Đoạn trích "Trong lòng mẹ" trích trong "Những ngày thơ ấu" đã thể hiện được sự hạnh phúc tột cùng và trọn vẹn của cậu bé Hồng khi được gặp lại mẹ. Thật vậy, cuộc hội ngộ xúc động và tột cùng hạnh phúc, vỡ òa, xúc động của cậu bé Hồng đã được tái hiện chân thực trong đoạn cuối của trích đoạn Trong lòng mẹ. Đầu tiên, người đọc có thể thấy được đó là cuộc gặp lại, đoàn tụ bất ngờ và xúc động của cậu bé với mẹ của mình. Khi thấy người có bóng giống mẹ mình, ngay lập tức như bản năng, cậu lập tức đuổi theo và gọi bối rối bằng giọng ngập tràn xúc động. Ta có thể thấy được tình yêu đối với mẹ luôn thường trực đến nỗi cậu đã xúc động, rồi gọi và đuổi theo mẹ trong bối rối, xúc động vỡ òa lẫn lộn. Sau đó, cảm xúc của cậu bé đó là sự tủi cực, xót xa khi đó đúng là người mẹ của mình. Tình yêu thương quá lớn dành mẹ và cuộc hội ngộ bất ngờ ấy đã khiến cho cảm xúc của cậu trở thành sự tủi cực, xót xa cho những tháng ngày không được ở bên mẹ. Hình ảnh so sánh đặc sắc "khác gì cái ảo ảnh....sa mạc" đã thể hiện một cách chân thực và sinh động tình yêu, nỗi nhớ nhung và khát khao được gặp mẹ tột cùng của cậu bé Hồng. Đó là sự khát khao tình yêu thương, được ở bên mẹ của cậu, tựa như người đi trên sa mạc khát khao nguồn nước. Cậu có nỗi sợ đó là hình bóng ấy không phải là ảo ảnh do cậu tưởng tượng ra. Sự đau khổ bấy lâu nay của cậu đã trào dâng thành nước mắt trong lòng mẹ. Sau đó, cậu bé Hồng đã được tận hưởng cảm giác hạnh phúc và sung sướng vô cùng khi được gặp lại mẹ. Sau những cảm xúc đau khổ bên trên thì hạnh phúc bây giờ với cậu càng trọn vẹn hơn. Cậu thấy mẹ mình vẫn xinh đẹp như xưa, cậu thấy sự ấm áp ruột thịt lại trở về bên mình, cậu thấy êm dịu và bình yên khi ở bên mẹ của mình. Đồng thời, nhờ sự hạnh phúc ấy, cậu cũng nhanh chóng quên đi những lời nói cay độc của bà cô. Tóm lại, cậu bé Hồng đã có cuộc hội ngộ với mẹ vô cùng hạnh phúc và sung sướng trào dâng.