Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh !
Bạn tôi ơi, hãy làm chủ bản thân !
Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân !"
1. Phân tích tác dụng của một phép tu từ có trong đoạn trích.
2. Thông điệp từ đoạn trích ? Lí do chọn thông điệp đó ?

 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
459
0
0
An Nhiên
19/01/2021 18:40:12
+5đ tặng
 
1. Điệp từ : đừng , hãy
2. 

Nội dung bài thơ và vấn đề đặt ra:- Một số khái niệm:+ Đố kị: cảm thấy khó chịu, ghét bỏ người có thể hơn mình ở một điều gì đó.+ Hợm hĩnh: lên mặt, kiêu căng vì cho rằng mình có cái hơn hẳn người khác (tiền của, địa vị…)+ Làm chủ: khả năng chi phối, điều khiển, quản lý chính bản thân mình.- Nội dung lời khuyên thứ nhất: không nên đố kị với những người tạm thời hơn mình, cần biết tự chủ bằng bản lĩnh để tạo cho tâm hồn sự thanh thản, an nhiên.- Nội dung lời khuyên thứ 2: không nên tự đắc với những gì mình đạt được. Chỉ nên xem nó như một nỗ lực, cố gắng để dâng hiến trong muôn vàn những sự dâng hiến khác của bao người. 2. Lý giải:- Không nên đố kị với những người tạm thời hơn mình vì sự đố kị khiến tâm hồn ta vẩn đục, nhân cách ta trở nên tầm thường và mất đi sự tỉnh táo, sáng suốt. Cần xác định mục tiêu sống của mình và dồn tâm sức để thực hiện mục tiêu ấy. Nếu có thể, hãy cố gắng phân tích nguyên nhân thành công của người khác để tự rút kinh nghiệm cho mình.- Không nên chìm đắm, tự thỏa mãn trong vinh quang vì vinh quang, thành công chỉ có ý nghĩa nhất thời, không phải là điều vĩnh viễn tồn tại. Nếu chìm đắm trong vinh quang, tự mãn với thành công là ta đã dừng lại cuộc hành trình đáng ra cần tiếp tục, đã tự giới hạn phạm vi thành công của chính mình. Cần nhìn rộng ra xung quanh để thấy không chỉ thành công của mình mà thấy cả những nỗ lực, cố gắng của người khác.3. Bàn luận, mở rộng:- Cần phân biệt thái độ đố kị, tị hiềm với sự so sánh trên cơ sở ý thức thi đua để phấn đấu vươn lên; cần phân biệt thái độ tự mãn, tự kiêu, ngủ quên trên chiến thắng với niềm tự hào chính đáng. - Đôi khi, sự đố kị (ở một mức độ nhất định) có thể là động lực để phấn đấu, niềm tự hào khi thấy mình hơn người khác cũng là cảm giác không nhất thiết phải triệt tiêu hoàn toàn bởi nó giúp ta có được sự cân bằng về tâm lý sau rất nhiều cố gắng, nỗ lực.- Tuy nhiên, để mọi cảm xúc không trở nên thái quá, để cách ứng xử có sự chừng mực, hợp lý, rất cần bản lĩnh, sự hiểu biết để kiểm soát, điều chỉnh bản thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo