Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
14/12/2020 21:32:52

Phân tích khổ cuối bài thơ " Tiểu đội xe không kính"

Phân tích khổ cuối bài thơ " Tiểu đội xe không kính"

3 trả lời
Hỏi chi tiết
495
0
1
Thanh Hà
14/12/2020 21:35:47
+5đ tặng

Trong chặng đường văn học giai đoạn 1945 – 1975, cùng với rất nhiều nhà thơ trẻ khác Phạm Tiến Duật cũng mạnh dạn góp ngòi bút của mình vào vườn thơ ca kháng chiến. Với bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" ông đã phần nào khẳng định tài năng, trách nhiệm của mình trước vận mệnh của dân tộc. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh của những chiếc xe không kính cùng phong thái ung dung ngang tàng của những người lính lái xe. Và khép lại bài thơ là ý chí bền bỉ chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước:

"Không có kính rồi xe không có đèn
……………
Chỉ cần trong xe có một trái tim"

Lời thơ tựa như lời kể chuyện, kể thêm về cái khốn khó của một thời chiến đấu không thể nào quên. Với ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, những mốc chiếc xe không chỉ không có kính mà còn hơn thế là:

"Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước"

Cùng với điệp ngữ "không có" cùng một loạt hình ảnh liệt kê "thùng xe, mui xe, đèn xe" giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn cái ác liệt nơi chiến trường. Giờ đây, xe không chỉ không có kính mà xe còn không có đèn rồi lại không có mui xe, thùng xe thì bị xước trở nên biến dạng, xấu xí. Chiếc xe bỗng trở nên trần trụi và dị dạng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trái ngược với hình dạng không ưa nhìn của những chiếc xe là tâm hồn phơi phới dậy tương lai của những người lính lái xe:

"Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước"

Dù cho ngoại cảnh có khốc liệt, vật chất có thiếu thốn như thế nào đi chăng nữa thì bánh xe vẫn lăn thẳng về miền Nam thân yêu. Phải chăng chính tình yêu Tổ quốc, tinh thần tự tôn dân tộc đã thôi thúc, động viên những người lính trẻ cầm chắc tay lái vượt qua rào cản khó khăn và với họ thì:

"Chỉ cần trong xe có một trái tim"

Dẫu có bao nhiêu gian khó thì cũng chỉ cần có "trái tim" là đủ. "Trái tim" nồng nàn yêu nước hay tinh thần lạc quan của người lính thì cũng vậy. Nó đã vượt lên cái khốn khó "không đèn, không kính, không mui xe, thùng xe xước" để hóa thành tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hình ảnh khép lại bài thơ lại có sức lan tỏa, làm sáng dậy một tình yêu đất nước sâu nặng. Mọi thứ có thể thiếu nhưng thứ duy nhất không thể mất đi chính là niềm tin vững vàng của người cầm lái. Chỉ có con người và chỉ có tình yêu mới có thể giúp cuộc kháng chiến của dân tộc thành công. Đến đây, câu thơ như đang biểu dương, ngợi ca những người lính lái xe, những anh bộ đội cụ Hồ.

Nếu như trong thơ của Chính Hữu, người lính trong kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những miền quê nghèo khó nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc họ từ giã quê hương bước vào mặt trận, họ bước vào kháng chiến với muôn vàn khó khăn:

"Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"

hay:

"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá"

thì khi đến với "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" ta lại bắt gặp một thế hệ trẻ bước vào kháng chiến với niềm vui và tinh thần lạc quan, họ được giác ngộ về lí tưởng Cách mạng, họ là những người lính có học thức cao hơn, ý thức hơn về trách nhiệm của mình với vận mệnh của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
NGUYỄN THANH THỦY ...
14/12/2020 21:37:29
+4đ tặng

 Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Ông được gọi là "Viên ngọc Trường Sơn của thơ ca" bởi thi sĩ đã mang cả hào khí thời đại cùng dãy Trường Sơn vào thơ. Đặc biệt mảng thơ về người lính lái xe của ông đã để lại ấn tượng thật thú vị, đó là "Vết xe lăn" nóng bỏng trong những bài thơ Trường Sơn thời chống Mĩ.

    Trong số những vần thơ thông minh, dí dỏm về người lính lái xe Trường Sơn của Phạm Tiến Duật, phải kể đến Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

    Bài thơ được viết năm 1969, in trong tập "Vầng trăng - Quầng lửa". Hình tượng thơ hết sức độc đáo: những chiếc xe không kính băng băng ra trận bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh. Để cuối bài thơ, tác giả đưa ra một ý tưởng thật bất ngờ - đó là "trái tim cầm lái"

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

    Ở phần đầu bài thơ, Phạm Tiến Duật đã giải thích rất đơn giản mà sắc sảo "Không có kính không phải vì xe không có kính" bởi vì: "Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Thật là đơn giản ! Chiến tranh bom đạn tàn phá. Xe không kính chắn gió vẫn ra trận thanh thản mà ung dung. Hai câu đầu khi kết, tác giả một lần nữa tả hình dáng của chiếc xe quân sự thời chống Mĩ:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe có xước

    Đã không kính - gió, bụi, mưa tuôn vào buồng lái, khó khăn chồng chất hơn khi xe lại không có đèn, rồi không có mui xe thùng xe có xước. Một hình ảnh trần trụi do chiến tranh gây nên. Người lái xe phải huy động mọi giác quan, năng lực để lái xe trong mạo hiểm, phiêu lưu. Tất cả đều vượt qua bởi:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

    Đây là chủ đề sâu thẳm của bài thơ. Đây mới là điều hệ trọng và thiêng liêng mà cả bài thơ vui nhộn chưa hé lộ. Nhà thơ đã nói đúng tinh thần thời đại Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu). Cả nước lên đường đánh Mĩ vì Miền Nam ruột thịt. Vậy là trái tim đã giúp những người lính vượt qua gian khổ trên những chiếc xekhông kính, không đèn, không mui xe... Trái tim rực lửa căm thù giặc Mĩ và nóng bỏng yêu thương đồng bào miền Nam ấy chính là vẻ đẹp sâu thẳm của tâm hồn Việt Nam thời đánh Mĩ, là trái tim nhân hậu, thủy chung của cả dân tộc .

    Thơ là thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Phạm Tiến Duật đã thể hiện thành công tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước trong những năm tháng đánh Mĩ hi sinh gian khổ mà vĩ đại của dân tộc ta

0
0
thùy dương
14/12/2020 22:01:58
+3đ tặng
"Không có kính ... trái tim"
Một lần nữa , khổ thơ khẳng định lại sự thiếu thốn , khó khăn của người lính qua hình ảnh những chiếc xe đồng thời nói lên tình yêu tổ quốc thiết tha và ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
Tác giả đã phát hiện mọi khía cạnh của cái không " không kính , không đèn , không mui ..." qua điệp ngữ " không có" cùng với phép liệt kê được nhắc lại ba lần. Thêm một lần nữa tác giả nhấn mạnh thử thách khắc nghiệt của người lính như được nhân lên gấp bội lần. Hai dòng thơ ngắt làm 4 khúc: không có kính / rồi xe không có đèn / không có mui xe / thùng xe có xước. Như 4 chặng gập ghềnh , khúc khuỷu, đầy chông gai và hố bom .... mà người lính phải trải qua. Từ "có" ở đây là một điểm sáng chói khẳng định niềm tin, hy vọng của người lính. Từ một cái không để khẳng định một cái có:
" Chỉ cần trong xe có 1 trái tim"
Thì ra hoàn cảnh đối lập giữa hoàn cảnh - đó là những chiếc xe đầy thương tích với ý chí của con người - họ vẫn bất chấp tất cả thẳng tới chiến trường mà không một sức mạnh nào của kẻ thù khiến họ phải dừng chân.
Chói ngời và tỏa sáng cả khổ thơ cũng như cả bài thơ là hình ảnh nằm ở câu thơ cuối. Cuội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe , gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái kết đọng ở hình ảnh trái tim. Cách nới hoán dụ trái tim để chỉ người chiến sĩ nhưng đồng thời nó cũng là một ẩn dụ thể hiện lòng yêu nước thiết tha , căm thù giặc sôi sục , ý chí chiến đấu kiên cường vì miền Nam ruột thịt sẽ làm nên sức mạnh chiến thắng và con đường Trường Sơn sẽ không bao giờ bị đứt mạch. Những chiếc xe vận tải cũng chẳng bao giờ ngừng lăn bánh khi có bao trái tim cùng chung nhịp đập vì miền Nam thân yêu. Ẩn sau hình ảnh thơ là chân lí thời đại của chúng ta :" Sức mạnh chiến thắng không phải là vũ khí , phương tiện mà chính là con đường giàu ý chí , anh hùng lạc quan, quýêt thắng. Hoàn cảnh càng khó khăn khắc nghiệt bao nhiêu thì ý chí con người càng lớn hơn bấy nhiêu. Những con người vẫn vượt lên bom đạn hăm hở hướng ra tiền tuyến với tình cảm thiêng liêng vì miền Nam ruột thịt , vì mục tiêu chiến thắng giành độc lập , xum họp giữa hai miền Nam Bắc . Tình cảm lớn này đã hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo