Việc nhầm lẫn các tình trạng như bong gân và trật khớp có thể dẫn đến sai sót trong chẩn đoán bệnh, từ đó khiến kết quả điều trị không tốt như mong đợi.
Bong gân và trật khớp là những tình trạng chấn thương vật lý thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Do có chung một số triệu chứng, biểu hiện nên đôi khi, nhiều người nhầm lẫn hai vấn đề sức khỏe này với nhau, dẫn đến tình trạng chẩn đoán sai và chữa trị không hiệu quả.
Bong gân, trật khớp phát sinh do đâu?
Bong gân là gì? Theo các chuyên gia, bong gân đề cập đến sự tổn thương của dây chằng xung quanh khớp, xảy ra khi dải mô mềm này bị kéo căng quá mức, thậm chí dẫn đến rách. Chấn thương kéo dài có nguy cơ cao ảnh hưởng đến cấu trúc xương, khớp.
Nguyên nhân gây bong gân chủ yếu đến từ tình huống va chạm mạnh, chẳng hạn như biến cố phát sinh khi chơi thể thao hoặc té ngã. Vì vậy, các đối tượng dễ bị bong gân có thể kể đến như:
- Người cao tuổi đi lại, hoạt động không thuận tiện.
- Vận động viên tham gia những môn thể thao mang tính đối kháng cao (bóng đá, bóng rổ…).
- Người bị béo phì, có tiền sử chấn thương dây chằng.
- Phụ nữ có thói quen mang giày cao gót.
Trong khi đó, trật khớp là thuật ngữ dùng để mô tả sự sai lệch vị trí của cấu trúc xương, gây tác động trực tiếp đến phần khớp.
Tương tự bong gân, trật khớp cũng xảy ra khi bạn té ngã hoặc va chạm mạnh. Ngoài ra, nếu khớp ở cổ chân và đầu gối bị trật, nguyên nhân gây chấn thương còn đến từ việc đổi hướng đột ngột khi đang di chuyển với tốc độ cao.
Làm thế nào để phân biệt bong gân và trật khớp?
Trật khớp và bong gân hoàn toàn có khả năng xảy ra ở tất cả vị trí khớp trên cơ thể, chẳng hạn như cổ chân, đầu gối, vai hay cổ tay. Ngoài ra, cả hai còn có chung một số triệu chứng như đau nhức hoặc bầm tím ở vùng chấn thương, gặp khó khăn khi cử động…, khiến mọi người nhầm lẫn giữa hai vấn đề.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt bong gân và trật khớp bằng những dấu hiệu sau, bao gồm:
Bong gânTrật khớp- Đau nhức khó chịu.
- Khu vực chấn thương có xu hướng sưng phù lên.
- Cứng hoặc lỏng khớp.
- Đôi khi xuất hiện vết bầm tím.
- Giới hạn phạm vi hoạt động của bộ phận có dây chằng bị tổn thương.
- Suy giảm độ linh hoạt.
- Cường độ đau nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể phát tác ngay cả khi bạn chỉ cử động nhẹ.
- Khớp sưng to và biến dạng rõ ràng.
- Tê ngứa ở bộ phận có khớp bị trật (dây thần kinh xung quanh chịu ảnh hưởng).
- Xuất huyết dưới da (mạch máu bị tổn thương).
- Bộ phận bị trật khớp không thể co, duỗi hay hoạt động bình thường.
Qua bảng so sánh trên, có thể thấy mặc dù trật khớp và bong gân có nhiều biểu hiện tương đồng, nhưng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng trật khớp cao hơn hẳn. Do đó, không ít chuyên gia kết luận rằng trật khớp là một trong số nhiều biến chứng phát sinh khi bong gân không được chữa trị kịp thời.
Nên làm gì khi bị bong gân, trật khớp?
Vậy khi bị bong gân nên làm gì? Cách chữa bong gân tránh tình trạng phát sinh biến chứng. Để kết quả điều trị tốt nhất có thể, điều thiết yếu người bệnh nên làm là sơ cứu đúng cách trước khi đi gặp bác sĩ. Mặc dù là hai vấn đề sức khỏe khác nhau nhưng cách trị bong gân và trật khớp đều có thể được sơ cứu bằng phương pháp RICE, bao gồm những bước sau:
- Nghỉ ngơi (rest): hạn chế vận động và chú trọng nghỉ ngơi sẽ giúp cơn đau thuyên giảm đáng kể.
- Chườm lạnh (ice): nhiệt độ thấp từ túi chườm lạnh khi áp lên khu vực chấn thương có thể giúp xoa dịu cơn đau buốt, đồng thời hỗ trợ thuyên giảm tình trạng sưng.
- Băng bó (compression): việc băng bó giúp cố định khớp cũng như dây chằng, tránh để chấn thương phát triển nghiêm trọng.
- Nâng cao (elevation): kê gối nằm bên dưới bộ phận bị bong gân hoặc trật khớp có thể giúp tạm thời giảm đau cũng như giảm sưng hiệu quả.
Chữa bong gân, trật khớp không cần thuốc: một hướng đi mới!Ngày nay, không ít bác sĩ ưu tiên những phương pháp điều trị trật khớp và bong gân không dùng thuốc bởi hiệu quả cao, đồng thời có thể đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị, những giải pháp theo hướng này cần được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản. Đồng thời, trong phác đồ điều trị cũng nên có sự hỗ trợ của một số thiết bị, công nghệ hiện đại. Hiện nay, Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ (ACC) là đơn vị chuyên khoa đầu tiên ở Việt Nam thỏa mãn các điều kiện trên.
Dựa vào việc bạn đang bị bong gân hay bệnh đã phát triển đến trật khớp, đội ngũ bác sĩ 100% người nước ngoài tại ACC sẽ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất, chẳng hạn như:
Đối với bong gân
Ở ACC, phương pháp chữa bong gân hữu hiệu nhất là trị liệu laser cường độ cao thế hệ IV kết hợp với sóng xung kích Shockwave. Cả hai đều có khả năng chữa lành tổn thương ở mô, đồng thời kích thích tái tạo tế bào.
Sóng xung kích Shockwave sử dụng sóng âm mang năng lượng lớn tác động sâu đến lớp mô bên trọng, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi bằng cách hỗ trợ tái tạo tế bào dây chằng. Trong khi đó, tia laser cường độ cao IV kích thích quá trình sản xuất ATP giúp giảm viêm, đau cũng như nâng cao hiệu quả của cơ chế tự chữa trị của cơ thể.
Đối với trật khớp
Khác với bong gân, người bị trật khớp sẽ cần đến một giải pháp khác phù hợp hơn, gọi là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic).
Để tiến hành điều trị, bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống ở ACC sẽ dùng tay với một lực thích hợp để nắn chỉnh lại những sai lệch trong cấu trúc xương khớp và đưa chúng trở lại vị trí ban đầu. Nhờ đó, cơ chế tự chữa lành vết thương cũng sẽ được kích hoạt. Các triệu chứng khó chịu do trật khớp kéo đến cũng dần thuyên giảm và biến mất.
Bác sĩ tại ACC kiểm tra chức năng phần khớp bị trật
Ngoài ra, để đẩy nhanh tốc độ điều trị và phục hồi, người bệnh cũng có thể kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống với phương pháp trị liệu laser và sóng xung kích trên.
Có thể thấy phân biệt đúng bong gân và trật khớp đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả. Như vậy, nếu bạn có các biểu hiện được đề cập bên trên, hãy xử lý đúng cách trước tiên. Sau đó, đừng ngần ngại liên hệ với chi nhánh phòng khám ACC gần nhất để được các chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn và chữa trị kịp thời, hiệu quả cũng như an toàn nhé.