Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các ý thức duy trì và phát triển di tích lịch sử?

Các ý thức duy trì và phát triển di tích lịch sử.??
                Giúp vs!!!

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
307
0
0
Thiên sơn tuyết liên
03/01/2021 00:32:09
+5đ tặng

Nhìn từ góc độ có hay không được duy trì những công năng vốn có từ ban đầu hoặc trong quá trình tồn tại, người ta chia các di tích làm hai loại: di tích "sống" và di tích "chết". Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam rất đa dạng, phong phú về loại hình nhưng di tích "chết" không nhiều mà hầu hết là di tích "sống". Những kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu... những công trình phục vụ dân sinh như nhà ở, cầu, quán... có hàng trăm năm tuổi được coi là di tích nhưng với người dân chúng là nơi cư trú, sinh hoạt cộng đồng, nơi gửi gắm đời sống tinh thần, tâm linh.

Theo cách nhìn nhận về hình thái tồn tại, di sản văn hóa được chia thành hai loại: di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (di tích). Tuy có sự phân biệt nhưng hai loại hình này luôn có mối quan hệ hữu cơ và biện chứng, chúng song song tồn tại và có tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi một di tích do tiền nhân sáng tạo đều liên quan một nhu cầu hoạt động tinh thần nào đó. Di tích lịch sử văn hóa là sản phẩm vật chất nhưng luôn mang trong mình những yếu tố phi vật chất là thông điệp, sức sáng tạo, ý thức xã hội, đời sống tinh thần, tâm linh của thế hệ trước lưu truyền cho thế hệ sau.

Do vậy, bảo tồn và phát huy giá trị di tích không những gìn giữ được những sản phẩm vật thể mà còn góp phần làm thăng hoa di sản văn hóa phi vật thể, từ đó cốt cách dân tộc được giữ gìn, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được nuôi dưỡng, lưu truyền - những nhân tố quan trọng không thể thiếu của sự phát triển bền vững. Bảo tồn và phát triển là hai nhân tố quan trọng, có ý nghĩa chiến lược của mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích (một cách đúng mức) sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế, xã hội.

Nâng cao hiệu quả bảo tồn di tích

Ở Việt Nam, đến nay đã có 2.795 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng. Bên cạnh đó là hàng vạn di tích khác trải khắp vùng, miền đất nước và gắn bó chặt chẽ với cuộc sống cộng đồng. Những năm gần đây, bảo tồn di tích nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và của toàn xã hội và thật sự tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng được ghi nhận, vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Luật Di sản văn hóa (năm 2001), Nghị định 92 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa (năm 2002), Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh (năm 2003) được ban hành là những cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác bảo tồn di tích. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động bảo tồn di tích vẫn là đối tượng điều chỉnh của Nghị định quản lý đầu tư và xây dựng nên thực tế còn nhiều bất cập. Bảo tồn di tích là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành với những đặc điểm riêng khác với xây dựng cơ bản thông thường. Chính vì vậy, cần có một cơ chế phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả cho công tác này.

Có một yếu tố quan trọng liên quan chất lượng bảo tồn trùng tu di tích, đó là lực lượng thực thi, những người quyết định phương án, giải pháp và đội ngũ thợ trực tiếp thực hiện việc trùng tu. Những năm qua, nhiều di tích được trùng tu bởi lực lượng không chuyên nghiệp đã làm biến dạng và mất mát nhiều về giá trị lịch sử, văn hóa đích thực. Tháp Bình Thạnh ở Tây Ninh sau khi trùng tu đã được "trẻ hóa" hơn 10 thế kỷ và chuyển hóa từ ngôi đền Khmer thành một di tích phật giáo (!). Hay việc trùng tu tùy tiện di tích ở Lam Kinh, Thanh Hóa đã tạo ra một cơn "địa chấn" xôn xao công luận một thời. Nhanh chóng xây dựng một chương trình và kế hoạch đào tạo lực lượng chuyên nghiệp cho sự nghiệp bảo tồn di tích và chuyên nghiệp hóa lực lượng làm công tác bảo tồn, trùng tu di tích đang là một vấn đề cấp bách.

Xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tích như thế nào?

Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của nước ta có ở các vùng, miền trên đất nước và nhu cầu bảo tồn là rất lớn mà khả năng đầu tư của Nhà nước thì có hạn. Trong bối cảnh đó, xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, công tác bảo tồn di tích không có nghĩa là ai cũng có thể can thiệp vào di tích. Ðiều chính yếu là cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý thức bảo tồn di tích cũng như hiểu biết về ý nghĩa giá trị của hoạt động bảo tồn di tích. Khi nhận thức của cộng đồng được nâng cao, trước hết các hoạt động của cộng đồng sẽ không làm tổn hại đến di tích. Sau đó tùy theo khả năng mọi người có thể tham gia đóng góp vào bảo tồn và phát huy giá trị của di tích bằng những hình thức phù hợp.

Có thể lấy thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam làm thí dụ tốt trong vấn đề xã hội hóa ở lĩnh vực này. Ở đây, mọi người dân Hội An đã trở nên gắn bó hữu cơ với mảnh đất di tích mỗi mái nhà, khoảnh sân, mỗi con đường, góc phố đều là những thành phần của khu di sản thế giới này. Người Hội An hồ hởi và tự nguyện tham gia các hoạt động bảo tồn, thực hiện các quy định cần thiết của chính quyền nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Trong khi đó, có những làng, xã mà mỗi gia đình đều có xu hướng giàu lên, nhưng ngôi đình làng lại xập xệ xuống cấp không được bảo tồn, chăm sóc (?).

Làm tốt sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di tích (một mảng quan trọng của di sản văn hóa) tức là chúng ta đã làm trọn bổn phận của mình với cha ông, với cộng đồng đương đại và với các thế hệ mai sau...

 

Ông Nguyễn Xuân Lý, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế:

Ông Nguyễn Khoa Ðiềm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương từng nói: "Di sản Văn hóa là trục định vị của mỗi quốc gia trong đại dương của toàn cầu hóa". Trước xu thế hội nhập và trước vận hội mới của công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tích cực chỉ đạo nhiều ban, ngành chức năng của tỉnh hỗ trợ Trung tâm tu bổ di tích cố đô Huế, phối hợp Viện Bảo tồn di tích, Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng xây dựng chương trình Di sản Văn hóa Huế - cơ hội đầu tư phát triển.

Trên cơ sở xã hội hóa việc phát huy giá trị di sản, chương trình sẽ gợi mở chiến lược đầu tư toàn diện vào lĩnh vực này như một quyết sách để thúc đẩy sự phát triển bền vững của Huế. Chương trình sẽ tạo lập một cơ chế, môi trường đầu tư thích hợp và thuận lợi, thu hút các nguồn vốn đầu tư tài trợ trong nước và ngoài nước cho di sản Huế với lộ trình thực hiện từ năm 2006 - 2015 qua những dự án cụ thể...

TS Ðặng Văn Bài, Cục trưởng Di sản Văn hóa:

Di sản văn hóa là cầu nối quá khứ - hiện tại - tương lai và là một yếu tố cấu thành nên môi trường sống. Nhiều mặt giá trị văn hóa truyền thống được ngưng đọng trong hệ thống di sản. Di sản văn hóa là tài sản vô giá, kết tinh giá trị lao động sáng tạo của biết bao thế hệ. Tổng hợp giá trị di sản là nền tảng tinh thần, vật chất của mỗi dân tộc và là động lực phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương.

Di tích là mảng quan trọng của di sản vật thể và khi trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thì giá trị khai thác lại không cạn kiệt mà ngày càng gia tăng theo thời gian. Thực tế, nhiều di tích sau khi tu bổ đã thúc đẩy sự phát triển của du lịch, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng dân cư.

Trong năm 2001 - 2005, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Nhà nước đã đầu tư 518,35 tỷ đồng cho Dự án chống xuống cấp và tôn tạo di tích và đã có 533 lượt di tích được tôn tạo. Cùng với nguồn vốn Nhà nước còn có sự bổ sung của ngân sách địa phương và sự đóng góp không nhỏ của nhiều tổ chức, đoàn thể, bộ phận dân cư... Rõ ràng, khuynh hướng xã hội hóa bảo vệ phát huy giá trị di tích đang nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của cộng đồng.

GS, TS, KTS Hoàng Ðạo Kính, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Kiến trúc sư Việt Nam:

Toàn cầu hóa kèm theo sự đồng nhất hóa. Bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi khu vực sẽ là những đối trọng của nguy cơ phi tự nhiên này. Di sản văn hóa, một khi được nhận biết và gìn giữ, sẽ là một trong những bảo đảm cho sự khẳng định và bền vững của bản sắc. Chính vì vậy mà bảo tồn ngày càng trở thành mối quan tâm của cộng đồng, của các quốc gia. Từ sự đa dạng của di sản văn hóa và của bản thân văn hóa, các dân tộc to và nhỏ đều có thể hãnh diện bởi bản sắc riêng của mình.

Các di tích lịch sử và văn hóa ở dạng bất động sản, như Lam Kinh ở Thanh Hóa, như các tháp Chăm ở Mỹ Sơn, cần được giữ lại nguyên vẹn cho mai sau, chính từ quan điểm về chúng như những nhân chứng cực kỳ hiếm hoi của những thời kỳ lịch sử đã hoàn toàn lui tụt vào dĩ vãng. Cả một thời huy hoàng Lê Sơ, với hai vĩ nhân là Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông, chỉ duy nhất đại diện bởi hai di tích, hai vết tích, đó là Lam Kinh và nền điện Kính Thiên ở Hà Nội. Dù cho chúng là phế tích, dù cho chúng không đồ sộ và nguy nga như ta mong muốn, song việc cứu vớt chúng, duy trì chúng ở dạng còn sót lại cho đến nay, phải là mục tiêu số 1.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×