Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra và phân tích biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo trong Chí Phèo

Chỉ ra và Phân tích biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo trong Chí Phèo 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
324
1
1
Nguyễn Anh Minh
14/12/2020 19:25:55
+5đ tặng
  • Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ở đây trước hết được biểu hiện ở chỗ đã khám phá ra nỗi khổ bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người của người lao động lương thiện. Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đó.
  • Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người lao động lương thiện:  Làm thế nào để cho con người được sống một cuộc sống xứng đáng trong cái xã hội vùi dập nhân tính ấy; hãy tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn.
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo còn thể hiện qua thái độ lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động (bọn thống trị độc ác; nhà tù thực dân; những thành kiến, định kiến vô nhân đạo).
Tư tưởng nhân đạo đặc sắc, độc đáo của Nam Cao ở đây còn được thể hiện ở thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân. Cao hơn nữa, nhà văn còn khám phá ra những phẩm chất lương thiện của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như u mê, cằn cỗi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Tú Uyên
14/12/2020 19:26:58
+4đ tặng

Ở những tác phẩm hiện thực lớn chủ nghĩa hiện thực bao giờ cũng kết hợp với chủ nghiĩa nhân đạo. Không có cảm hứngnhân đạo "chủ nghĩa hiện thực" dễ hoá thành chủ nghĩa tự nhiên cường điệu qua những sự nhếch nhác xấu xí ở ngưòi lao động xem họ như loài vật. Quan điểm của Nam Cao là nhà văn phải "cố tìm mà hiểu" "cuộc sống đáng thương" và "cái bản tính tốt" của người nghèo thường bi che lấp vùi dập.

Cảm hứng nhân đạo của Nam Cao thể hiện ở sự thông cảm sâu sắc của tác giả đối với con người Chí Phèo. Ở nhân vật xấu xí và nhếch nhác đến tuyệt vọng này tác giả vẫn nhìn nhận phần nhân tính còn lại: Sau đêm âu yếm với Thị Nở chúng ta thấy một Chí Phèo khác. Thị Nở đã khơi dậy bản năng sinh vật ở gã đàn ông tình yêu thương mộc mạc đã thức dậy ở Chí Phèo những tình cảm nhân tính sơ đẳng nhất. Lần đầu tiên Chí Phèo mắt ươn ướt "tiếng cười nghe thật hiền". Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí Phèo mới lại nghe thấy tiếng chim hót vui vẻ tiếng cười nói của mấy người đi chợ về tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá…Những âm thanh ấy bỗng vang đọng sâu xa trong lòng Chí Phèo như là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống.

Sự tha hóa ấy không chỉ có Bá Kiến, nhà tù thực dân gây ra, mà còn những người dân sống ở làng Vũ Đại mà tiêu biếu nhất là bà cô của Thị Nở - Con người đã tạo ra bức tường vô hình ngắn cách Chí đến với cuộc sống đích thực của một người lương thiện. Kết thúc câu truyện là một tình tiết đầy ngụ ý, biết đâu lại chẳng có một “Chí Phèo con” bước ra từ cái lò gạch cũ vào đời để “nối nghiệp bố”. Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh của tác phẩm là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó.

Tác phẩm Chí Phèo mạng đậm giá trị nhân đạo đặc sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương của Nam Cao đối với những người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh. Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×