Giới thiêu ao dài VIÊT NAM ♡♡ giúp mk vs nhé
Cảm Ơn Trước Nha
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhắc đến Việt Nam, người ta sẽ nhớ ngay tới hình ảnh của một dải đất trù phú, tươi tốt với những cánh đồng lúa chín vàng thẳng cánh cò bay, nhớ tới những cô gái với đôi má hây hây, khuôn mặt bầu bầu đáng yêu, với giọng nói ngọt ngào dễ mến. Và có một thứ không thể không nhắc tới, đó chính là tà áo dài - biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, cũng là quốc phục của đát nước này. Chiếc áo dài có một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời cho đến tận ngày nay.
Áo dài đã tồn tại cùng với lịch sử dân tộc. Chiếc áo dài ra đời vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765). Chiếc áo dài ra đời với mục đích tạo ra nét riêng biệt của người Việt trong sự di cư ồ ạt của hàng vạn người Minh Hương vào Đàng Trong. Chiếc áo dài cổ xưa nhất của người Việt phải kể tới là chiếc áo dài giao lãnh. Đây là kiểu áo khi mặc thì hai cổ áo để giao nhau, áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy lưng buông thả. Cổ nhân xưa đi chân đất, người quyền quý thì mang guốc gỗ, dép, giày. Cùng với sự phát triển, tà áo dài Việt Nam liên tục được thay đổi, cách tân để phù hợp với đặc tính công việc của nhà nông và phù hợp với tình hình của xã hội lúc bấy giờ. Sau áo dài giao lãnh, người Việt đã cải tiến nó thành áo tứ thân rồi sau nữa thánh áo dài Lemur vào thời kì Pháp thuộc. Đây là bước chuyển trong lịch sử phát triển của tà áo dài. Bởi chiếc áo dài Lemur được cảo tiến từ chiêc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ Lemur nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong từng bước đi của người phụ nữ. Đồng thời, thân trên của áo dài được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm phần nữ tính, hàng nút phía dưới được chuyển sang một chỗ mử áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Chiếc áo dài của Lemur tuy đã làm thay đổi gần như hoàn toàn chiếc áo tứ thân truyền thống song cũng vấp phải không ít sự phản đối từ phía dư luận. Mãi cho đến khi áo dài Lê Phổ xuất hiện, hình hài chuẩn mực của tà áo dài Việt Nam mới được định hình. Họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo dài Lemur, thay vào đó là những yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, áo ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay trong làn gió. Cùng với những biến cố của lịch sử, văn hóa phương Tây tràn vào Việt Nam mạnh mẽ, tà áo dài Việt cũng chuyển mình một cách đầy tóa bạo với những chiếc áo dài do bà Trần Lệ Xuân - Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ, thiết kế. Bà đã tạo ra chiếc áo dài cách tân bằng cách bỏ đi phần cổ áo và gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét. Bà đã phá cách với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Đến tận bây giờ, những chiếc áo dài cổ thuyền vẫn còn là một trong những trang phục áo dài được nhiều người yêu thích.
Tà áo dài Việt Nam được cấu tạo bởi 5 bộ phận đó là cổ áo, thân áo, tà áo, tay áo và quần mặc cùng với áo dài. Cổ áo dài truyền thống theo mẫu cổ điển cao từ 4-5cm, có cúc bấm và kín đáo. Ngày nay, cổ áo dài đã được cách tân, biến tấu đa dạng hơn thành các kiểu cổ khác nhau như cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U. Để tránh sự nhàm chán và đơn điệu, cổ áo dài thường sẽ được người may áo trang trí thêm những họa tiết với màu sắc khác nhau, có thể là thêu hoa, cũng có thể đính thêm ngọc.
Thân áo dài được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường được may từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Với cách may ấy, thân hình người phụ nữ sẽ trở nên mềm mại, duyên dáng hơn. Từ phần eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Hai tà áo dài được gọi lần lượt theo vị trí của nó là tà trước và tà sau. Trước đây, tà trước và tà sau có độ dài bằng nhau nhưng hiện nay, có nhiều mẫu áo dài tà trước sẽ ngắn hơn tà sau. Áo dài thường được may bằng những loại vải đơn sắc, trơn nên thường được thêu những hoa văn màu sắc khác hoặc những bài thơ. Cúng có những tà áo dài chỉ mang một màu và chỉ được trang trí ở cổ áo như áo dài tím của Huế, áo dài trắng của nữ sinh,...
Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay. Trước đây, tay áo dài đến qua khỏi cổ tay để phù hợp với quan niệm của xã hội với người phụ nữ lúc bấy giờ. Nhưng hiện tại, tay áo dài có thể chỉ là tay lửn, chỉ dài qua khuỷu tay một chút. Chiếc áo dài ngày nay được mặc với quần thay vì với váy đụp như ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Xưa kia, quần áo dài được may bằng bải cứng, thô nhưng nay thường được may bằng vải mềm, rủ. Việc thay đổi sang chất liệu mềm mại, có độ rủ, thay vì vải thô, cứng như trước ấy khiến cho người con gái trở nên thướt tha, yểu điệu trong mỗi bước đi. Màu sắc thông dụng nhất của quần áo dài là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu cùng tông với màu của áo.
Áo dài trong văn hóa và đời sống của người Việt có một vị trí trọng yếu. Bởi nó đã gắn bó với người phụ nữ Việt Nam, trở thành biểu tượng cho phẩm chất, nét đẹp của họ từ bao đời nay. Người con gái Việt Nam trong trang phục áo dài trở nên xinh xắn, đáng yêu, thướt tha và thanh lịch hơn trong mắt người đối diện. Áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt, mà nó cũng trở thành trang phục trang nhã nơi công sở, đồng phục cho học sinh hoặc là trang phục tiếp những vị khách quý trong gia đình. Áo dài hiện đại mang tính cá nhân rất cao. Chính bởi sự cầu kì, tỉ mỉ trong khâu thực hiện để có một chiếc áo dài hoàn chỉnh mỗi chiếc áo dài sẽ chỉ may riêng cho một người, dành riêng cho người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa lại thêm một chút nữa mới được xem là hoàn thiện. Cũng vì thế mà những nét duyên dáng trên cơ thể người con gái cũng được tôn lên một cách rất đỗi tinh tế, khéo léo.
Đời sống hiện đại với rất nhiều kiểu trang phục mới, độc đáo, cá tính, nhẹ nhàng, thế nhưng tà áo dài vẫn chưa bao giờ mất đi vị trí của nó trong đời sống tâm hồn của người Việt Nam. Bởi nó không chỉ là trang phục truyền thống mà nó còn là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam: dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hiện đại.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |