gốc axit photphoric và bazo nito. Có 4 loại bazơ nitơ tạo nên 4 loại nucleotit trong phân tử ADN và ARN. Trong đó, cả hai loại đều cùng chứa 3 bazơ nitơ gồm Adenin, Guanin, Xitozin.
Sự liên kết giữa nucleotit hay các đơn phân trong đại phân tử đều được thực hiện bằng liên kết hóa trị tạo thành mạch chính. Ngoài ra, cả ARN và ADN đều đóng vai trò quan trọng trong truyền đạt thông tin di truyền, tổng hợp phân tử protein trong cơ thể sinh vật.
Điểm khác giữa ARN và ADNCác điểm khác biệt giữa ARN và ADN cần được xem xét trên nhiều yếu tố. Các yếu tố này có thể bao gồm: thành phần cấu tạo, cấu trúc, chức năng,… Dưới đây là một số phân tích để bạn có thể phân biệt hai phân tử ADN và ARN.
Thành phần cấu tạoADN được cấu tạo từ gốc đường đêôxiribôzơ (C5H10O4) và thành phần bazơ nitơ gồm bốn loại là Adenin, Guanin, Timin và Xitozin. Trong khi đó, ARN được cấu tạo từ đường Ribôzơ (C5H10O5). Thành phần bazơ nitơ gồm: Adenin, Guanin, Uraxin và Xitozin.
Cấu trúc phân tửPhân tử ADN có cấu trúc gồm hai mạch kép xoắn đều quanh một trục và ngược chiều nhau, liên kết thông qua liên kết Hidro. Không chỉ vậy, số lượng đơn phân của đại phân tử này cực lớn có thể lên đến hàng triệu trong một phân tử ADN. Chiều dài của ADN có thể đạt mức hàng trăm micromet. Do vậy, có thể thấy kích thước và khối lượng của ADN rất lớn.
Trong phân tử của ADN có bốn loại nucleotit. Cụ thể là các loại A, T, G, X. ADN xuất hiện ở nhân tế bào. Ngoài ra, phân tử này còn tồn tại ở trong cả ti thể, lạp thể ở tế bào chất với một số loài.
Trong khi đó, ARN chỉ có cấu trúc mạch đơn, do vậy, trong phân tử này không tồn tại liên kết Hidro. Dù cũng được gọi là đại phân tử nhưng kích thước và khối lượng của ARN nhỏ hơn rất nhiều so với ADN.
Có 3 loại ARN gồm: mARN, tARN và rARN. Mỗi loại có cấu trúc không gian khác nhau. Trong phân tử của ARN có bốn loại nucleotit. Cụ thể là các loại A, U, G, X. ARN xuất hiện ở nhân, nhiễm sắc thể, lạp thể, ty thể và đặc biệt thường gặp trong riboxom.
Chức năngPhân tử ADN có tính đa dạng và đặc thù cho các loài sinh vật trên trái đất. Dù chỉ thay đổi cấu trúc một chút cũng có thể tạo ra một loài khác nhau. Do vậy, đây là phân tử đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Không chỉ vậy, thứ tự trong phân tử ADN sẽ quyết định trình tự của ribonucleotit trên ARN. Từ đó, trật tự của các axit amin trong protein cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, đây là phân tử chứa đựng thông tin di truyền quan trọng. Những đột biến trên phân tử gen cấu trúc này có thể dẫn đến sự đột biến về kiểu hình ở sinh vật.
Với phân tử ARN, mỗi loại phân tử sẽ có những chức năng khác nhau. Trong đó, ba chức năng cụ thể là truyền đạt thông tin di truyền, vận chuyển axit amin để tổng hợp protein, tham gia tổng hợp protein tại riboxom. ARN còn được gọi là bản sao của gen cấu trúc quy định về các protein tương ứng do thực hiện phiên mã một đoạn gen, từ đó dịch mã tạo thành protein tương ứng.
Sự biến mất của phân tử mARN sau quá trình dịch mã không làm ảnh hưởng đến kiểu hình của sinh vật. Chúng ta không thực hiện các xét nghiệm ARN để xác định huyết thống, bệnh lý di truyền,.. giống như thực hiện với phân tử ADN.