4: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, nhiều chiến công oanh liệt trong chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với tuổi trẻ Việt Nam đã được ghi lại trên tem Bưu chính. Em hãy nêu một vài nét giới thiệu về những chiến công, công trình đó.
Câu hỏi tem bưu chính 2021
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đây là mẫu tem 3017 trong bộ tem 822 “Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam” phát hành ngày 02-02-2000. Nhân vật được thể hiện trên mẫu tem là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trần Phú.
Đôi nét về đồng chí Trần Phú:
Đồng chí Trần Phú (1904 - 1931) - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1/5/1904 tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1922, sau thi đỗ đầu kỳ thi Thành Chung do Trường Quốc học Huế tổ chức, đồng chí Trần Phú được bổ nhiệm dạy học tại Trường Tiểu học Cao Xuân Dục, Thành phố Vinh. Trong quá trình dạy học, đồng chí có dịp gần gũi với công nhân và nông dân, nhiệt tình truyền đạt kiến thức văn hoá, giác ngộ tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng cho những người lao động. Một thời gian sau đó, đồng chí Trần Phú thôi nghề dạy học, tập trung cho hoạt động cách mạng.
Năm 1925, Đồng chí tham gia sáng lập và hoạt động tích cực trong tổ chức Hội Phục Việt. Khi bị bọn mật thám phát hiện, những người lãnh đạo Hội quyết định đổi tên thành Hội Hưng Nam, sau đó lại đổi tên thành Việt Nam Cách mạng Đảng, rồi Tân Việt Cách mạng Đảng.
Tháng 6/1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Được tin, Ban lãnh đạo Hội Hưng Nam cử đồng chí Trần Phú sang gặp các đồng chí trong tổ chức này để đề nghị hợp nhất hai tổ chức. Trong thời gian này, đồng chí được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt tên là Lý Quý, được huấn luyện về lý luận chính trị và kết nạp vào Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, vào Cộng sản Đoàn và được cử về nước hoạt động.
Tháng 9/1925, đồng chí Trần Phú được Hội Phục Việt cử sang Lào để vận động cách mạng. Thời gian hoạt động ở Lào.
Đầu tháng 11/1929, sau khi tốt nghiệp Đại học Phương Đông, đồng chí nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, bí mật lên tàu đi Lêningrát (nay là thành phố Xanh Pêtécbua thuộc Liên bang Nga) bắt đầu hành trình về nước hoạt động.
Ngày 8/2/1930, đồng chí về đến Sài Gòn. Ít ngày sau đồng chí sang Hồng Kông (Trung Quốc) gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được giới thiệu về tham gia hoạt động trong Ban Chấp ủy lâm thời. Tháng 4/1930, đồng chí về đến Hải Phòng.
Tháng 7/1930 đồng chí về Hà Nội được bổ sung vào Ban Chấp ủy lâm thời và được giao nhiệm vụ dự thảo Luận cương chính trị của Đảng. Để tránh sự theo dõi của mật thám và tạo yếu tố bất ngờ, Thường vụ Trung ương lâm thời đã có một quyết định táo bạo - lấy nhà của chính Thực dân Pháp làm trụ sở bí mật của Đảng. Đó là ngôi nhà ở phố Giăng Xole, nay là số nhà 90 phố thợ Nhuộm. Ngôi nhà là biệt thự của một viên chức cao cấp người Pháp - thanh tra Sở tài chính của chính quyền thực dân. Đồng chí Trần Phú ở trong một buồng nhỏ trong đó có một tấm phản để vừa làm giường ngủ, vừa làm bàn viết, chính tại nơi này, đồng chí đã bí mật viết bản dự thảo Luận cương chính trị.
Kiên cường chiến đấu tới hơi thở cuối cùng
Sáng ngày 18/4/1931, tại cơ quan ấn loát của Đảng, số nhà 66 đường Sampannho, nay là đường Lý Chính Thắng, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trần Phú đã bị sa lưới kẻ thù. Đây là một tổn thất vô cùng lớn đối với Đảng và cách mạng Việt Nam đang trong thời kỳ phục hồi, củng cố và phát triển.
Bắt được đồng chí, bọn mật thám và cảnh sát đưa về giam và hỏi cung tại bốt Pôlô rồi đến bốt Catina, chúng thay nhau giở mọi thủ đoạn tra tấn tàn ác, dụ dỗ mua chuộc nhưng vẫn không khuất phục được ý chí của người cộng sản kiên trung. Đồng chí vẫn luôn nêu cao tấm gương đấu tranh cách mạng; hàng ngày, tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị và kinh nghiệm công tác cho các đồng chí tù chính trị.
Chế độ tàn bạo của nhà tù đã làm sức khỏe của đồng chí suy kiệt, bệnh tràng nhạc và bệnh lao phổi tái phát nặng hơn. Để mong có thể khai thác những bí mật của cách mạng, bọn cai ngục đã đưa Trần Phú tới nhà thương để chữa trị, song do bệnh tình quá nặng. Đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng khi mới 27 tuổi.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |