LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải các câu hỏi sau

1. Phân tích hạnh phúc của một tang gia
2 phân tích nhân vật Huấn Cao trong tp Chữ người tử tù
3. Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong tp Chữ người tử tù
4. phân tích chi tiết bát cháo hành của tác phẩm Chí Phèo
5. Phâ tích ý nghĩa đợi tàu
6. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ

2 trả lời
Hỏi chi tiết
308
1
1
Tú Uyên
29/12/2020 11:44:42
+5đ tặng

Được gọi với cái tên ông vua phóng sự đất Bắc, Vũ Trọng Phụng là nhà văn yêu thích của không chỉ rất nhiều độc giả mà còn với nhiều văn nghệ sĩ trong văn đàn Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông chính là tác phẩm Số đỏ. Số đỏ là tiểu thuyết được Vũ Trọng phụng viết năm 1936, được coi là một kiệt tác của văn học trào phúng. Ta có thể tìm hiểu điều đó rõ nhất qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

Ngay từ cái tiêu đề người đọc có thể nhận thấy một sự mâu thuẫn rõ ràng: tang gia nhưng lại hạnh phúc. Đây quả là một nghịch lí. Nhưng nếu đọc truyện thì lại thấy tiêu đề này vô cùng hợp lí. Cái mà xã hội vốn coi là nghịch lí lại trở thành rất hợp lí trong gia đình đại bất hiếu này.

Bối cảnh của đoạn trích là sự ra đi của ông cụ tổ là bố của cụ cố Hồng, đã ngoại tám mươi tuổi và nay ra đi bởi vì uất ức trước việc cháu rể chồng của cụ ngoại tình. Theo lẽ thường cái chết của người có địa vị nhất nhà, người đóng vai trò là điểm tựa tinh thần vững chắc cho các thế hệ thành viên trong gia đình sẽ làm đau đớn, tan nát trái tim của con cháu. Nhưng ở đây, cái chết của cụ cố tổ dường như lại chính là niềm mong đợi mòn mỏi của các thành viên từ rất lâu. Như một nhà quay phim, ống kính của tác giả quay cận cảnh từng nhân vật một. Mỗi nhân vật lại có một hạnh phúc riêng, một niềm vui khôn tả:

Cụ cố Hồng hạnh phúc vì sẽ được mọi người trọng vọng về tuổi thọ của người con giai nhớn là “cố Hồng”. Dù vẫn còn trẻ chưa đến cái tuổi “thọ” nhưng cụ luôn thích được mọi người trọng vọng, kính nể, thích được tôn sùng như một vị cụ cố đức cao trọng vọng. Hẳn rồi, bố mình chết thì mình dĩ nhiên trở thành người địa vị lớn nhất nhà, không cố thì còn là gì nữa. Ông Văn Minh thì mừng vì đây là thời kì cái chúc thư đi vào thời kì thực hành. Ông nội mất thì cái sản nghiệp của ông mới được chính thức để lại cho con cháu mà người cháu trai này hẳn đang sốt ruột như ngồi trên tổ kiến mong chờ nó được thực hiện.

Bà Văn Minh thì mừng vì đây là cơ hội quảng cáo cho những mốt áo tang, đem lại lợi nhuận cho tiệm may. Đám tang của cụ cố tổ hẳn là một cái đám tang long trọng và tầm cỡ, sẽ có rất nhiều người đến dự đủ các tầng lớp từ quan chức tới tầng lớp bình dân, với một “ngày hội” lớn như vậy, nếu để các thành viên trong gia đình cùng diện những bộ áo tang tân thời của bà thì không những không mất tiền quảng cáo mà những bộ váy ấy sẽ được rất nhiều người biết đến và tìm đến với cửa hiệu Âu hóa.

Cô Tuyết thì vui mừng vì đây là cơ hội trưng diện y phục mốt nhất trước mặt người yêu cùng mọi người. Với cái vẻ đẹp xuân sắc cùng sự giàu có của gia đình, cô có thể sắm những bộ cánh điệu đà để Xuân tóc đỏ cùng mọi người ngắm nhìn sự thơ ngây của mình.

Với cậu Tú Tân thì đây là cơ hội để cậu điều khiển các nhà tài tử điện ảnh thi thố tài năng trước mắt mọi người. Thời điểm đương thời, có được những chiếc máy chụp hình đã không phải những gia đình tầm thường, giờ đây cậu lại có thể khoa chân múa tay yêu cầu cả một nhóm thợ phải chụp kiểu này kiểu kia, góc này góc khác, quả như một nhiếp ảnh gia tầm cỡ, đầy nghệ thuật. Có vẻ như gia đình nhà cụ cố tổ ai cũng theo đuổi những nét đẹp nghệ thuật hiện đại và đời mới nhất.

Ông Phán mọc sừng thì mừng bởi cuộc thương thảo với Xuân tóc đỏ đã kết thúc tốt đẹp, đúng như ông mong đợi, thành công mỹ mãn. Ông vừa có thể công khai cho gia đình nhà vợ cái hãnh diện vì mình được là một người chồng mọc sừng, có thể vạch trần cô vợ lăng loàn Hoàng Hôn. Cái vụ thương thảo mà ông đã mất tiền túi giờ đây lại phát huy tác dụng còn hơn cả mong đợi, làm cho tất cả mọi người đều biết, làm cụ cố tổ tức đến nỗi chết vì uất.

Đối với bạn của cụ cố Hồng, đây là cơ hội trưng diện các kiểu râu và các loại mề đay, “Bắc Đẩu Bội Tinh, Long Bội tinh, Cao Mên Bội tinh, Vạn Tượng Bội tinh…”. Không phải bỗng dưng mà trời cho cơ hội để khoe những cái đó với bàn dân thiên hạ, vậy thì giờ đây, cả thiên hạ sẽ phải nhìn vào những huân chương của các ông. Đồng thời đây cũng là cơ hội để họ chen nhau đi gần quan tài để nhìn bộ ngực của cô Tuyết qua làn áo voan của bộ váy ngây thơ.

Đối với đám bạn của con cháu: bà phó Đoan, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, cô Tuyết… gồm toàn giai thanh gái lịch, nam thanh nữ tú của đô thành nhưng họ đi ở đây là để trưng diện những bộ cánh hiện đại nhất, đám tang sẽ là một sân khấu lớn và họ sẽ là những người mẫu thời trang catwalk trên sàn diễn của mình. Đây cũng là cơ hội để họ chim chuột nhau, cười tình với nhau, bình phẩm chê bai nhau.

Cả đám tang liên tục xuất hiện điệp khúc “đám cứ đi”, diễn tả một sự tiếp diễn bất tận, cái sự việc đưa một đám tang như một con đường trải thảm đỏ để người ta bước đi trình diễn trong sự trầm trồ ngắm nhìn của mọi người.

Cảnh hạ huyệt là lúc hội tụ đầy đủ nhất sự giả dối vô đạo đức cũng là lúc mà các vai hề diễn xuất một cách tài tình nhất (cảnh hề ấy lại gợi liên tưởng tới đám ma của Gorio trong tác phẩm của Balzac), nào là người gục người quỳ người gào khóc, tất cả theo đúng sắp xếp của cậu Tú Tân để cậu thực hiện bộ ảnh trong những phút giây để đời. Đến ông cháu rể Phán mọc sừng cũng nghẹn ngào tiếng khóc “Hứt! Hứt Hứt” giống với mong muốn hất hất hất đất vào huyệt của ông.

Đám tang đã diễn ra theo đúng quá trình và đạt được kết quả viên mãn, đúng với mong đợi của mỗi người. Ai cũng thấy khấp khởi mừng thầm vì cơ hội trời ban và họ đã đạt được đúng nỗi niềm mong mỏi khi giữa cái đám danh giá nhất thì họ đã được phô trương những thứ mà mình muốn khoe.

Tên truyện tưởng không thật nhưng quả đúng là rất thật. Mỗi người đều thực sự có những niềm hạnh phúc riêng, không hề giả tạo, tâng bốc. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nói riêng và tác phẩm Số đỏ nói chung đã vạch trần bộ mặt của nền văn minh phương Tây và phong trào Âu hóa, nhưng thực chất đây là sự ăn chơi đồi bại của bọn trưởng giả ở thành thị. Mặt khác tác phẩm cũng phơi bày hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng, một xã hội nhốn nháo thật giả lẫn lộn. Kẻ vô học nhưng giỏi bịp thì trở thành vĩ nhân, một mệnh phụ đồi bại dâm đãng thì được cọi là một tấm gương về đức hạnh, một gia đình băng hoại về đạo đức thì được coi là mẫu mực về nền nếp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trà Đặng
29/12/2020 11:46:11
+4đ tặng
câu 2:

Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “Chiếc ấm đất”, “Chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.

Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một Nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Huấn Cao trước hết là một người có tài viết thư pháp. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách con người. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Tài năng của Huấn Cao còn được miêu tả qua lời người dẫn truyện và trong suy nghĩ nhân vật. Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”, nét chữ còn thể hiện khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao - coi nó “một vật báu ở trên đời”. Chữ là “vật báu trên đời” thì chắc chắn chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng, phi thường có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn.

Huấn Cao có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch” và phải chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, làm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao có tài “bẻ khóa, vượt ngục” - điều đó chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiến có trên đời.

Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do, bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Người anh hùng ấy dù cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục! Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ …”. Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội - “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”.

Huấn Cao còn là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp. Theo ông, chỉ có “thiên lương”, bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng của viên quản ngục, Huấn những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt rằng: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay uy quyền mà ép cho chữ bao giờ”. Hành động cho chữ viên quản ngục chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang hàng với mình.

Cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại. Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu trách nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người cha khuyên bảo con: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn, nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời người… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi. Huấn Cao, người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xóa tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử.

Ở nhân vật Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mỹ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư