a. Kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN
- Là quan điểm chỉ đạo, bao trùm, quan trọng nhất.
- Phản ánh quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc: dựng nước đi đôi với giữ nước.
- Tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo đảm cho đất nước phát triển ngày càng bền vững.
b. Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế.
- Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế trong tình hình hiện nay phải đảm bảo cho kinh tế phát triển và quốc phòng, an ninh được củng cố.
- Quá trình kết hợp phải theo chiến lược quy hoạch đầu tư phát triển toàn quốc.
c. Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh, phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại.
- Phát huy cao nhất sức mạnh của từng yếu tố và phát huy sức mạnh tổng hợp của 3 yếu tố đó.
- Hoạt động đối ngoại nhằm mục đích tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế để không ngừng tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài, tăng cường nội lực trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước và củng cố sức mạnh quốc phòng, an ninh.
d. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
Đây nhiệm vụ chung của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là lực lượng nòng cốt.
e. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền QPTD, ANND; tăng cường quản lí Nhà nước về quốc phòng, an ninh.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.
- Nâng cao chất lượng các cơ quan và cán bộ chuyên trách; nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng, an ninh cho toàn dân.
f. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, công an; đối với sự nghiệp củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh.
Nắm vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.