Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

28/12/2020 22:04:32

Vai trò quan trọng của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

4. vai trò quan trọng của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông -Nguyên

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.343
2
1
Thiên sơn tuyết liên
28/12/2020 22:06:02
+5đ tặng

Năm 1257, một cánh quân lẻ của Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai) chỉ huy xâm nhập nước ta để tìm đường đánh thọc lên Quảng Tây của nhà Tống. Sự kiện này được sử Việt gọi là “Kháng Nguyên lần thứ I”[4].

Trong cuộc chiến đầu tiên với Mông Cổ này, không hề thấy Quốc Tuấn ló dạng, nhưng với ý định gò ép cho trọn vẹn chiến công để tuyên dương, người đời sau thường khiên cưỡng nói lấy được, gọi ông là “anh hùng của ba cuộc kháng chiến”[5]. Trong khi Toàn thư chỉ ghi: “Đinh Tỵ, [Nguyên Phong] năm thứ 7 [1257] (…) Tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Quốc Tuấn”, xong là mất hút, không thấy ông xuất hiện nữa.

Rõ ràng trong đợt này, Quốc Tuấn chẳng hề đóng vai trò gì, Lê Tần mới là nhân vật chính với công hộ giá. Vậy mà Trần Trọng Kim vẫn cãi cố, ráng tưởng tượng thêm rằng khi đó Quốc Tuấn từng ra cản giặc và rút về cố thủ ở Sơn Tây[6]!

Thái tôn Trần Cảnh lúc bấy giờ không thể không nghi ngại ông cháu gọi mình bằng chú này, rất có thể y sẽ thừa cơ có giặc mà trở mặt làm phản. Nguyên do khiến vua nghi ngại là mới năm ngoái đây, em của Tuấn là Trần Doãn đã mưu đào thoát sang Tàu, Toàn thư ghi: “Bính Thìn, [Nguyên Phong] năm thứ 6 [1256] (…) Mùa thu, tháng 7, Vũ Thành vương Doãn đem cả nhà trốn sang nước Tống. Thổ quan Tư Minh là Hoàng Bính bắt lại đưa trả cho ta (Doãn là con Yên Sinh vương do Hiển Từ sinh. Yên Sinh có hiềm khích với vua, đến khi Hiển Từ mất, [Doãn] bị thất thế, nên trốn sang nước Tống). Vua thưởng vàng lụa cho Bính. Do đấy việc giữ phòng quan ải càng thêm nghiêm ngặt”[7]. Ông em vừa bị bắt về tội… vượt biên, thì ông anh bị cách ly điều tra là điều dễ hiểu.

Sau trận đụng độ làm tan tác cả kinh thành, Trần đã biết đá biết vàng, quay đầu thần phục nhà Nguyên, chịu xưng thần, dâng cống phẩm, và để Nguyên đặt một viên chức Toàn quyền xem việc cai trị trên đất nước “nhỏ bằng bàn tay” của mình (lời Trần Anh tôn sau này – Toàn thư, Bản kỷ). Suốt hơn phần tư thế kỷ, Trần chật vật tù túng dưới ách Nguyên triều, cuối cùng đã buộc lòng quyết để kháng.

Suốt thời gian này, trải mấy đời vua, Quốc Tuấn dần được “cất nhắc”, có lần Thánh tôn định phong cho ông chức Tư đồ, nhưng ông từ chối. Toàn thư:

“Trước kia, Thánh tông thân đi đánh giặc, Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương Bắc đến. Thái tông gọi Hưng Đạo vương Quốc Tuấn tới bảo: Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc. Quốc Tuấn trả lời: Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Quang Khải theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Quang Khải. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn (Bản kỷ – Anh tôn).

Tư đồ thuở đó là chức quan trông coi việc giáo dục cho hoàng tử cùng con cái của các thân vương, cũng kiêm luôn việc ngoại giao tiếp sứ, và chức này thường được trao cho người làu thông kinh sử, Quốc Tuấn mà dám nhận mới là chuyện lạ lùng. Chẳng qua đó là khi anh em dòng vua đi vắng, họ e ở nhà có loạn từ trong nên mới ướm thử Tuấn mà thôi!

Hãy xem Quốc Tuấn “ngoại giao” thế nào: “Tân Tỵ, [Thiệu Bảo] năm thứ 3 [1281] (…) [Nhân tôn] Sai chú họ là Trần Di Ái (tức Trần Ải) và Lê Mục, Lê Tuân sang Nguyên. Nhà Nguyên lập Di Ái làm Lão hầu, cho Mục làm Hàn lâm học sĩ, Tuân làm Thượng thư, lại sai Sài Xuân [có sách gọi Sài Thung] đem 1.000 quân hộ tống về nước. Xuân ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Xuân dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu. Đến điện Tập Hiền, thấy chăng bày màn trướng, hắn mới chịu xuống ngựa. Vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Xuân nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Xuân làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Xuân đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Xuân cầm cái tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Xuân ra cửa tiễn ông” (Toàn thư, Bản kỷ – Trần Nhân tôn). Thì ra chỉ là giả làm nhà sư để được sứ giặc tiếp kiến, chừng sứ Sài Xuân/ Thung phát giác sư giả thì Tuấn phải ôm đầu máu. Sài Thung vốn là Lễ bộ thượng thư của Nguyên triều, trong mắt y thì Quốc Tuấn lúc bấy giờ chẳng là gì, tuy nhiên việc cho người dùng vật nhọn chọc vào đầu Tuấn là có thể có, mà cũng có thể… không, chứ còn việc Quốc Tuấn ngồi yên chịu đòn mà vẫn trơ trơ rõ là chuyện bịa, mang hơi hướm tiểu thuyết Tàu. Và tuy Toàn thư không chép cụ thể, qua đó cũng có thể đoán ra cuộc tiếp sứ chẳng đạt được thành quả gì.

Ấy vậy mà cuối năm 1284, khi Thái tử Thoát Hoan dẫn quân sang đánh thì Nhân tôn lại phong cho Quốc Tuấn làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh quân đội, chứ không giao chức ấy cho anh em ruột thân tín của mình, ấy là lẽ gì? Câu trả lời chính là: để ông phải giơ đầu chịu báng. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyên sử không ghi thẳng tên Quốc Tuấn, mà chỉ ghi là “Hưng Đạo vương”, họ chép mấy đời vua Trần đều gọi bằng tên cộc lốc: Thái tôn là Quang Bính 光昺, Thánh tôn là Nhật Huyên 日烜, Nhân tôn là Nhật Tốn 日燇, Anh tôn là Nhật Sủy 日㷃, v.v…, mà lại kiêng tên kỵ húy ông tướng kia sao? Đây chính là nhà Trần muốn trút trách nhiệm chống cự thiên triều lên đầu ông, nên mới có sự ngược ngạo lạ đời đó.

Chức danh Tiết chế chỉ là hư danh, quyền chỉ huy tối cao vẫn trong tay Nhân tôn, Thượng hoàng và Quan gia cũng chỉ bàn việc binh với các anh em chú bác ruột Quang Khải, Nhật Duật… Cho nên mới có chuyện ông Tiết chế xin phép ông Thượng tướng thái sư (Quang Khải) chặn đánh cánh quân của Toa Đô ở Nghệ An. Vậy mà Thượng hoàng Thánh tôn vẫn còn nghi kỵ, vờ hỏi “Thế giặc [mạnh] như vậy, ta phải hàng thôi?” để dò tâm ý Quốc Tuấn.

Mối hiềm cũ giữa hai dòng anh em không chỉ gói gọn trong hoàng tộc, mà còn lan truyền ra ngoài. Khi hai vua chạy bán xới bỏ lại kinh thành cả ấn tín lẫn công chúa (An Tư), phải lênh đênh ra đến Quảng Ninh, Quốc công Tiết chế đến hộ giá: “Lúc ấy, xa giá nhà vua phiêu giạt, mà Quốc Tuấn vốn có kỳ tài, lại còn mối hiềm cũ của Yên Sinh vương, nên có nhiều người nghi ngại. Quốc Tuấn theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi, chỉ chống gậy không mà đi, còn nhiều việc đại loại như thế” (Toàn thư, Bản kỷ – Trần Nhân tôn).

Trách nhiệm của Quốc Tuấn chỉ là giơ đầu chịu báng gánh lấy trọng tội chống lại thiên triều. Nỗi ám ảnh ấy còn đeo đẳng ông mãi đến khi sắp mất: “Khi sắp mất, ông dặn con rằng: Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải [làm sao cho mau phục. Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, người Nguyên hai lần vào cướp, ông liên tiếp đánh bại chúng, sợ sau này có thể xảy ra tai họa đào mả chăng. Ông lo nghĩ tới việc sau khi mất lại như thế đấy” (Toàn thư, Bản kỷ – Trần Anh tôn).

Lúc Quốc Tuấn mới cầm quân, có dân hai hương Ba Điểm và Bàng Hà hưởng ứng vâng lời tụ nghĩa theo về hăng hái lập công, sau vì túng thế họ phải ra hàng giặc. Chừng luận công định tội, cả hai hương đều bị xử lưu đày, trai trẻ thì làm lính hầu, gái bị bán làm nô tỳ. Ông tướng thống lĩnh quân đội nhân dân lại không bảo vệ được cho những người lính đầu tiên về dưới cờ mình; xem ra, những ai dính dáng đến cha con ông này đều xúi quẩy, khó bảo toàn tính mạng. Vậy nên chừng ông mang việc cướp ngôi và trả thù cha ra hỏi, bọn Yết Kiêu, Dã Tượng đều chối đây đẩy bàn ra[8].

Một đời Quốc Tuấn quả là bi kịch, luôn thấp thỏm lo lắng vì bị nghi kỵ, là kẻ “phản tặc tiềm năng” của Trần triều, nên chỉ có tước phong mà không được nhận chức quan nào. Giặc đến thì ra đứng mũi chịu sào chịu tiếng cầm đầu, lúc giặc tan ngoe nguẩy đít không, trở về ấp phong Vạn Kiếp. Sắp xuống lỗ thì lo bị đào mả phơi xương, chừng hiển thánh thì lại bị tên dâm thần Phạm Nhan dây máu ăn phần, khiến bậc Đại vương lại ra chuyên trị sản huyết cho đàn bà[9], thương ôi oan nghiệt!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Huong Giang
28/12/2020 22:47:23
+4đ tặng

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư