Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế nào là lãnh địa phong kiến, đời sống kinh tế và đời sống chính trị trong lãnh địa được biểu hiện như thế nào?

c1:những chính sách của vua a-cơ-ba và kết quả,ý nghĩa của nó
c2:ĐKTN của ĐNÁ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực
c3:hãy lập bảng kiến thức biểu hiện các giai đoạn phát triển của lịch sử vương quốc cam pu chia và vương quốc lào
c4: thế nào là lãnh địa phong kiến , đời sống kinh tế và đời sống chính trị trong lãnh địa được biểu hiện như thế nào
Giải Gips mk vs nhá ^^ BÒ SỮA ^^
4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.778
2
0
Huyền Thu
11/12/2017 16:58:50
Câu 1: Các chính sách của A-cơ-ba (1556 - 1605):
- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông cổ (thực ra là gốc Trung Á Hồi giáo), gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ Ấn giáo, có tỉ lệ gần như bằng nhau.
- Xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.
- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.
- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.
Ý nghĩa : Những chính sách đó làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. A-cơ-ba đã được coi như một vị anh hùng dân tộc, là Đấng Chí tôn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Huyền Thu
11/12/2017 16:59:31
Câu 2: Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á tác động đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực :
—Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Khó khăn :
+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.
+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.
 
2
0
Huyền Thu
11/12/2017 17:01:08
Câu 3: * Theo các ý tự kẻ bảng ra thôi:
* Campuchia Đầu thế kỉ VI: Thời kì hình thành Vương quốc Cam –pu –chia.
Thế kỉ IX đến thế kỉ XV: Thời kì phát triển của vương quốc Cam –pu – chia còn gọi là thời kì Ăng – co.
Thế kỉ XV: Cam – pu – chia bước vào thời kì suy thoái.
Thế kỉ XIX: Cam –pu- chia bị thực dân Pháp xâm lược.
* Lao
Đầu thế kỉ XIII: Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào gọi là các mường cổ.
Thế kỉ XIV: Pha Ngừm thống nhất các mường đặt tên nước là Lạng Xạng.
Thế kỉ XV – XVII: Vương quốc Lạng Xạng bước vào giai đoạn thịnh vượng.
Thế kỉ XVIII: Lạng Xạng suy yếu dần. Sau đó (1893) Lào bị thực dân Pháp xâm chiếm.
2
0
Huyền Thu
11/12/2017 17:01:39
Câu 4: * Lãnh địa phong kiến bao gồm một khu đất rộng, có cả đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, bãi hoang. Trong lãnh địa có lâu đài quý tộc, nhà thờ, nhà cửa của nông nô.
Mỗi lãnh địa thuộc quyền cai quản của một lãnh chúa, có thể có nhiều lãnh địa. Lãnh đạ có quyền thừa kế: Sau khi lãnh chúa chết thì con trai cả có quyền được thừa hưởng lãnh địa và có nghĩa vụ đối với người đã phân phong lãnh địa đó.
* Đời sống kinh tế, chính trị trong lãnh địa:
+ Kinh tế trong lãnh địa là kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, mọi thứ trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép…đều do nông nô sản xuất. Người ta chỉ mua muối và sắt, hai thứ mà họ chưa làm được, ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
+ Trên cơ sở kinh tế tự nhiên, đóng kín nên mỗi lãnh địa cũng là một đơn vị chính trị độc lập. Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k