Phân tích hình ảnh con tàu và tâm trạng đợi tàu trong tác phẩm Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhà văn Thạch Lam là một nhà văn thường sáng tác về truyện dài nhưng lại có thành công ở thể loại truyện ngắn. Ông có phong cách sáng tác riêng biệt, thường viết loại truyện không có cốt truyện mà chủ yếu là những dòng cảm xúc như một bài thơ trữ tình, nhưng chiều sâu của tác phẩm lại làm cho người đọc ngỡ ngàng, thường mang đến cho người đọc những tình cảm chân thành, tha thiết. Đến với truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, đây cũng là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam, nhẹ nhàng và sâu lắng. Đặc biệt, truyện ngắn đã đem đến cho người đọc một cảnh tượng xúc động ở cuối bài: cảnh chờ tàu, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc.
Hàng ngày, chị em Liên luôn có một thói quen là thức đợi tàu. Sự mong móng về khoảng thời gian tàu đi qua Phố huyện Cẩm Giàng của hai chị em được tác giả khắc họa rõ nét. Lý do chờ tàu của hai chị em Liên khác hẳn hoàn toàn so với những lý do của người dân phố huyện Cẩm Giàng. Nếu người dân chờ tàu để bán hàng, để hy vọng có thể kiếm thêm được một ít vật chất, thì chị em Liên lại muốn thỏa mãn nhu cầu về tinh thần. Khoảng thời gian tàu đến, là lúc hai chị em Liên như được sống với những kỉ niệm của quá khứ, những ngày còn ở Hà Nội với cuộc sống đủ đầy. Tàu đến là một thế giới đầy âm thanh và ánh sáng giúp một ngày tẻ nhạt của hai chị em như có thêm làn gió mới. Giữa cuộc sống nghèo nàn, vẫn có những đứa trẻ giữ được tâm hồn tinh tế, trong sáng và lãng mạn. Hai chị em đợi tàu để được ngắm nhìn đoàn tàu, sống lại những kí ức tuổi thơ vui vẻ, đầy đủ, khoảng thời gian hạnh phúc đã mất trong quá khứ, để được sống ở một thế giới huyên náo hơn, rực rỡ, nhiều ánh sáng, khác hẳn cuộc sống tối tăm, tù túng ở nơi phố huyện này.
Chuyến tàu là biểu tượng cho sự sống, có ánh sáng, âm thanh, nó biểu tượng cho một cuộc sống đông vui, náo nhiệt. Khi tàu đến, Liên nhớ về Hà Nội, gắn với những kí ức về gia đình, cuộc sống sung túc. Hình ảnh đoàn tàu mang đến cho Liên không gian ánh sáng và âm thanh của một Hà Nội huyên náo, rực rỡ và vui vẻ. Cuộc sống ấy nó khác hẳn với cuộc sống tẻ nhạt, tù túng và tăm tối, bế tắc nơi phố huyện Cẩm Giàng. Qua cảnh chờ tàu, nhà văn Thạch Lam đã thể hiện thái độ trân trọng, thương cảm đối với những kiếp người nhỏ bé. Đồng thời, tác giả muốn đánh thức những con người đang sống trong cuộc sống quẩn quanh, bế tắc những triết lý về cuộc sống. Đó là: hãy nỗ lực vươn lên, đừng để bản thân chìm trong đêm tối, đừng sống cuộc đời vô nghĩa lý. Hiện thực cuộc sống xung quanh có thể nghèo đói hay thiếu thốn, tù túng hay tăm tối, nhưng con người không bao giờ được phép ngừng tin tưởng và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Hình ảnh đoàn tàu mang đến nhiều ánh sáng cũng thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của tác giả về một tương lai tươi sáng hơn đối với con người. Qua cảnh chờ tàu, nhà văn thể hiện niềm tin vào khát vọng vươn lên của con người. Cho dù cuộc sống có bế tắc hay tăm tối thì họ vẫn luôn có một tinh thần hướng đến tương lai, không nguôi khát vọng đổi đời. Tác giả đã góp tiếng nói của mình để lên án xã hội đã không quan tâm đến số phận con người, để họ phải sống lay lắt từng ngày, trong nghèo đói và bóng tối. Qua đó lên tiếng đòi đổi thay cuộc sống, để con người có cuộc sống xứng đáng hơn.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” với việc xây dựng một đoạn kết đầy ấn tượng với cảnh tượng chờ tàu đầy xúc động. Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng nhà văn đã đem đến cho người đọc những ý nghĩa sâu sắc, thể hiện được chiều sâu tác phẩm và tình cảm nhân đạo từ nhà văn Thạch Lam.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |