Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Kỉ niệm tuổi thơ ai mà chẳng có. Tuổi thơ trong hồi ức của người chiến sĩ trong thơ Xuân Quỳnh là tiếng gà giữa trưa hè, là "con sông xanh mát" với Tế Hanh, là những ngày tháng "níu váy bà đi chợ Bình Lâm, bẻ trộm quả ở chùa" trong kí ức Nguyễn Duy,... Còn với Bằng Việt, kí ức của người con xa quê được gửi trọn trong hình ảnh bếp lửa. Hình tượng bếp lửa trong bài thơ cùng tên là điểm tựa, xuyên suốt cả bài thơ.
Bài thơ "Bếp lửa" được viết năm 1963, khi tác giả đang học tập tại Liên Xô. Đây là thời kì đất nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ là dòng hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà, bên bếp lửa. Qua đó thể hiện lòng kính yêu, biết ơn bà- đó cũng là tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa ấm áp thân quen, từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà bên bếp lửa. Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấy mà người cháu suy ngẫm vê bà, về công việc nhóm bếp lửa của bà. Kết thúc bài thơ, trở lại với hiện tại, người cháu trưởng thành hôm nay vẫn nhớ về bà, về bếp lửa.
Cả bài thơ là lời của người của người cháu ở xa vẫn nhớ về bà, về quê hương đất nước được gửi qua hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa chính là hình tượng trung tâm, xuyên suốt tác phẩm, cùng với hình tượng người bà để lam nên ý nghĩa tác phẩm. Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân quen- bếp lửa khơi nguồn nỗi nhớ:
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm"
Điệp ngữ "một bếp lửa" đã nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa- hình ảnh khơi nguồn nỗi nhớ. Từ láy "chờn vờn" gợi hình ảnh bếp lửa với ngọn lửa bập bùng khi tỏ khi mờ trong làn sương sớm mai hay làn sương của kí ức thời gian? Đặc biệt từ "ấp iu" là biến của từ "ấp ủ" và "nâng niu" đã gợi lên sức nóng của bếp lửa, vừa gợi công việc nhóm lửa với bàn tay người nhóm khéo léo, kiên nhẫn và cả tấm lòng chi chút của người nhóm lửa. Để rồi từ đó, nó khơi nguồn cho nỗi nhớ: "cháu thương bà biết mấy nắng mưa".
Hình ảnh bếp lửa còn gắn với bà, với những kỉ niệm tuổi thơ. Hình ảnh bếp lửa được gợi bằng nhiều giác quan: có thị giác ("chờn vờn sương sớm"), có cảm giác ("ấp iu nồng đượm") và giờ là khướu giác ("sống mũi còn cay") đến xúc giác ("hun nhèm mắt cháu"). Không còn khoảng cách thời gian, mọi hình ảnh gắn với bếp lửa đã được tái hiện chân thực, rõ ràng, không còn là kí ức xa xôi nữa!
Không nói mà tình cảm vẫn dạt dào, không hô hào mà người ta vẫn không thể làm ngơ trước sự chân thành của con người. Đó có lẽ là những gì Bằng Việt đã làm khi xây dựng hình ảnh bếp lửa và bà sóng đôi, song hành với nhau, tuy hai mà là một, và rồi chỉ còn trong trí nhớ cháu một cái gì "ấp iu, nồng đượm". Bếp lửa của những ngày tháng cháu cùng bà vượt qua nạn đói, cùng bà học, cùng bà làm,... Rồi từ hình ảnh bếp lửa mà cháu suy ngẫm về bà, về ngọn lửa bà nhen:
"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenMột ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng"
Bếp lửa bà nhen lên mỗi sớm mỗi chiều nay đã thành ngọn lửa. Qua thời gian, năm tháng, qua chiến tranh đói khổ, bếp lửa ấy chưa bao giờ tắt. Bởi nó không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà từ lòng bà "luôn ủ sẵn"- bà đã nhen lên ngọn lửa của chính lòng mình. Bởi vậy, từ bếp lửa đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng khái quát. Điệp ngữ "một ngọn lửa" cùng các động từ "nhen, chứa" đã khẳng định sự bất diệt của ngọn lửa- ngọn lửa niềm tin tình thương trong lòng bà. Hình ảnh bà lung linh trong ngọn lửa hồng, lồng lộng trong tâm tưởng người cháu. Trong cảm nhận của nhà thơ không chỉ là người nhóm lửa, người giữ lửa mà còn là người truyền lửa- ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho thế hệ mai sau. Rồi bếp lửa bà nhóm lên mỗi sớm mai là bếp lửa của yêu thương, của niềm vui san sẻ:
"Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm tình yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- Bếp lửa"
Đoạn thơ đã khơi lên ý nghĩa thiêng liêng trong công việc nhóm lửa của bà. Điệp từ "nhóm" đứng đầu các câu thơ đan kết những chi tiết quen thuộc của mỗi gia đình. Bếp lửa bà nhóm lên mỗi sớm mai bắt đầu một ngày mới, một cuộc đời mới. Bếp lửa nhóm lên vị ngọt bùi của khoai sắn- nhóm lên tình yêu thương, sẻ chia trong cái đạm bạc, nghèo khó. Bếp lửa bà nhóm dậy cả tình làng nghĩa xóm với "nồi xôi gạo mới xẻ chung vui". Bếp lửa cả nhóm lên khát vọng tuổi thơ "những tâm tình tuổi nhỏ". Mỗi lần từ "nhóm" nhắc lại, ta lại thấy thêm ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của bà. Cả đoạn thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh người bà- người phụ nữ Việt Nam với bao phẩm chất cao quý. Cháu yêu bà mà thêm yêu đất nước, dân tộc. Đoạn thơ khép lại trong câu thơ: "Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa". Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng bởi luôn có hình ảnh người bà gắn bó, bếp lửa là tay bà nhóm, ngọn lửa được ủ sẵn trong lòng bà, hơi ấm bếp lửa hay tình bà nồng ấm. Bếp lửa của bà chứa niềm tin và sức sống diệu kì!
Đến cuối tác phẩm, hình ảnh vẫn theo cháu về đến thực tại, là lời nhắc nhở của cháu luôn nhớ về bà. Bà và bếp lửa luôn thường trực trong lòng cháu. Ngọn lửa của bà đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường đời. Lòng biết ơn bà, nhớ về bà hay chính là tình yêu quê hương đất nước của người con xa quê.
Như vậy, bài thơ có sự kết hợp giữa tự sự với miêu tả, bình luận khiến cho ý thơ vừa giàu cảm xúc, vừa sâu sắc. Thể thơ tám chữ với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm. Hình tượng bếp lửa và bà sóng đôi làm điểm tựa khơi nguồn mọi kỉ niệm, cảm xúc của cháu. Bài thơ chứa đựng một triết lí nhẹ nhàng mà sâu sắc: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người ta trên suốt chặng đường đời. Và tình yêu thương bà, lòng biết ơn bà- tình cảm gia đình là cội nguồn của mọi tình yêu quê hương đất nước.
Cứ nhẹ nhàng, mộc mạc mà thấm thía, sâu xa, bếp lửa của bà, ngọn lửa của bà, tình yêu thương của bà đã soi tỏ con đường cháu đi. Có thể sau này, trong cuộc sống hiện đại, không còn nhiều biết đến bếp lửa như mảnh quê nghèo ấy nữa nhưng nó đã thành biểu tượng, là hình ảnh của vẻ đẹp con người, nghĩa tình của dân tộc Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |