Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy giới thiệu về lễ hội đua thuyền ở Cát Bà

Hãy giới thiệu về lễ hội đua thuyền ở Cát Bà
Mk cần gấp lắm !!!
​Mong các bạn giúp

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
931
4
1
Thời Phan Diễm Vi
08/01/2021 19:48:38
+5đ tặng
Lễ hội truyền thống 31/3 được diễn ra hàng năm ghi nhớ sự kiện Bác Hồ về thăm Làng Cá Cát Bà (31/3/1959), động viên thăm hỏi bà con ngư dân trong công việc chài lưới, làm chủ biển trời quê hương. Từ đó đến nay, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành Thủy sản, ngày khai trương mùa du lịch Cát Bà và cũng là thời điểm ra quân đánh cá vụ Nam của ngư dân huyện đảo. Ngày hội lớn mang nhiều ý nghĩa lịch sử diễn ra trọng thể ngay tại vùng đảo Cát Bà.

Mở đầu là lễ Cầu ngư truyền thống của ngư dân vùng biển với những nghi thức truyền thống mang tính tâm linh, thành kính của người dân miền biển. Lễ Cầu ngư  là dịp để bà con ngư dân thể hiện sự biết ơn với Thần biển, chư vị Tiên Linh, Sơn thần, Thổ địa, các bậc tiền bối có công hộ quốc, độ trì cho người dân miền biển và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, con người khỏe mạnh, tôm cá bội thu, ngư dân gặp nhiều may mắn, dân chúng được an vui, phát đạt.
Ngay sau lễ cầu Ngư là lễ phát động ra quân ra quân khai thác vụ cá Nam và thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đây là hoạt động thiết thực hàng năm của huyện đảo Cát Hải nhằm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm đảo năm 1959: “Rừng vàng, biển bạc của ta, do nhân dân ta làm chủ”. 

Một hoạt động không thể thiếu trong Lễ hội Làng cá truyền thống là Hội thi đua thuyền Rồng trên biển giữa đội chủ nhà Cát Bà, Cát Hải với các đội khách đến từ vùng Duyên hải Quảng Ninh, Bắc Trung Bộ, cùng những địa phương anh em từ vùng lúa Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên...

Đua thuyền Rồng trên biển mang ý tưởng chủ đạo là thuyền Rồng từ biển Cát Bà vươn khơi trong thế Rồng Bay của đất nước, nối vòng tay bè bạn, thân ái với mọi miền Tổ quốc. Thuyền Rồng đua trên biển có hình thoi dài 11m, rộng 1,5m được đóng rất kỳ công, mỗi thuyền có từ 22 đến 26 người. Đường đua dài 3km có cắm cờ báo hiệu ở hai đầu, thuyền đua sẽ phải đi 3 hoặc 4 vòng, thuyền nào về đích trước sẽ đoạt giải. Việc lựa chọn các tay chèo khỏe, người cầm lái được coi là quyết định sự thắng thua của thuyền, vì họ phải xử lý cực kỳ chính xác lúc vào cua, để cho chiếc thuyền dài hơn chục mét có thể vòng lại nhanh nhất.

Ngoài cuộc đua thuyền Rồng diễn ra sôi nổi hào hứng từ phút ban đầu đến phút cuối để tìm ra đội vô địch nhận giải của Ban Tổ chức, Hội còn có các trò thi phối hợp, biểu diễn lướt ván, đua thuyền thúng của cư dân miền Duyên hải. Nét mới nữa trong Lễ hội làng Cá Cát Bà là các cuộc đua thuyền Rồng của các đấu thủ nữ trong khoảng thời gian 30 phút, hết sức sôi nổi, khẩn trương. Đây thật sự là những hoạt động văn hóa thể thao có tác dụng rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn của từng cá nhân trong một tập thể, đồng thời rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp, lòng quả cảm vì màu cờ sắc áo của quê hương.

Sau các hoạt động được tổ chức trong ngày, buổi tối là Chương trình lễ kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm Làng cá, ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam và khai mạc du lịch Cát Bà. Đặc biệt trong đó là Chương trình nghệ thuật và đánh trống khai mạc mùa du lịch được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Hải Phòng. Một thông điệp mới, Cát Bà mở rộng vòng tay đón chào du khách muôn phương đến tham quan và trải nghiệm. Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá và khai mạc mùa du lịch Cát Bà hàng năm diễn ra tại trung tâm đảo Cát Bà nổi tiếng bởi khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục, thu hút hàng triệu du khách đến thăm quan hàng năm, vì thế âm hưởng của lễ hội luôn tạo được sự lan tỏa sâu rộng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo nơi đầu sóng ngọn gió.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
Ni Lin
08/01/2021 19:50:21
+4đ tặng

Để ghi nhớ sâu sắc hình ảnh và tình cảm của Bác dành cho huyện đảo, ngày 1/4 trở thành ngày hội truyền thống của nhân dân Đảo Cát Bà. Hằng năm, huyện đảo tổ chức kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm làng cá với nhiều hoạt động sôi nổi, tiêu biểu là hội đua thuyền rồng trên biển với sự tham gia của các địa phương trên đảo. Những ngày diễn ra lễ hội, huyện đảo như được khoác lên mình một lớp áo mới với đủ màu sắc của cờ hoa, của biển trời xanh trong như ngọc.

Lễ hội đua thuyền rồng trên biển là một nét văn hoá riêng có tại khu du lịch cát bà. Dân đi biển Cát Bà thường tổ chức đua thuyền rồng khi kết thúc vụ cá Bắc, mở đầu vụ các Nam vào ngày ¼ dương lịch (ngày Bác Hồ về thăm Cát Bà năm 1959). Sau rất nhiều nghi lễ trang trọng được tổ chức vào chiều và đêm hôm trước, cả ngày ¼ chỉ dành riêng cho hội đua thuyền. Những chiếc thuyền hình thoi dài, đầu rồng chạm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng rực rỡ, trên khoang chở từ 22 đến 26 thanh niên rẽ sóng trên Vịnh cũng đã thu hút rất nhiều du khách thập phương.
Lễ hội diễn ra với rất nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc. Mở đầu lễ hội thường là đọc diễn văn kỷ niệm ngày Bác Hồ ra thăm Cát Bà. Sau đó là hoạt động đua thuyền rồng sôi nổi. Cuộc đua thuyền bắt đầu bằng hoạt động kéo co trên bãi biển, sau đó là lắc thuyền thúng. Cuối cùng cuộc đua thuyền diễn ra. Đường đua thuyền thường khoảng 1km, 2 bên có cắm cờ báo. Các thuyền đua đi 3 hoặc 4 vòng, tùy theo mỗi năm quy định. Thuyền nào đến đích trước sẽ giành chiến thắng.

0
3
Hoàn Nguyễn
08/01/2021 19:54:09
+3đ tặng

Lúc thân sinh, Bác Hồ từng đến thăm làng cá ở đảo Cát Bà. Và chuyến thăm làng cá của Bác mãi mãi trở thành một dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí quân dân Cát  Bà. Để tưởng nhớ đến Bác và kỉ niệm ngày Bác về thăm, ngày đó trở thành ngày truyền thống đậm đà sắc thái cách mạng không chỉ riêng của Cát Bà mà còn là ngày truyền thống của ngành Thủy sản Việt Nam.

Để ghi nhớ sâu sắc hình ảnh và tình cảm của Bác dành cho huyện đảo, ngày 1/4 trở thành ngày hội truyền thống của nhân dân Đảo Cát Bà. Hằng năm, huyện đảo tổ chức kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm làng cá với nhiều hoạt động sôi nổi, tiêu biểu là hội đua thuyền rồng trên biển với sự tham gia của các địa phương trên đảo. Những ngày diễn ra lễ hội, huyện đảo như được khoác lên mình một lớp áo mới với đủ màu sắc của cờ hoa, của biển trời xanh trong như ngọc.Lễ hội đua thuyền rồng trên biển là một nét văn hoá riêng có tại khu du lịch cát bà. Dân đi biển Cát Bà thường tổ chức đua thuyền rồng khi kết thúc vụ cá Bắc, mở đầu vụ các Nam vào ngày ¼ dương lịch (ngày Bác Hồ về thăm Cát Bà năm 1959). Sau rất nhiều nghi lễ trang trọng được tổ chức vào chiều và đêm hôm trước, cả ngày ¼ chỉ dành riêng cho hội đua thuyền. Những chiếc thuyền hình thoi dài, đầu rồng chạm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng rực rỡ, trên khoang chở từ 22 đến 26 thanh niên rẽ sóng trên Vịnh cũng đã thu hút rất nhiều du khách thập phương.

Lễ hội diễn ra với rất nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc. Mở đầu lễ hội thường là đọc diễn văn kỷ niệm ngày Bác Hồ ra thăm Cát Bà. Sau đó là hoạt động đua thuyền rồng sôi nổi. Cuộc đua thuyền bắt đầu bằng hoạt động kéo co trên bãi biển, sau đó là lắc thuyền thúng. Cuối cùng cuộc đua thuyền diễn ra. Đường đua thuyền thường khoảng 1km, 2 bên có cắm cờ báo. Các thuyền đua đi 3 hoặc 4 vòng, tùy theo mỗi năm quy định. Thuyền nào đến đích trước sẽ giành chiến thắng.Thuyền rồng đua biển có hình thoi dài 11m, rộng 1,5m được đóng rất kỳ công, chi phí lên tới trên 30 triệu đồng một chiếc. Mỗi thuyền có từ 22 đến 26 người. Mở đầu cuộc thi là tiết mục kéo co giữa các đội thuyền trên biển. Sau tiết mục kéo co là lắc thúng thuyền không mái của những người ngư dân đến từ vùng biển Nam Trung bộ. Tiếp đến là đua thuyền rồng. Đường đua dài 1km có cắm cờ báo hiệu ở hai đầu, thuyền đua sẽ phải đi 3 hoặc 4 vòng, thuyền nào về đích trước sẽ đoạt giải.Ngoài việc lựa chọn các tay chèo khỏe, người cầm lái được coi là quyết định sự thắng thua của thuyền, vì họ phải xử lý cực kỳ chính xác lúc vào cua, để cho chiếc thuyền dài hơn chục mét có thể vòng lại nhanh nhất.Những năm gần đây, khi du lịch trên huyện đảo Cát Bà ngày càng phát triển, lễ hội dành cho những người đánh bắt thủy sản trên đảo này đã trở thành một lễ hội để quảng bá cho du lịch. Vì thế quy mô và các hoạt động của lễ hội được mở rộng, thu hút rất nhiều khách đến với du lịch biển cát bà trong và ngoài nước đến tham dự.

 

Ngoài ra, trên thị trấn Cát Bà ngày nay còn nhiều di tích văn hóa, lịch sử lâu đời như: đền thờ các bà trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phương Bắc. Hòn cẩm thạch của làng Gia Luận đã từng là nơi tập kết dấu cọc gỗ lấy từ Vân đồn để góp phần làm lên chiến thắng quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng Giang của Ngô quyền năm 938. Tại xã Xuân Đám còn lại một phần kiến trúc bức tường thành xếp đá được xây dựng từ thời nhà Mạc thế kỷ XVI. Người dân trên đảo cũng rất tự hào về con đường học hành, đỗ đạt của cha ông một thời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×