Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế nào là chủ nghĩa vô sản? Căn cứ vào đâu để khẳng định: Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 là cuộc cách mạng vô sản thành công nhất đầu tiên trên thế giới&?

Thế nào là chủ nghĩa vô sản 
căn cứ vào đâu để khẳng định cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 là cuộc cách mạng vô sản thành công nhất đầu tiên trên thế giới 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
515
1
0
Thành Công
24/12/2020 17:24:51
+5đ tặng

hủ nghĩa quốc tế và Chủ nghĩa quốc tế vô sản

Trong khoa học chính trị, khái niệm “chủ nhĩa quốc tế”/ (Internationalism) dùng để chỉ quan điểm và thực tiễn của sự hợp tác xuyên/liên quốc gia hoặc hợp tác toàn cầu.

Thứ nhất, những người theo quan điểm chủ nghĩa quốc tế cho rằng: loài người có những lợi ích chung vượt qua khuôn khổ về chủng tộc, dân tộc, nhà nước, văn hóa; đơn cử như các lợi ích đến từ việc bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị nhân đạo, tính đa dạng văn hóa, sức khỏe cộng đồng, xóa đói nghèo, chống bất bình đẳng giới... Bởi vậy, sự hợp tác vượt qua những ranh giới nói trên để thực hiện những lợi ích chung là một xu hướng phát triển tất yếu của nhân loại; chỉ có điều nó đến sớm hay muộn mà thôi.

Thứ hai, họ cũng cho rằng: hợp tác tạo ra sức mạnh và lợi ích nhiều hơn so với những gì xung đột mang lại. Điều này đã được chứng thực bởi trạng thái của các xã hội nằm trong lòng nhà nước - dân tộc (nation-state): các xã hội có liên kết ổn định, hòa bình luôn tốt hơn các xã hội xung đột và chiến tranh. Tuy nhiên, sự liên kết và hợp tác như vậy lại chưa được áp dụng thỏa đáng trong môi trường quan hệ quốc tế truyền thống. Cho đến nay, quan hệ giữa các nhà nước - dân tộc về cơ bản vẫn mang nặng sắc thái “vô chính phủ”, “tự lực” và “cạnh tranh”…Ý tưởng này của chủ nghĩa quốc tế đã đặt nền móng cho sự hình thành Quốc Hội Liên (trước đó) và Liên Hợp quốc (hiện nay).

Trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa, chủ nghĩa quốc tế hiện đang có được nền tảng hiện thực để bám rễ và phát triển. Chúng ta đang đối mặt với một thực tế là: bên cạnh những tương tác giữa các nhà nước, quan hệ quốc tế còn được cấu thành từ mạng lưới quan hệ và trao đổi hoạt động của các chủ thể xuyên quốc gia, các chủ thể phi nhà nước (nonstate actors) đến từ hai khu vực: dân sự và thị trường.

Những người đặt nền móng cho chủ nghĩa quốc tế có thể kể đến như I. Kant với phương án “hòa bình vĩnh viễn” (Chủ nghĩa thế giới/ Cosmopolitanism - mô hình nhà nước thế giới) hay mô hình xã hội toàn cầu của những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng...

Tuy nhiên, chỉ đến C.Mác, chủ nghĩa quốc tế mới thật sự phát triển lên một cấp độ mới về chất. Bởi đây là mô hình không dựa vào “nhà nước - dân tộc”, không lấy “nhà nước - dân tộc” làm trung tâm và làm đơn vị của hệ thống - như đã từng có trước đây. Thay vào đó, Ông coi giai cấp vô sản là một chủ thể quan hệ quốc tế cơ bản. Mạng lưới liên kết xuyên quốc gia của những người công nhân sẽ tạo ra sức mạnh để xóa bỏ hệ thống quan hệ quốc tế đương thời vốn lấy nhà nước - dân tộc làm trung tâm. Mệnh đề “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại” trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã trở thành khẩu hiệu của Quốc tế cộng sản I do C.Mác sáng lập. Trong chủ nghĩa quốc tế vô sản của C.Mác, đã không có chỗ cho các nhà nước - dân tộc.

Bất chấp sự khác biệt về quốc gia, chủng tộc hay văn hóa, giai cấp công nhân ở tất cả các nước đều có lợi ích giống nhau. Họ (giai cấp công nhân) đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, có tính xã hội hóa cao, vượt ra khỏi khuôn khổ nhỏ hẹp được vạch ra bởi các đường biên giới quốc gia, và do đó, họ đối lập với bên kia là giai cấp tư sản - những người đại diện cho quan hệ sản xuất dựa trên tư hữu và được hậu thuẫn bởi nhà nước - dân tộc.

Đây là cơ sở khách quan để giai cấp vô sản có được chủ nghĩa quốc tế đích thực; điều mà giai cấp tư sản không thể có, bởi tính quy định cố hữu của giai cấp tư sản là “tư hữu” mà không phải là “xã hội”.

Cũng theo lôgic trên, để cuộc cách mạng vô sản thành công, đòi hỏi phải có sự phối hợp quốc tế (toàn thế giới) của những người công nhân. Cách mạng vô sản không thể nổ ra ở một nước mà phải diễn ra đồng loạt trong sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trên toàn thế giới. Ý tưởng này đã thúc đẩy C.Mác khởi xướng một cơ chế phối hợp hành động cho giai cấp vô sản của các nước trên thế giới - đó chính là Quốc tế Cộng sản I.

Như vậy, có thể thấy quan niệm của C.Mác về chủ nghĩa quốc tế khác hẳn với các lý thuyết về quan hệ quốc tế lấy nhà nước - dân tộc làm trung tâm. Về thực chất nó là lý thuyết nhằm xóa bỏ hệ thống này để thay vào đó là trao quyền lực cho mạng lưới xuyên quốc gia của giai cấp vô sản nhằm thực hiện một sứ mệnh cao cả là xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người, xóa bỏ giai cấp, và dĩ nhiên là xóa bỏ luôn công cụ trấn áp của giai cấp thống trị dưới hình thái nhà nước.     



Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là do đường lối đấu tranh và sách lược đúng đắn của Đảng Bolshevik mà lãnh đạo là Lenin, biết phát huy sức mạnh quần chúng đang chịu nhiều khổ cực do chiến tranh đế quốc. Ngoài ra, cuộc cách mạng nổ ra trong hoàn cảnh quốc tế hết sức thuận lợi, khi các nước đế quốc đang tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, không có điều kiện can thiệp vào nước Nga.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo