LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật lão Hạc

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT LÃO HẠC

3 trả lời
Hỏi chi tiết
421
2
2
Ng Duy Manh
01/01/2021 15:48:32
+5đ tặng

Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của họ trước bờ vực của cái đói, cái nghèo. Truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn là một tác phẩm như thế. Nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật lão Hạc - dù có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng lão vẫn giữ được tình yêu thương đối với những người thân yêu và đặc biệt là một lòng tự trọng cao cả. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tiến bộ và sâu sắc.

Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: "Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít", "lão hu hu khóc",...

Ban đầu là "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai", "khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc". Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết "nhờ" ăn bả chó tự tử...! Cái chết của lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.

Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những "Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh, "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng,... ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến "Lão Hạc" của Nam Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều "cậu" Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,... là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.

Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!

Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong "Một bữa no" của Nam Cao..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão "từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó "lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu". Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: "con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn". Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn đi. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!

Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!

Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình. Điều đó được thể hiện trong đoạn văn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo chuyện lừa bán cậu Vàng, trong đoạn miêu tả sự vật vã đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.

Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc.Nam Cao đã đồng cảm đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thoát nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã.

Nhưng trên hết, nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng. Không chỉ giàu tình yêu thương, người nông dân còn sống đầy tự trọng. Trong cái đói, tự trọng là thứ gì đó xa xỉ vô cùng. Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão không chỉ giữ được tình thương tươi mát mà còn giữ được lòng tự trọng vàng đá của mình.
Và chính nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm: "Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn". Chưa đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân "như những con lợn không tư tưởng". Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!

Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
rastar
01/01/2021 15:49:06
+4đ tặng
Nam Cao  Việt Nam, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của họ trước bờ vực của cái đói, cái nghèo. Truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn là một tác phẩm như thế. Nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật lão Hạc - dù có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng lão vẫn giữ được tình yêu thương đối với những người thân yêu và đặc biệt là một lòng tự trọng cao cả. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tiến bộ và sâu sắc.

Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: "Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít", "lão hu hu khóc",...

Ban đầu là "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai", "khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc". Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết "nhờ" ăn bả chó tự tử...! Cái chết của lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.

Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những "Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh, "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng,... ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến "Lão Hạc" của Nam Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều "cậu" Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,... là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.

Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!

Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong "Một bữa no" của Nam Cao..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão "từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó "lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu". Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: "con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn". Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn đi. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!

Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!

Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình. Điều đó được thể hiện trong đoạn văn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo chuyện lừa bán cậu Vàng, trong đoạn miêu tả sự vật vã đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.

Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc.Nam Cao đã đồng cảm đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thoát nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã.

Nhưng trên hết, nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng. Không chỉ giàu tình yêu thương, người nông dân còn sống đầy tự trọng. Trong cái đói, tự trọng là thứ gì đó xa xỉ vô cùng. Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão không chỉ giữ được tình thương tươi mát mà còn giữ được lòng tự trọng vàng đá của mình.
Và chính nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm: "Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn". Chưa đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân "như những con lợn không tư tưởng". Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!

Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.

3
2
Snwn
01/01/2021 15:50:38
+3đ tặng
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một trong những nhân vật "để đời" của Nam Cao.
 
 
 
Lão Hạc, một nông dân nghèo khổ, cùng quẫn, nhưng không bị biến chất như Chí Phèo, mà trái lại có một tâm hồn đẹp, một nhân cách cao thượng.
 
 
 
Lão sống một thân một mình trong cô đơn, vất vả. Lão chỉ có đứa con trai duy nhất để nương tựa tuổi già thì anh ta lại phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su- "cao su đi dễ khó về". Lão Hạc đành thui thủi làm thuê, làm mướn kiếm ăn lân hồi, đồng thời cố nhặt nhạnh, dành dụm cho con.
 
 
 
Nhưng một trận ốm đã làm lão trở nên tay trắng. Sức yếu dần "những công việc nặng không làm được nữa", việc nhẹ thì "đàn bà tranh hết". Lão Hạc không có việc. Rồi lại bão. Hoa màu trên mảnh vườn bị phá sạch sành sanh. Gạo cứ kém dần. "Một lão với một con chó, mỗi ngày ba hào gạo mà gia sự còn đói deo đói dắt. Cuối cùng lão phải ăn khoai. Khoai cũng hết. Bắt đầu từ đây, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc.
 
 
 
Thực ra tình cảnh lão Hạc đã làm gì bế tắc đến thế. Lão còn mảnh vườn đó, con chó vàng đó, có thể bán đi mà tiêu. Nhưng lão sống vì con chứ đâu vì mình. Điều này mấy ai hiểu cho lão. Người ta chỉ thấy lão lẩm cẩm. Có ông giáo hàng xóm là người có lòng ái ngại, nhưng vừa bày tỏ với vợ đã bị thị gạt phắt ngay: "Cho lão chết! Ai bão lão có tiền mà chịu khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Con mình cũng đói".
 
 
 
Còn Binh Tư, một gã lưu manh chuyên đánh bả chó thì lại lấy làm khoái chí khi thấy lão đến xin mình một ít bả. Hắn tưởng đâu lão Hạc "đói quá hóa liều" cũng quay sang trộm cắp như hắn. Hắn bĩu môi: "Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu". Ngay đến ông giáo tuy hiểu lão Hạc hơn cả mà cũng đâm ra nghi ngờ.
 
 
 
Người ta chỉ hiểu lão khi lão đã chết rồi. Lão tự tử bằng nắm bả chó của Binh Tư. Lão chết đi nhưng sẽ còn sống mãi trong lòng người như một tấm gương đạo đức hiếm có.
 
 
 
Hiếm có người cha nào thương con như lão Hạc. Nghèo khó nhưng lúc nào cũng nghĩ đến bổn phận làm cha, lo làm tròn bổn phận ấy, dẫu có phải chịu khổ, chịu đói và chết bi thảm. Hình ảnh đứa con trái, nỗi lo chu tất cho con luôn ám ảnh, dằn vặt tâm trí lão. Hồi anh ta còn ở nhà, lão không cho anh ta bán vườn để cưới vợ cũng là xuất phát từ sự tính toán điều hơn lẽ thiệt của bậc làm cha.
 
 
 
Thực ra lão dằn lòng lắm. Bởi đạo làm cha phải lo cho con một người vợ, một căn nhà - một tổ ấm gia đình. Song tình cảnh lão thì lo chưa chu toàn được. Anh con trai phẫn chí ra đi, ngày về khó hẹn, lão lại đã già. Đã bao lần, lão ngỏ tâm sự này với ông giáo: tiền hoa lợi trong vườn, tiền bán con chó vàng, mảnh vườn, lão không giám đụng đến, vì đây là tiền của con, là tiền mà người làm cha phải để lại cho con. Nếu không, không phải "đạo".
 
 
 
Đã bao lần lão tính tiền bòn vườn sủa con, "không cho bán là ta chỉ có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu!... Ta bòn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó, đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào cho nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn". Lão đã làm y như thế. Thà ăn khoai, ăn củ chuối, củ ráy... chứ lão không ăn vào tiền của con, không chịu bán mảnh vườn của con.
 
 
 
Bao nhiêu tiền nhặt nhạnh được từ mảnh vườn, lão gửi tất cả nhờ ông giáo giữ hộ. Rồi lão chết để không bao giờ phải đụng đến. Ôi, lão Hạc, con người bề ngoài thì có vẻ tiều tụy và gàn dở như vậy mà thật giàu tình nặng nghĩa. Mà đâu chỉ đối với đứa con. Tấm lòng nhân hậu của lão còn thể hiện ở cái tình rất nặng với con chó vàng mà lão gọi là "cậu vàng" như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự.
 
 
 
Cứ xem cái cách lão nựng con chó: "À không! À không! Cậu vàng của ông ngoan lắm! ông không cho giết... ông để cậu vàng ông nuôi"..., hay cái vẻ mặt vô cùng đau khổ của lão khi kể cho ông giáo nghe lão đã bán con chó. "Mặt lão tự nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít", đủ thấy lão thương xót con chó và cảm thấy mình có tội như thế nào khi phải bán nó đi.
 
 
 
Chân thật, chất phác, đôn hậu, tràn đầy tình thương và trách nhiệm, lão Hạc cũng thật giàu lòng tự trọng. Đối với ông giáo, người lão tin tưởng và quý trọng đến thế, lão cũng vẫn giữ ý để khỏi bị coi thường. Lão đói đấy, lão phàn nàn "kiếp người như lão cũng khổ như kiếp chó" đấy, nhưng khi ông giáo mời lão ăn khoai, uống nước chè tươi, lão đã từ chối.
 
 
 
Lão dứt khoát "từ chối tất cả". Khi ông giáo giấu vợ, thỉnh thoảng muốn ngấm ngầm giúp đỡ lão một chút gì, lão từ chối "một cách gần như hách dịch". Rồi lão cứ cố ý xa ông giáo dần dần. Cuối cùng thì lão Hạc chết. Chủ động tìm đến cái chết, một cái chết bi thảm, khốc liệt như là cái chết của một con người cao quý. Bởi qua cái chết này, tất cả những phẩm giá cao đẹp của lão ánh lên, chiếu sáng thăm thẳm vào lòng người.
 
 
 
Gần đây người ta đã dựng phim về các nhân vật của Nam Cao - phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Nhà văn Kim Lân được mời đóng vai lão Hạc. Kim Lân đã nghiền ngẫm kĩ về nhân vật của mình, ông nói: "Lão Hạc không chỉ là một người nghèo, đó là một con người có nhân cách, tự trọng và bất khuất". Chúng ta cũng hoàn toàn đồng ý với Kim Lân.
 
 
 
Ta còn thấy rằng những phẩm chất ấy của lão Hạc đã cho ta những suy nghĩ sâu sắc. Cái chết của lão Hạc đã để lại cho chúng ta, cùng với nỗi xót thương vô hạn là nhiều bài học quý. Bài học sâu sắc nhất là trong bất kì thân phận nào, hoàn cảnh nào cũng phải giữ danh hiệu con người cao quý.
 
 
 
Giữa người với người phải có trách nhiệm với nhau hơn, phải hiểu biết để đánh giá đúng và cảm thông với người khác hơn, phải tin tưởng hơn ở con người và cuộc đời. Và phải biết căm ghét xã hội bất công, những thế lực độc ác vùi dập, đày đọa những con người như lão Hạc.
 
 
 
Vợ ông giáo từng nói về lão Hạc: "Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ. Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ!". Nhưng thực ra sống làm người, có những điều dù khổ, dù phải tự làm khổ mình cũng phải giữ. Chết cũng giữ! Đó là những điều thuộc về đạo lí, nhân cách làm người như lão Hạc đã giữ.
 
 
 
Vì thế, đã hơn 60 năm (truyện Lão Hạc ra đời năm 1943), lão Hạc vẫn sống cùng chúng ta,sẽ còn sống cùng chúng ta. Và dẫu cho cuộc đời này còn nhiều nỗi đáng buồn nhưng có những con người như lão Hạc thì cuộc đời "chưa hẳn đã đáng buồn".

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư