viết về sự thay đổi giao thông ngày xưa và ngày nay
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đất nước ta ngày một phát triển theo thời gian. Một trong những minh chứng đó là cơ sở hạ tầng đô thị có sự thay đổi vượt bậc thông qua các tòa nhà chọc trời không ngừng được mọc lên. Và điều dễ dàng hơn để nhận ra quá trình đô thị hóa là đường xá và các phương tiện lưu thông hiện nay. Bạn đã bao giờ hình dung được giao thông Việt Nam xưa và nay khác nhau như thế nào chưa. Và những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn cảm nhận được điều đó.
Giao thông Việt Nam xưa và nay có nhiều thay đổi lớn. Ở nước ta ngày xưa, cụ thể là ở Hà Nội với khung cảnh đường phố vắng vẻ, tiếng tàu điện leng keng, đường phố thì hiếm khi nào bị tắc nghẽn hoặc ô nhiễm khói xe, tiếng ồn thì nay những hình ảnh đó chỉ còn đọng lại trong ký ức của của những người cao tuổi, bậc trung niên.
Một thời xe kéo tay trên phố. Ngày nay xe kéo tay hầu như đã “tuyệt chủng” thay vào đó là các phương tiện khác như xe ôm, taxi, grab, bus….
Những chiếc xích lô ngày xưa, một hình ảnh vốn đã thân thuộc và gắn bó với nhiều thế hệ, điều này đã trở thành một nét đẹp văn hóa của Việt Nam. Ngày nay xe xích lô hầu như chỉ dành riêng cho việc phục vụ các khách du lịch nước ngoài có nhu cầu tham quan phố cổ.
Mấy chục năm trước, chiếc xe đạp trị giá lên đến cả cây vàng, và chúng được cấp giấy chứng nhận sở hữu, có biển số và được giữ gìn như vật báu trong nhà. Còn hiện nay cả nước có hơn 46,5 triệu xe máy, tính trung bình cứ 2 người dân Việt Nam thì có 1 chiếc xe máy.
Tàu điện ngầm leng keng, là một nét văn hóa rất riêng thời bao cấp. Ngày nay, hình ảnh tàu điện chỉ còn đọng lại trong ký ức, thay vào đó là hàng trăm tuyến xe buýt len lỏi mọi ngõ ngách ở Thủ đô.
Ngày xưa, người dân chủ yếu sử dụng xe thồ, xe cải tiến để làm phương tiện vận chuyển hàng hóa với con người làm sức kéo. Ngày nay, xe kéo tay hầu như đã không còn xuất hiện thay vào đó là cáo cấp hơn như xe ba gác, xe máy chở hàng cồng kềnh trên phố.
VẬY CÒN VĂN HÓA GIAO THÔNG VIỆT NAM XƯA VÀ NAY KHÁC NHAU RA SAO?
Ít ai biết rằng, văn hóa sang đường như người Nhật, thì trẻ con Việt Nam cũng đã từng thực hiện như thế chỉ mới hơn 60 năm về trước. Và đặc biệt là lính Pháp và người dân Hà Nội đứng chờ những học sinh Hà Nội trong trang phục truyền thống để khoanh tay xin đi qua đường cho học sinh.
Khi nghĩ về ngày xưa, đôi khi người Việt thường cho rằng: Thời đó phong kiến lắm, thời đó lạc hậu lắm. Thế nhưng người Việt của mấy chục năm về trước thôi đã văn minh hơn hẳn bây giờ rất nhiều. Hãy cứ thử nhìn lại cách sang đường một cách liều chết của người Việt hiện đại mà xem
Ở Việt Nam, dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều sang đường một cách rất nguy hiểm. Có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ không sang, có cầu đường bộ trên cao nhưng lại không dùng, người đi bộ sang đường bất cứ nơi đâu mà họ muốn, bất chấp những khu vực cấm hay trèo rào phân cách.
Người Việt hiện đại khi tham gia giao thông với tiêu chí là: Tiện là chen, thích là lấn, không có cảnh sát là vượt, vội là leo lên vỉa hè mà đi, mà không vội thì cũng leo lên vỉa hè…
Với những chia sẻ trên đây tôi tin rằng mọi người đã hình dung được giao thông Việt Nam xưa và nay khác nhau như thế nào rồi chứ. Thật sự, giao thông thời xưa khác hẳn với nay rất nhiều và trong tương lai nó sẽ trở nên khác biệt rất nhiều nữa. Ngoài ra chúng ta cũng cần lưu ý là mặc cho giao thông phát triển đến mức nào đi nữa thì văn hóa giao thông cũng là một điều quan trọng cần được duy trì và phát triển văn minh trong mọi thời đại.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |