Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ gì về cuộc xung đột trên thế giới hiện nay?

e có suy nghĩ gì về cuộc xung đột trên thế giới hiện nay?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.489
4
1
Phạm Minh Thắng
01/01/2021 23:04:10
+5đ tặng

Khái niệm

Chiến tranh là hiện tượng chính trị – xã hội mang tính lịch sử, là hoạt động đấu tranh giữa các giai cấp, các nhà nước, các lực lượng chính trị có địa vị, lợi ích đối lập nhau trong một nước hoặc giữa các nước nhằm đạt được mục đích chính trị nhất định.

Đặc điểm

  • Là hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử.
  • Là hoạt động đấu tranh vũ trang (bạo lực vũ trang) có tổ chức.
  • Nhằm đạt được một mục đích chính trị nhất định.

Nguồn gốc

Chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp không thể điều hòa. Trong đó, chế độ chiếm hữu tư nhân là nguồn gốc kinh tế – nguồn gốc sâu xa; đối kháng giai cấp là nguồn gốc xã hội – nguồn gốc trực tiếp của chiến tranh.

Nguyên nhân

  • Nguyên nhân chung: Là sự tác động giữa phương thức sản xuất bóc lột và những hiện tượng chính trị – xã hội do phương thức sản xuất đó sinh ra dưới hình thức bạo lực vũ trang của giai cấp này đối với giai cấp khác.
  • Nguyên nhân đặc thù: Là sự tác động của những chính sách hiếu chiến, phản động của giai cấp thống trị, những kẻ cầm đầu nhà nước, tổ chức hoặc nhóm cực đoan.
  • Nguyên nhân đơn nhất: Là sự tác động có tính đột biến, tức thì từ những nhân tố cá biệt như cá tính bất thường của cá nhân cầm đầu tổ chức hoặc diễn biến không chuẩn xác của các thông tin, của phương tiện tiến hành chiến tranh,...trong những tình huống nhất định.

Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân chung là cơ bản, xuyên suốt của mọi cuộc chiến tranh trong lịch sử loài người.

Bản chất của chiến tranh

Bản chất của chiến tranh thể hiện trên hai mặt cơ bản luôn có sự thống nhất với nhau: Mặt chính trị và mặt bạo lực vũ trang. Chính trị là mục đích, bạo lực vũ trang là phương thức, biện pháp để thực hiện mục đích chính trị. Mặt chính trị và mặt phương thức bạo lực vũ trang không tách rời nhau.

Mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị

Giữa chiến tranh và chính trị có mối quan hệ khắng khít, biện chứng với nhau. Trong đó, chính trị quyết định chiến tranh và chiến tranh tác động to lớn trở lại đối với chính trị. Thực chất, đây là mối quan hệ giữa hai hiện tượng xã hội, mỗi hiện tượng bao gồm lực lượng vật chất và tinh thần, giữa tư tưởng và tổ chức. Đây là mối quan hệ đa chiều.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Thiên sơn tuyết liên
01/01/2021 23:10:47
+4đ tặng

Hòa bình là nguồn cảm hứng để biết bao nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Hòa bình cũng là ước mơ của bao người trên thế giới này. Thế nhưng, khủng bố luôn là một mối đe dọa lớn cho toàn nhân loại, và khủng bố hiện nay đã trở thành một vấn nạn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

Khủng bố là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, hình ảnh hoặc video giết người do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện làm thiệt mạng người, đặc biệt là thường dân, hoặc gây tổn thất cho xã hội và cộng đồng để tác động vào tâm lý đối phương gây hoang mang khiếp sợ, nhằm mục đích chính trị hoặc tôn giáo. Khủng bố đã được thực hiện bởi một loạt các tổ chức chính trị để phát triển mục tiêu của họ. Nó đã được thực hiện bởi cả phe chính trị cánh hữu và cánh tả, các nhóm dân tộc, các nhóm tôn giáo, cách mạng, và các chính phủ cầm quyền. Một đặc tính thống nhất của khủng bố là việc sử dụng bừa bãi bạo lực đối với những người không có khả năng chống cự với mục đích là sự nổi tiếng cho một nhóm, một phong trào, một cá nhân hoặc gây áp lực lên đối thủ chính trị buộc họ phải chấp nhận một giải pháp chính trị có lợi cho mình. Các tổ chức khủng bố có thể khai thác nỗi sợ hãi của con người để hỗ trợ đạt được những mục tiêu này. Đối tượng bị khủng bố gây thiệt hại có thể là tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản (của cá nhân, tổ chức hay của nhà nước) hoặc sự vững mạnh của một chính quyền nhà nước.

Nguyên nhân của khủng bố là vô cùng phức tạp. Những kẻ khủng bố thường có mối quan hệ gia đình, bạn bè mật thiết trong một nhóm nhỏ, thường có đặc điểm văn hóa, dân tộc, tôn giáo, chính trị hoặc bộ tộc. Cái nhìn từ trong nhóm ra ngoài có vẻ lý tính: những kẻ khủng bố bảo vệ các cá nhân trong nhóm chống lại những yếu tố bên ngoài. Nhiều kẻ khủng bố cho rằng hành động của mình là tử vì đạo, họ sẽ được lên thiên đường, đồng thời giải thoát cho những kẻ khác trên thế giới này bằng con đường của bản thân. Lại có những kẻ vì trầm uất, vì chán nản thế giới mà quyết định khủng bố, trút giận lên tất cả mọi người.

Hậu quả của khủng bố là vô cùng nặng nề, nghiêm trọng. Bởi nó tác động đến toàn thể xã hội, gây bất an và náo động cho tất cả mọi người. Các khu vực này trở nên mất an toàn, rối loạn. Hơn thế nữa, biết bao gia đình sẽ mất đi người thân, sẽ đau khổ bởi những mất mát, những đau thương. Cá nhân của nạn nhân, nếu còn sống sót, họ sẽ phải mang vết sẹo tinh thần đến cuối đời. Sự kiện 11 tháng 9 chính là một trong những sự kiện để lại hậu quả nghiêm trọng nhất. Vụ tấn công khiến cho 2.996 người thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương. Con số thiệt mạng bao gồm 265 người trên bốn chiếc máy bay (không còn ai trên những chiếc máy bay này sống sót), 2.606 người trong Trung tâm Thương mại Thế giới và khu vực xung quanh, và 125 người tại Lầu Năm Góc. Gần như tất cả những người thiệt mạng là dân thường ngoại trừ 343 lính cứu hỏa, 72 sĩ quan hành pháp, 55 sĩ quan quân sự, và 19 tên khủng bố cũng đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Sau New York, New Jersey là tiểu bang mất nhiều công dân nhất, trong đó thành phố Hoboken có nhiều công dân thiệt mạng nhất trong vụ tấn công. Hơn 90 quốc gia có công dân bị thiệt mạng trong vụ tấn công 11 tháng 9. Vụ tấn công 11 tháng 9 năm 2001 đã trở thành vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất lịch sử thế giới và vụ tấn công từ nước ngoài chết người nhất trên đất Mỹ kể từ vụ tấn công vào Trân Trâu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941.

Vậy phải làm thế nào để xóa bỏ được nạn khủng bố trên toàn cầu? Trước hết, các quốc gia trên thế giới cần siết chặt những biện pháp an ninh, đảm bảo an toàn cho người dân. Có những bước đi lâu dài để ổn định nên hòa bình thế giới. Điều này cần có sự chung tay góp sức của các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, nhà trường và gia đình cần có sự quan tâm kịp thời để học sinh ngay từ khi còn nhỏ, giáo dục các em yêu thương mọi người, yêu thương cuộc sống, lạc quan, yêu đời và có nhận thức đúng đắn. Ngay cả bản thân mỗi người cần có sự vững tâm, suy nghĩ tích cực… Hơn thế, cần có những cuộc thi về đề tài chống khủng bố, cần tổ chức những buổi học để mọi người có kỹ năng đối phó khi xảy ra khủng bố.

Có thể nói, khủng bố là một vấn nạn vô cùng phức tạp, và không thể chấm dứt được nó trong một sớm một chiều. Nhưng bất kì ai trên thế giới này, những người yêu hòa bình, hãy cùng chung tay góp sức đẩy lùi nạn khủng bố toàn cầu, để trái đất trở thành một ngôi nhà hạnh phúc cho mọi người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo