Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguồn gốc của con người? Đặc điểm? Những di tích của người tối cổ tìm thấy ở đâu tại Việt Nam

Nguồn gốc của con người ? Đặc điểm? những di tích của người tối cổ  tim thấy ở đâu tại Việt Nam

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
417
1
1
Nga
10/01/2021 21:36:50
+5đ tặng
Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài ; khí hậu hai mùa nóng - lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.
Vào những năm 1960 - 1965” các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.
Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Thiên sơn tuyết liên
10/01/2021 21:36:51
+4đ tặng

Ngày nay, các nhà khoa học đa số thống nhất loài người đã tiến hóa từ vượn người qua 3 loại hình cơ bản. Ba loại hình đó là:

Homo habillis (Người Khéo léo),

Homo erectus (Người Đứng thẳng),

Homo sapiens (Người Tinh khôn, người Hiện đại).

 

Vượn người Phương Nam (Australopithecus) là dạng vượn người đầu tiên, sống cách nay ít nhất 3 – 4 triệu năm. Đại diện là hóa thạch của Lucy (Australopithecus afarensis), phát hiện năm 1974, niên đại khoảng 3,85 – 2,95 triệu năm. Họ giống khỉ hơn giống chúng ta.

Cách đây 3,0 đến 1,5 triệu năm, khi vượn người biết chế tạo công cụ được gọi là con người. Nhóm con người đầu tiên được đặt tên Homo habillis (Người Khéo léo), không phải vì họ thực sự khéo léo mà do biết chế tạo công cụ hơn dạng vượn người mà thôi.  Người Khéo léo biết chế tạo công cụ dùng để đập hạt, cắt thịt,…

Cách đây 1,8 triệu năm, con người tiến hóa hơn biết dùng lửa, biết chế tạo dụng cụ cắt phức tạp hơn được gọi là Homo erectus (Người Đứng thẳng). Loài này đã bắt nguồn từ châu Phi (có thể cả Đông Nam Á) và lan tỏa xa tới Anh, Gruzia, Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc và Java. Một số đại diện như: Homo heidelbergensis, Người vượn Java, Người vượn Bắc kinh,… Loài này hiện nay đã tuyệt chủng.

Cách đây khoảng 200.000 năm ở Đông Phi bắt đầu xuất hiện Homo sapiens (Người Tinh khôn). Người Tinh khôn trông giống loài người như ngày nay, đã biết mặc quần áo.

  1. Người Tinh khôn đã rời khỏi châu Phi như thế nào.

 

Roberts đến Namibia nơi có người Bụi rậm Kalahari, bộ tộc săn bắn hái lượm cuối cùng trên lục địa, để minh chứng người Tinh khôn đã tiến hóa thích nghi với lối sống săn bắt hái lượm. Cô theo họ đi săn, diễn giải rằng khi họ chạy rượt đuổi các con thú, cơ thể có nhiều cơ chế làm cho sức khỏe họ dẻo dai hơn các con thú. Như việc tiết ra mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể nên lâu mệt, trong khi các con thú bị săn (như nai, hươu,…) không có cơ chế tiết mồ hôi nên mau bị mệt. Họ có thể rượt đuổi cho đến khi chúng chạy không nỗi nữa. Hay lòng bàn chân có vòm cong khiến bàn chân linh hoạt hơn. Việc thường xuyên chạy khiến phát triển cơ mông săn chắc. Họ có ngôn ngữ nghe như tiếng lách cách, nhiều phụ âm. Họ biết lên kế hoạch cho buổi đi săn,… Những sự tiến hóa, thích nghi đó đã thực sự hữu ích giúp người hiện đại thích nghi với lối sống săn bắt hái lượm. Khác với cuộc sống leo trèo, đung đưa trên cây khi rừng nhiệt đới còn rậm rạp. Sự tiến hóa đó, giúp họ tồn tại được và phân tán khắp lục địa.

Cô đến thăm di chỉ Omo ở Ethiopia, đó là nơi phát hiện mẫu vật con người hiện đại về mặt giải phẫu sớm nhất. Ở gần làng Kibish của bộ tộc Nyangatom, các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy sọ của H. sapiens, niên đại 195.000 tuổi, sống ở hoang mạc bắc Phi khác với Homo heidelbergensis (thuộc Homo erectus) niên đại khoảng 500.000 năm. Homo heidelbergensis có thể là tổ tiên chung của H. sapiens và H. neanderthalensis.

Tại Nam Phi, cô thăm các hang động ở Pinnacle Point nơi người tối cổ đã sống. Trong lớp đất 130.000 – 167.000 năm ở Cape Town, Nam Phi, phát hiện loại giáo có ngạnh, để tính sát thương mạnh hơn. Vậy là 160.000 trước đây, H. sapiens đã sống rất nhiều nơi ở châu Phi.

Sau đó, cô giải thích rằng về di truyền học cho thấy rằng tất cả những người ngoài châu Phi (non-African) có thể là hậu duệ từ một nhóm nhỏ duy nhất từ châu Phi, những người đã rời lục địa hàng chục ngàn năm trước. Cô tìm hiểu các giả thuyết khác nhau về con đường họ đã đi. Vào khoảng 125.000 năm trước, sa mạc trở nên xanh tươi hơn, cho phép người Hiện đại băng qua núi Sinai vào bán đảo Arab. Năm 1930, ở hang Skul, Israen, phát hiện hầm mộ niên đại 100.000 năm. Nhánh này hình như đã chết hoàn toàn, có lẽ do đợt lạnh ở Trung Đông.

Vào khoảng 90.000 năm trước, bán đảo Arab và châu Phi trở lại thành sa mạc. Mực nước biển thấp hơn bây giờ 120 m. Eo biển Đỏ bây giờ rộng 30 km, lúc đó chỉ còn 11 km. Khoảng vài trăm người đã vượt qua eo biển, có thể là 1 bộ tộc đơn lẻ.

Vào khoảng 70.000 – 12.000 năm trước, phát hiện các dụng cụ đá ở Oman giống như  ở thung lũng sông Somerset, những vùng này có nước,  người Hiện đại đã đi dọc theo bờ biển bán đảo Arab, vào vùng Lưỡng Hà rồi tỏa đi khắp thế giới.

Các dân tộc trên thế giới, dường như là hậu duệ của 1 nhóm người khoảng 100 cá thể rời Đông Phi cách đây 70.000 năm qua vùng Sừng châu Phi.

 

II:  Người Tinh khôn đến châu Á

CHÚNG TA ĐÃ Ở ĐÂU? Có chiến thắng thời kỳ băng hà không?
Người Trung Quốc có thể bắt nguồn từ 1 nhánh khác trong cây Phả hệ loài người? Khác với các dân tộc khác? Tại sao con người dấn thân vào nơi lạnh giá cách đây khoảng 40.000 năm?

 

Qua các nghiên trước, cho thấy Homo sapiens đã đi dọc theo bờ biển bán đảo Arab, qua cao nguyên Iran vào Trung Á, men theo các dãy núi chọc trời bên phải, tiến vào Siberi khoảng 40.000 năm trước. Khoảng 30.000 trước đây, họ đã tới bờ Bắc Băng Dương. Có 1 nhánh đi ven theo bờ biển Nam Á, rồi đi dọc theo Đông Nam Á để đi lên Trung Quốc.

Trong tập thứ hai, Roberts đi đến Siberia và thăm một cộng đồng dân bản địa bị cô lập, người Evenki vẫn còn sinh sống nhờ vào săn bắn tuần lộc. So sánh cách sống của họ nơi lạnh giá khắc nghiệt, khác biệt với châu Phi ấm áp, cô tự hỏi làm thế nào người châu Phi cổ đại có thể thích nghi được với khí hậu Bắc Á rất băng giá và tại sao người châu Á trông rất khác với người châu Phi. Người Evenki ở Siberi lạnh giá đã chế tạo ra những đôi giày rất ấm từ da tuần lộc. Tìm thấy những cây kim may bằng xương niên đại khoảng 40.000 trước đây. Muốn tồn tại nơi lạnh giá phải có quần áo, giày để giữ ấm. Họ là những người thợ may đầu tiên trên thế giới.

Người châu Phi cổ đại đi theo các con thú để săn bắt. Tìm thấy xương tuần lộc (đã bị ăn thịt) từ thời cổ đại. Đỉnh điểm của thời kỳ băng hà khoảng 25.000 năm trước, âm 80 0C, khí hậu khô hanh.  Họ lui về trú ở Malta, Nam Siberia. Ở Bảo tàng Hermitage, Petecbua, trưng bày bộ xương dẹt, con người rất nhỏ, do thiếu thức ăn. Có cặp Thiên nga bằng ngà voi mamut, tại sao họ lại tạo ra Thiên nga. Khi Thiên nga bay về là báo hiệu mùa Xuân bắt đầu. Mùa Xuân đến mới bắt đầu săn bắn.  Cho thấy họ sống trong mùa Đông giá lạnh, thiếu ăn, họ rất mong chờ mùa xuân. Điều kiện khắc nghiệt làm xương nhỏ lại.

Thời kỳ đầu của Băng hà cuối, bộ mặt của người Đông Á đã thay đổi. Mắt hình quả hạnh, mặt phẳng hơn, mũi nhỏ hơn. Vì lạnh, mắt nhỏ để giảm mất nhiệt từ mắt.

 

Hình: Người Tinh khôn 30.000 năm tuổi ở Hang Thượng, Trung Quốc

Sau đó, Roberts dẫn dắt khám phá có một luận thuyết khác với luận thuyết “rời khỏi châu Phi”. Đó là giả thuyết “Nguồn gốc đa vùng của người hiện đại” đã đạt được sự hỗ trợ từ một vài nhóm nhà khoa học ở Trung Quốc. Theo lý thuyết này, người Trung Quốc có nguồn gốc từ người Homo erectus bản địa chứ không phải từ Homo sapiens châu Phi như sự tiến hóa của các dân tộc khác.

Roberts đã đến thăm hang động Zhoukoudian (Chu Khẩu Điếm), nơi đã phát hiện Người vượn Bắc Kinh, thuộc loài Homo erectus được cho là tổ tiên của người Trung Quốc. Theo GS.Wu Xin Zhi (Ngô Tân Chỉ) di cốt người ở Hang Bồ Câu, được gọi là người vượn Bắc Kinh thuộc H. erectus tuổi từ 500.000 – 200.000 năm, họ không có hậu duệ, đã tuyệt chủng. Người hang Thượng niên đại 30.000 năm thuộc H. sapiens từ châu Phi sang. H. erectus Trung Quốc mặt phẳng, mũi tẹt, cạnh dưới hốc mắt cũng phẳng. Người Trung Quốc tin tưởng mãnh liệt rằng họ có nguồn gốc khác với các dân tộc khác. Roberts thấy rằng những đặc tính hình thể của người Trung Quốc hiện đại và trong hộp sọ hóa thạch, như xương gò má rộng, hình dạng hộp sọ và những răng cửa hình xẻng là các đặc điểm không có trong hầu như tất cả mọi người khác. Có lẽ đó là do điều kiện địa lý.

Cô cũng thấy rằng các công cụ bằng đá được tìm thấy ở Trung Quốc có vẻ nguyên thủy hơn so với các nơi khác, và suy luận rằng chúng đã được sản xuất chỉ từ Homo erectus bản địa. Tuy nhiên, cô lưu ý rằng các bằng chứng từ sọ chỉ để tham khảo. Cô phỏng vấn một nhà khảo cổ học Mỹ, người trình bày giả thuyết rằng người Trung Quốc cổ đại sử dụng tre thay cho đá, để giải thích sự vắng mặt của công cụ bằng đá tinh vi, mặc dù chưa có bằng chứng khảo cổ học hỗ trợ cho giả thuyết này.

Cuối cùng, Roberts phỏng vấn nhà di truyền học Trung Quốc Jin Li (Kim Lực, 金力), Đại học Fudan, Thượng Hải. Người điều hành ở Trung Quốc trong Dự án bản đồ gene người, đã nghiên cứu lấy mẫu ADN hơn 12.000 cá thể sống rải rác khắp Trung Quốc từ 160 nhóm dân tộc. So sánh với một mẫu gen nam giới, chỉ xuất hiện cách đây 80.000 năm ở châu Phi. Nghiên cứu ban đầu đưa ra giả thuyết rằng người Trung Quốc hiện đại tiến hóa từ người Homo erectus bản địa ở Trung Quốc, nhưng thực tế lại kết luận rằng người Trung Quốc đã không tiến hóa từ người vượn Bắc Kinh (Homo pekinensis), mà cũng di chuyển từ châu Phi đến như phần còn lại của dân cư thế giới.

Ở Hang Tông Phiên, Quế Lâm, có di chỉ về đồ gốm dùng để nấu ăn, về việc trồng lúa cách đây 9.000 năm. Cho thấy có sự định cư, có nền văn minh.

 

1
0
:((((
10/01/2021 21:37:18
+3đ tặng
-Từ loài vượn cổ

- Vào những năm 1960 - 1965 các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.

- Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ.

- Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×