Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguyên nhân, ảnh hưởng của bão lụt sạt lở miền Trung?

1-Nguyên nhân , ảnh hưởng của bão lụt sạt lở miền trung?

2- ảnh hưởng gió mùa đông bắc đến sản xuất đời sống ?

Nhanh vs đang cần gấp ạ 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
117
1
1
Lăng Nhược Tử Phong
24/12/2020 20:48:13
+5đ tặng
Câu 1:
+)

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), diện tích rừng hiện có khu vực miền Trung (gồm 14 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) là hơn 5,553 triệu ha, chiếm 38,01% diện tích rừng toàn quốc.

Diện tích rừng miền Trung tăng

Nhìn lại lịch sử, trong vòng 10 năm chiến tranh Việt Nam (1962-1971), quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam và miền Trung nước ta khoảng 77 triệu lít hóa chất, phần lớn là chất độc da cam (86% lượng chất độc rải trên đất rừng)... Những tác động này đã làm hơn 2 triệu ha rừng bị hủy diệt và ảnh hưởng.

Cùng với đó, diện tích rừng bị thiệt hại do phá rừng, cháy rừng cũng gia tăng. Tuy nhiên, những thiệt hại này cũng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2016, diện tích rừng bị thiệt hại là 1.025 ha (cháy 446 ha, phá rừng 575 ha); năm 2017, thiệt hại 415 ha (cháy 74 ha, phá rừng 341 ha); năm 2018, thiệt hại 315 ha (cháy 205 ha, phá rừng 110 ha); năm 2019, thiệt hại 1.401 ha (cháy 1.283 ha, phá rừng 118 ha). Trong 9 tháng đầu năm 2020, diện tích rừng bị thiệt hại là 481 ha, trong đó rừng bị cháy 274 ha, rừng bị phá 207 ha.

Theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp xảy ra tại khu vực miền Trung được dư luận, báo chí quan tâm trong thời gian qua chủ yếu là khai thác từng cây cá thể nhỏ lẻ, vì vậy về cơ bản diện tích rừng tự nhiên không giảm.

Một số vụ cụ thể, tại tỉnh Phú Yên, vụ khai thác lâm sản trái phép tại Tiểu khu 358, 312 huyện Tây Hòa, huyện Sông Hinh, phát hiện 32 gốc cây bị chặt hạ; tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, vụ khai thác rừng thuộc Lô 1, Khoảnh 15, Tiểu khu 256, 257 thuộc địa phận 2 xã Hồng Thủy và Hồng Vân của huyện A Lưới phát hiện 6 gốc cây có đường kính từ 70-120 cm bị chặt hạ; tại tỉnh Quảng Trị: vụ phá rừng tại Tiểu khu 659A thuộc địa bàn xã Hướng Hiệp, Đakrông phát hiện 13 cây bị chặt hạ...

Đến nay, tỉ lệ che phủ rừng khu vực miền Trung là gần 55%, đứng thứ 2 trong 8 vùng sinh thái (cao nhất là vùng Đông Bắc với 56,28%). Diện rừng tự nhiên là gần 3,791 triệu ha, rừng trồng hơn 1,762 triệu ha.

Trong đợt bão, lũ vừa qua, thiệt hại về người là những tổn thất không bao giờ bù đắp được. Trong những xót xa đó, làn sóng "cần một lý do để giải thích cho thiên tai” bỗng thành một xu hướng được nhiều người theo đuổi.

Lý do đáng kể nhất được nhiều người nêu là việc phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh, để làm thủy điện khiến mưa, lũ đổ về “rửa trôi” tất cả khi không còn tấm lá chắn là rừng. Thực tế, ít ai biết được rằng trong 5 năm qua rừng tự nhiên ở miền Trung không những không giảm mà còn tăng lên.

Sáng nay (3/11), trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội năm 2020 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV trong bối cảnh miền Trung vừa trải qua một đợt lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng, nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển rừng.

Về phát triển rừng, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, hiện diện tích rừng cả nước đạt 14,6 triệu hecta, trong đó rừng tự nhiên 10,3 triệu hecta, rừng trồng 4,3 triệu hecta. Phát triển rừng được coi là giải pháp trọng yếu để bảo vệ môi trường, hiện hệ số che phủ đạt 42%.

"Đáng chú ý, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ với nguyên liệu là rừng trồng trong nước rất phát triển với 4.600 doanh nghiệp tham gia, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 dự kiến đạt 13 tỷ USD", Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chính phủ luôn có chính sách cho khoanh nuôi, bảo vệ rừng, nâng định mức khoán, tiền chi trả cho người dân tham gia bảo vệ rừng. Ngày 20/10, Việt Nam chính thức ký với Quỹ đối tác carbon thế giới để có thêm nguồn tài chính cho phát triển rừng.

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, so với 5 năm trước đây, diện tích rừng miền Trung đã tăng lên 70.046 ha, như vậy thì không có cơ sở để khẳng định hiện tượng lũ lụt tại miền Trung là do mất rừng tự nhiên.

Giai đoạn từ 2015-2019, diện tích có rừng khu vực miền Trung đã tăng 373.887 ha. Một số tỉnh có diện tích tăng nhiều như Quảng Nam tăng 30.073 ha, Bình Định 51.095 ha, Phú Yên 42.305 ha, Quảng Bình 21.739 ha, Thanh Hóa 15.183 ha, Thừa Thiên-Huế 12.628 ha, Quảng Trị 10.726 ha, Nghệ An 9.020 ha. Đặc biệt, trong đó rừng tự nhiên tăng hơn 70.000 ha, rừng trồng tăng gần 304.000 ha.

Đặc điểm địa lý là tác nhân lớn

Theo phân tích của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, các chuyên gia về địa chất đánh giá khu vực miền Trung là khu vực đồi núi cao, phân cách, về địa chất có nhiều loại đất đá cổ, bị đập vỡ nứt nẻ tạo ra các lớp vỏ phong hóa rất dày, nhiều đất sét. Đây là điều kiện hết sức bất lợi, khi mưa lớn, đặc biệt lâu ngày, nước chứa trong các lớp phong hóa này sẽ bị nhão và có lực trượt kéo xuống phía dưới.

Ngoài ra, khi chúng ta phát triển kinh tế-xã hội thì cần phải mở đường, san ủi để có mặt bằng xây dựng nhà ở, trường học, cơ sở hạ tầng, trong đó có cả các nhà máy thủy điện để bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước. Đây là những hoạt động tạo ra việc cắt taluy, gây mất chân sườn dốc và là nguyên nhân kích hoạt khiến có thể xảy ra thiên tai.

Ông Thành nhấn mạnh: “Mất rừng có phải là nguyên nhân không thì cần đánh giá cụ thể trong từng trường hợp. Bởi vì như đã biết năm 2016 ở Yên Bái, chúng ta đã chứng kiến những trận sạt lở đất kinh hoàng ở khu vực rừng nguyên sinh. Khi đó, chúng ta đã chụp được những bức ảnh từ flycam rừng nguyên sinh sạt lở như vết hổ cào trên sườn núi. Do đó, thiên tai dạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau”.

Điều đáng nói, Tổng cục Lâm nghiệp cũng đã có những nghiên cứu ban đầu cho thấy, các vụ sạt lở đất gây hậu quả nghiêm trọng ở Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế vừa qua đều xảy ra ở những nơi rừng phát triển bình thường, độ che phủ lớn.

Rõ ràng, miền Trung với đặc điểm tự nhiên như địa hình dốc đứng theo hướng chính từ Tây sang Đông với độ dốc phổ biến từ 20-40 độ, chia cắt mạnh; mưa lũ lớn, lòng sông dốc và hẹp, cửa sông bị sa bồi và thay đổi qua từng năm, nên thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn trong mùa lũ hằng năm.

Thêm nữa, thời gian qua, tại khu vực này đã xảy ra nhiều rung chấn khiến nền đất bị băm nhỏ và tơi bở; lượng mưa lớn, kéo dài, địa hình này dễ hút nước và đạt độ bão hòa nhanh, các mái dốc không giữ được được ổn định, dẫn tới sạt lở và sụt lún cục bộ.

Câu 2:
+)

Gió mùa đông bắc một dạng của không khí lạnh ảnh hưởng có kèm theo front lạnh hoặc đường đứt, khi xâm nhập đến nước ta làm thay đổi hoàn toàn hệ thống gió trước đó bởi hệ thống gió mùa đông bắc (gió có thành phần bắc).

Lúc này, gió mùa đông bắc sẽ làm biến đổi thời tiết mạnh mẽ, nhiệt độ giảm mạnh đột ngột và thay đổi trạng thái thời tiết từ nóng, ấm sang lạnh hoặc rét. Gió mùa đông bắc đôi khi kèm theo gió giật, tố, lốc xoáy, dông hoặc mưa lớn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo