Khổ thơ đã nêu rõ đước hoàn cảnh sống lúc bấy giờ là khi đất nước hòa bình. Hoàn cảnh sống thay đổi: xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con người được sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” – hoán dụ cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại,xa rời thiên nhiên. “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”: Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó. Với biện pháp nhân hóa và so sánh, “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết. Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm. Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại. Đến khổ thơ thứ ba, tác giả đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người giữa hiện tại và quá khứ. Hình ảnh “ánh điện của gương” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên. Trước đây con người sống với sông, đồng, bể, rừng, thiên nhiên, còn giờ đây lại sống với tiện nghi đầy đủ: ánh điện, cửa gương, phòng buyn-đinh.Từ đó nhà thơ diễn tả sự đổi thay trong tình cảm của con người lãng quên vầng trăng từng một thời tri kỉ. Câu chuyện tâm tình được kể rất giản dị, mộc mạc, giọng thơ thì thầm như đang trò chuyện, giãi bày tâm sự, lời thơ trữ tình, sâu lắng, qua đó tác giả đã thể hiện những cảm xúc hết sức chân thành, ánh trăng đã đựơc tác giả nhân hoá để gửi gắm suy tư về nhân tình thế thái.Lời thơ so sánh của Nguyễn Duy “vầng trăng đi qua ngõ, như người dưng qua đường” như xoáy vào lòng người một nỗi niềm xót xa nhức nhối,bới sự phản bội ở đây không chỉ với lịch sử,với thiên nhiên mà còn với chính bản thân mình nữa