1. Oxit
Oxit là tên gọi của hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CO2, SO2, P2O5, SO3, Fe2O3, CuO, Cao, N2O5,….
Công thức chung của oxit là MxOy.
♦ Oxit bazơ: Là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
VD: FeO, Na2O, CaO…
♦ Oxit axit: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Tiền tố: 1-Mono, 2-đi, 3-tri, 4- tetra, 5-penta, 6-hexa, 7-hepta
VD: P2O5, CO2, SO2…
♦ Oxit lưỡng tính: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
VD: Al2O3, ZnO…
♦ Oxit trung tính: còn được gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.
VD: CO, NO…
♦ Gọi tên oxit:
- Oxit của oxi với một nguyên tố kim loại:
Tên kim loại (kèm hoá trị nếu nhiều hoá trị) + Oxit
- Oxit của phi kim với một nguyên tố phi kim:
Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + Oxit
2. Bazơ
Bazơ: là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit.
CTTQ: M(OH)n
VD: Fe(OH)2, NaOH, Ca(OH)2….
♦ Gọi tên bazơ:
Tên kim loại (kèm hoá trị nếu nhiều hoá trị) + Hidroxit
3. Axit
Axit: là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit.
CTTQ: HnA
VD: H2SO4, H2SO3, HCl
♦ Gọi tên axit
- Axit nhiều oxi:
Axit +tên phi kim + ic
VD: H2SO4 → Axit Sunfuric
- Axit không có oxi:
Axit +tên phi kim + Hidric
VD: HCl Axit clohidric
- Axit ít oxi:
Axit +tên phi kim + ơ
VD: H2SO3 → Axit Sufurơ
4. Muối
- Muối: hợp chất gồm ít nhất 1 nguyên tử kim loại và ít nhất 1 gốc axit. Muối bao gồm 2 nhóm chính: muối axit và muối trung hoà. Muối axit là muối mà trong gốc axit còn chứa hidro, do đó khi điện li còn có thể điênj li ra ion H+, VD NaHCO3, Fe(HSO4)2,...; Muối trung hoà là muối mà gốc axit ko còn chứa hidro. VD NaCl, Cu(NO3)2, CaCl2,...