LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy kể lại và phân tích câu chuyện Thánh Gióng

4 trả lời
Hỏi chi tiết
433
2
1
Snwn
18/12/2020 15:26:14
+5đ tặng
Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
 
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!
 
Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quanh bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.
 
Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Kiên
18/12/2020 15:28:29
+4đ tặng

Đời vua Hùng Vương thứ Sáu, giặc ngoại xâm ở phía bắc chỉ muốn sang chiếm nước Nam ta. Bấy giờ ở làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có một người đàn bà đã sáu mươi tuổi. Một hôm bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên Gióng. Điều kì lạ là không giống như bao đứa trẻ khác “ ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò”, Gióng nay đã ba tuổi rồi mà không biết nói biết cười, không biết đi, biết lẫy. Rồi bỗng chợt, một ngày nọ ngoài ngõ vang lên tiếng sứ giả rao mõ báo tin nước có ngoại xâm và nhà vua đang cầu hiền tài ra giúp nước. Chợt cậu bé Gióng bật ra tiếng nói, thưa với mẹ :

- Mẹ ơi, con muốn gặp sứ giả.

Quá đỗi bất ngờ, nhưng thấy con có nói cười gọi mẹ, bà vui lắm vội chạy ra gọi sứ giả tới. Gặp mặt sứ giả, cậu Gióng ngồi dậy truyền bảo:

Ngươi hãy về tâu với đức vua đúc cho một con ngựa sắt, một cây kiếm sắt, một roi sắt và một chiếc nón sắt để Gióng ta đi dẹp giặc.

Nhận tin sứ giả tâu lên, vua tức tốc truyền cho làm vật dụng mà Gióng yêu cầu. Rồi sứ giả chuyển đến chỗ Gióng.

Lại nói chuyện cậu bé Gióng. Từ sau ngày gặp sứ giả, Gióng bảo mẹ và dân làng cứ lo cơm, cà cho Gióng ăn no sẽ lớn lên và đánh được giặc. Bà mẹ cùng dân làng cuống cuồng chạy ngược xuôi lo cơm cà phục vụ cậu Gióng. Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi. Vải vóc do dân làng mang đến rất nhiều để may quần áo mà vẫn không đủ. Dân làng đành phải lấy hoa lau buộc thêm vào để che kín thân. Sau một bữa ăn, Gióng vươn vai đứng dậy, thân cao mười thước, hắt hơi mười tiếng rồi nhảy lên ngựa sắt. Ngựa bị bẹp rúm. Sứ giả sợ hãi cho về đúc lại thành ngựa mới, có đủ nội tạng như ngựa thật, chịu được sức nặng của Gióng. Khi mang ngựa sắt đến nơi cũng là lúc có tin cấp báo giặc Ân đang hoành hành cướp bóc ở Trâu Sơn (!). Thánh Gióng liền đội nón sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa và thét lớn: Ta là Thiên Tướng đây! Rồi giật cương, ngựa chồm lên, hí dài một tiếng và phi như gió, miệng phun lửa bừng bừng, làm cháy xém cây cối, nhà cửa mấy làng bên (tức các làng Phù Chấn, Phù Lưu và Phù Tảo được mang tên là làng Cháy hiện nay).

Gióng phi ngựa đến chỗ vua đang đóng quân nhận lệnh rồi hướng phía giặc Ân làm tướng tiên phong, quân sĩ ào ào theo sau. Thấy vậy, dân làng trên đường đội quân Gióng đi qua cũng chạy theo, từ trẻ chăn trâu, người đánh cá đến người đập đất, người chài lưới ven sông,… Hai tướng Dực và Minh của đất Hà Lỗ cũng đưa quân theo Gióng. Xung giữa trận tiền, giặc Ân bị đánh tơi bời, đứa thì bị giết, đứa sụp lạy quy hàng. Đang hăng chiến đấu, roi sắt của Gióng bị gãy, chàng liền quờ tay nhổ những khóm tre làng đầy gai mọc gần đấy quật vào quân giặc. Giặc chết như ngả rạ. Hàng loạt dãy tre làng được Gióng dùng vào đánh giặc. Chỗ rặng tre bị nhổ gần núi Trâu Sơn sau biến thành một dải đầm lớn gọi là đầm Thất Gian. Và những mảnh tre bị gãy ném rải rác khắp chiến trường, từ vùng Quế Dương cho đến Đông Ngàn sau này mọc thành loại tre đặc biệt có màu vàng óng ánh nên gọi là tre đằng ngà.

Đánh xong trận ở Trâu Sơn và Hà Lỗ, Gióng cho ngựa phi đến bến Bồ Đề và dừng lại uống nước sông Hồng. Vết chân của ngựa còn để lại hình lồi lõm ở một phiến đá lớn tại làng Phú Viên. Tiếp đó, Gióng lại phi ngựa vượt sông, đi ngược lên hồ Tây, rồi buộc ngựa vào gốc đa bên bờ, nhảy xuống hồ tắm. Nơi này về sau được dân làng Xuân Tảo lập đền thờ cúng. Ăn cơm nắm xong, ngựa đưa Gióng dạo khắp vùng Đông Anh, Kim Anh, Hiệp Hòa. Mỗi nơi ngựa Gióng đi qua đã để lại những cụm ao chuôm mang hình vết chân ngựa. Khi qua Phù Lỗ, đến chân núi Phù Mã, Thánh Gióng bèn cởi áo giáp sắt mắc vào cành đa, thúc ngựa lên đỉnh núi Sóc, để lại nón sắt, roi sắt, nhìn non sông đồng ruộng quanh vùng và hướng về Kẻ Đổng lần cuối, rồi một mình một ngựa bay thẳng lên trời. Hôm đó là ngày mồng chín tháng tư lịch trăng.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy.

Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làng Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, cho làng có xóm Bẩn nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng.

Từ đấy trở đi, người dân quê Phù Đổng của Gióng năm nào cũng mở hội vào ngày Gióng bay về trời, để nhớ lại chiến trận năm xưa và tưởng nhớ công ơn của vị Thánh làng mình. Trong khi đó, người dân hàng trăm làng quanh vùng núi Sóc lại mở hội để tưởng nhớ ngày Gióng sinh ra, cùng nhau nhớ về người anh hùng đã có công giúp dân đánh giặc ngoại xâm, cứu nước.

1
1
Thuan nguyen
18/12/2020 15:46:48
+3đ tặng

Trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, chủ đề đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước là chủ đề phổ biến. Và trong chuỗi các truyền thuyết có cùng chủ đề ta không thể không nhắc đến truyền thuyết Thánh Gióng. Tác phẩm nằm trong hệ thống truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước, qua câu chuyện này ta thấy ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã phải đối mặt với nạn giặc xâm lược, công cuộc dựng nước luôn gắn liền với công cuộc giữ nước, đồng thời thấy được tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của ông cha.

Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, sức chiến đấu kiên cường, quật khởi của dân tộc ta. Thánh Gióng được sinh ra một cách thần kì, bà mẹ đi ra đồng ướm chân vào một bàn chân lớn, về nhà bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra Thánh Gióng – một cậu bé khôi ngô tuấn tú, nhưng lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. Và cậu bé ấy chỉ cất tiếng nói khi nghe sứ giả tìm người đi đánh giặc. Lời nói đầu tiên của cậu chính là lời xin đi đánh giặc cứu nước, điều đó cho thấy ý thức công dân của con người phi thường này.

Sau tiếng nói thần kì, Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo không còn mặc vừa. Trước sự kì lạ của Gióng, dân làng mang gạo sang nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. Gióng lớn nhanh như thổi, khi giặc đến chân núi Trâu cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Sự lớn lên của Gióng càng đậm tô hơn mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu nước và người anh hùng: để đáp ứng yêu cầu lịch sử, Gióng phải lớn nhanh để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng phải khổng lồ về vóc dáng, ý chí thì mới có thể đảm đương được trọng trách lúc bấy giờ.

Bằng sức mạnh phi thường, Gióng đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, khi roi sắt gãy, Tháng Gióng không hề nao núng, nhổ những bụi tre ven đường để tiếp tục chiến đấu với kẻ thù cho đến khi chúng hoàn toàn bị tiêu diệt. Để làm nên những chiến công thần kì, không chỉ có những thứ vũ khi hiện đại (roi sắt, áo giáp sắt) mà còn là cả những vũ khí thô sơ nhất (bụi tre). Sau khi đánh tan giặc xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc rồi bỏ lại áo giáo một mình một ngựa bay về trời. Người anh hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu nước không màng danh lợi, phần thưởng, trở về tiên giới. Gióng đến trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó là dẹp quân xâm lược để mang lại bình yên cho nhân dân, cho đất nước. Điều đó càng đậm tô hơn nữa phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.

Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thần kì (sinh nở thần kì, lớn nhanh như thổi, bay về trời) với hình tượng người anh hùng. Thánh Gióng là một hình ảnh đẹp đẽ biểu tượng cho lòng yêu nước và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm xâm lược. Thánh Gióng là hình tượng bất tử trong lòng dân tộc Việt Nam.

0
0
Thiên sơn tuyết liên
18/12/2020 16:19:01
+2đ tặng
 Lên lớp 6, em được cô giáo giảng dạy nhiều thể loại truyện khác nhau như: cổ tích, truyền thuyết,…Thể loại truyện nào cũng hay cũng  hấp dẫn và để lại ấn tuợng sâu sắc trong em. Một trong những câu truyện truyền thuyết làm em nhớ mãi đó là truyền thuyết Thánh Gióng.
 
 Tương truyền rằng và đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng có đôi vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Vì tuổi đã già mà chưa có con nên hai người đều ao ước có một đứa con để một lần làm cha mẹ trước khi nhắm mắt. Nhưng ước muốn của hai ông bà quá đỗi khó khăn để thực hiện vì tuổi hai người đã cao. Một hôm, như thường lệ, bà ra đồng làmthì thấy một vệt chân rất to.  Bà nghĩ thầm đây chắc chắn không phải chân người. Bà tò mò liền đưa chân vào ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Khi về nhà hai vợ chồng rất đỗi ngạc nhiên và vui mừngkhi biết bà thụ thai. Nhưng thật kì lạ làm sao! Bà mang thai mãi đến 12tháng sau bà mới sinh được một cậu con trai mặt khôi ngô, tuấn tú. Bà đặt tên cho đứa bé là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu Gióng nằm đấy. 
 
Bấy giờ giăc phương Bắc qua xâm lược nước Văn Lang ta, gặp ai là chúng giết khiến cho ai nấy đều kinh hoàng. Nhà vua và sứ giả phải ráo riết đi tìm nhân tài cứu nước. Sứ giả đi khắp mọi nơi để rao tin. Một hôm sứ giả đi đến làng Gióng để rao thì bỗng nhiên Gióng kêu mẹ gọi sứ giả vào. Mẹ của Gióng rất ngạc nhiên, sau đó gọi sứ giả vào theo lời Gióng. Gióng nói với sứ giả: “ Ông hãy về tâu với vua sắm cho ta một bộ giáp sắt, một con ngựa sắt và một cây roi sắt”. Sứ giảvô cùng ngạc nhiên khi một đứa bé lên ba đòi đi đánh giặc, vừa vui mừng làm theo lời của Gióng. Sau đó, nhà vua đã sai các thợ rèn làm những thứ Gióng yêu cầu thật gấp rút để mang đến cho Gióng. Từ hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong thì rách. Hai vợ chồng cùng với bà con hàng xóm góp gạo nuôi  Gióng  vì ai cũng muốn Gióng đuổi giặc điđể đượchòa bình như xưa. Giặc Ân đã tràn đến chân núi Trâu. Chúng đông không thể tả xiết, cứ như một cơn lũ lụt tràn về vậy.Tình thế nước ta lúc này đã nguy cấp lắm rồi. Sứ giả cùng các binh lính mang những thứ Gióng cần đến. Mọi người không thể tin vào mắt của mình nữa, cứ như một phép thuật vậy. Gióng vươn vai một  cái thì trở thành một tráng sĩ. Gióng ngồi lên con ngựa sắt thì nó hí dài sau đó nó phun lửa. Gióng cầm roi sắt lên đánh giặc. Gióng đánh đâu thì thắng đó. Xác giặc nằm la liệt khắp nơi, đếm không xuể. Đánh xong Gióng cởi giáp sắt, bỏ lại roi sắt cùng với ngựa bay về trời. Vua  và nhân dân đều biết ơn Gióng, phong thánh và lập đền thờ ở nhiều nơi. Về sau những bụi tre bị phun lửa ngả màu vàng, Làng bị ngựa phun lửa cháy,…. Đều được nhân dân ta giữ gìn và bảo tồn xem như tưởng nhớ và biết ơn vị anh hùng cứu nước.
 
Em rất thích đọc câu truyện này vì câu truyện này thể hiện người Việt Namcó truyền thống  yêu chuộng hòa bình và muốn có người anh hùng chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ. Em còn hiểu hơn vì sao tre đằng ngà lại có màu vàng, vì sao làng được gọi là làng Cháy

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 9 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư