Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hay viết một bài nghi luận về bài Sống Chết Mặc Bay

Hay viết một bài nghi luận về bài sống chết mặc bay

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
314
1
2
Gonduc
18/01/2021 21:17:02
+5đ tặng

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 có ba khuynh hướng văn học chính là văn học cách mạng, văn học lãng mạn và văn học hiện thực. Cùng với hai khuynh hướng kia, văn học hiện thực phát triển mạnh mẽ, mà tiêu biểu là các tác giả Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố. Ba tác phẩm Sống chết mặc bay, Đồng hào có mavà Tắt đèn,tuy ra đời ở ba thời điểm khác nhau, nhưng chúng đã dựng lên một bức tranh sinh động về những bộ mặt thật của bọn quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai.

Trước hết, chúng ta hãy xem bản chất của bọn quan lại phong kiến thời bấy giờ là gì. Chúng trước tiên là những kẻ hay xu nịnh. Chúng ta thử hỏi xem những tên như quan phụ mẫu trong Sống chết mặc bay,tên huyện Hình trong Đồng hào có ma,tên quan phủ Tư Ân trong Tắt đèn,liệu có phải vì chúng có tài đức gì nên mới được làm quan? Không, chúng chỉ là những tên dùng thủ đoạn đút lót quan trên để có những chiếc ghế đó, để nhiễu dân, vơ vét của dân. Khi đã được yên vị, chúng vẫn luôn bợ đỡ, nịnh nọt những ông Tây để leo cao hơn, cao hơn. Có thể nói, chúng chỉ là những kẻ dốt nát, nhờ xu nịnh mà được leo cao làm quan.

Bọn quan lại phong kiến cũng lại là những tên tàn ác vô lương tâm. Thì đấy “ông quan phụ mẫu” chính là như thế. Trong lúc nhân dân lo giữ đê để cứu làng, cứu mọi người, thì quan không lo làm trách nhiệm của quan là đốc thúc nhân dân, mà ung dung ngồi trong ngôi đình cao để chơi bài, ăn yên. Trong đó quan được kẻ dưới tâng bốc lên, rồi khi ù thì bọn kia (chỉ lũ hương lí, chân tay của quan) lại kêu lên: “Ngài giỏi thật”.Đến khi có người vào báo đê sắp vỡ, quan còn quát mắng kẻ đó phá niềm vui của “ngài” và đòi “cách cổ” hắn ta. Tệ hại hơn là quan còn thản nhiên, thậm chí vui vẻ, đúng vào lúc đê vỡ, khi “người sống không chỗ ở, người chết không chỗ chôn”,bởi khi ấy quan thắng ván bài. Cùng là người dân đất Việt, nhưng khi thấy đồng bào bị nạn, quan không mảy may xót thương, tấm lòng “phụ mẫu” đi đâu rồi? Như vậy chỉ bằng vài chi tiết đó, Phạm Duy Tốn đã đả kích mạnh mẽ cái sự vô lương tâm, cái tàn nhẫn đến mức không còn tính người của tên quan phụ mẫu và các loại người như hắn. Hắn mang danh là quan cha mẹ của dân, nhưng thực chất là sâu mọt chuyên đục khoét dân, còn tính mạng của dân thế nào thì quan thây kệ. Trong Tắt đènchúng ta cũng thấy sự tàn nhẫn của bọn này. Mặc dù chúng không trực tiếp cầm roi, cầm gậy hành hạ dân, nhưng hành động của chúng còn độc ác hơn. Chúng đặt ra thuế khóa nặng nề, một phần để cung phụng quan Tây, quan trên, còn lại thì vơ vào túi.

Chính những thứ thuế đó đã phá tan bao gia đình như gia đình chị Dậu, làm cho bao kẻ sống dở chết dở như anh Dậu, và làm cho mẹ con li tán, như mẹ con chị Dậu. Bộ mặt người mà lòng lang dạ thú của chúng thật đáng bị đem ra vạch trần. Và các tác giả đã’ vẽ lên được bộ mặt thật của chúng thật sắc sảo, tài tình.

Không chỉ dừng ở thế, chúng còn là bọn “cướp ngày”. Nhân dân ta có câu:

Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

quả là đúng. Chúng ta thử trông vào huyện Hình mà xem, tại sao ông ta “béo ơi là béo”?Chính là vì ông ta ăn bẩn! Tác giả đã tài tình làm sao khi dùng từ “ăn bẩn”.Đó là hình ảnh ẩn dụ, hình ảnh đã bóc trần bộ mặt “cướp ngày” của hắn. Khi chị Nuôi đến công đường nhờ quan “đèn trời soi xét”,tìm cho ra kẻ ăn trộm, nhưng lạ thay, quan ngồi yên như phỗng, và đến khi chị Nuôi vì sợ mà đánh rơi tiền, quan bỗng cử động. Đó là cử động lấy chân giẫm lên đồng hào đôi của chị Nuôi. Thành ra chị không đủ một đồng lệ phí trình quan, đành ra về. Có thể chị biết “con ma” lây tiền của chị đấy, nhưng dám làm gì? Bởi vậy, màn kịch câm cuối câu chuyện này là một màn kịch thật xuất sắc. Nó đã lột trần bộ mặt “cướp ngày” một cách hèn hạ, bẩn thỉu của bọn quan lại bấy giờ.

Và nét cuối cùng trong bộ mặt thật của bọn quan lại mà các tác giả vẽ lên chính là sự dâm ô của chúng. Trong tác phẩm Tắt đèn,chúng ta biết đâu có lúc chị Dậu bị bắt lên phủ vì tội “chông lại người nhà nước” là bọn tay sai của quan. Và trong lần đó, tên quan phủ Tư Ân đã lợi dụng cảnh ngộ của chị, bắt chị vào phòng hắn. Nhân lúc vợ vắng nhà, hắn định cưỡng hiếp chị. Mặc dù kết thúc cảnh đó là chị Dậu thoát được, nhưng bộ mặt dâm ô của hắn vẫn còn ghi rõ trong từng chữ của Ngô Tất Tố. Thế nhưng tránh lần này chị Dậu lại vấp phải lần khác. Đó là một đêm “tắt đèn”, và cái dạo chị đi ở vú cho nhà quan tĩnh, quan cụ đã mò vào phòng chị và giở trò bỉ ổi.

Có thể nói rằng, thông qua những hình tượng quan lại điển hình đó, các tác giả văn học hiện thực đã vạch trần ra rằng: Bọn quan lại thời đó đều là hiện thân của bao cái xấu xa nhất trong xã hội bấy giờ – xu nịnh, độc ác, tàn bạo, bòn rút của dân không từ một cái gì và rất dâm ô.

Loại người thứ hai đáng lên án trong các tác phẩm này là bọn địa chủ cường hào. Về loại nhân vật này, không ai miêu tả tài tình bằng Ngô Tất Tố. Điển hình cho loại người này là vợ chồng Nghị Quế. Bọn này trước hết mang bản tính hách dịch. Chị Dậu vào nhà Nghị Quế để nói chuyện bán con, chúng cứ để cho lũ chó xông ra cắn chị. Thái độ thờ ơ như thế lại tiếp tục cho đến khi chị Dậu gặp mặt chúng. Chị quỳ ở cửa, còn bọn chúng thản nhiên lau mồm lau mép. Rồi đến khi vào việc trao đổi, Nghị Quế cậy quyền cậy thế, nói với chị mà như quát với súc vật. Chúng ta phải nói vậy vì từ lúc chị vào nhà hấn, hắn đâu có coi chị là người. Một thái độ đáng ghét của bọn địa chủ như Nghị Quế đã được Ngô Tất Tố vạch trần. Và không chỉ có thế, chúng còn là loại người độc ác, tàn nhẫn. Chúng giàu nứt đố để vách mà chỉ có hơn hai đồng bạc chúng dã bắt chị Dậu đổi bằng chính đứa con của chị và cả một đàn chó mới đẻ. Rồi khi đã có được đứa ởmới là con chị Dậu, chúng bắt em phải bốc cơm của chó mà ăn ngay trước mặt mẹ em. Chúng nhẫn tâm hành hạ một đứa trẻ và một người mẹ đã phải đứt ruột bán con. Có lẽ, mỗi dòng chữ Ngô Tất Tố viết ra là một nỗi căm giận hòa cùng với nước mắt. Tóm lại, bọn địa chủ cường hào cũng lại là những kẻ điển hình cho loại người độc ác vô lương tâm và vô cùng hông hách.

Cuối cùng, loại người thứ ba mà các tác giả đã dựng lên trong bức tranh xã hội là bọn tay sai. Bọn tay sai này cũng gian ác không kém gì chủ của chúng. Trong Tắt đèncủa Ngô Tất Tố, tội ác do chúng gây ra không phải là ít. Chúng vào từng nhà dân, quát tháo ầm ĩ để đốc thúc dân nộp thuế. Nhà nào không đủ thuê' thì chúng bắt người đem về hành hạ. Anh Dậu cũng chỉ vì thiếu một suất SƯU mà bị chúng đánh cho sống mà chỉ còn như một xác chết. Hành hạ một con người ốm đau đến như thê' chỉ có bọn lang sói đội lốt người mới đang tâm làm. Đánh đập người ta đến khi moi được suất sưu rồi chúng vẫn chưa hài lòng. Chúng còn đòi anh phải đương đầu với một thảm họa tiếp: nộp sưu cho người em đã chết! Mặc dầu anh vừa mới tĩnh dậy sau những trận đòn trước, chúng vẫn sấn vào bất trói anh, bỏ ngoài tai tất cả những lời van xinthảm thiết của vợ con người ta. Rồi chúng còn đánh cả một người phụ nữ thân cô thê' cô. Chúng tát vào mặt chị Dậu, bịch mấy cái vào ngực chị. Hành động thô lỗ, cục cằn mà ác độc đó thử hỏi người thường có ai làm được, nếu không phải là loại cầm thú. Giống như quan thầy của chúng, bọn tay sai này cũng ăn “cướp ngày” như ranh. Chị Nuôi, người đàn bà nghèo xác, đến công đường, chúng cũng bắt đưa tiền, không đưa thì chắc chắn là ở ngoài cổng. Đưa rồi cũng chưa chắc được việc. Bằng chứng là chị Nuôi đưa tiền, nói khó với tên lính lệ vào bẩm quan giùm, nó nhận tiền rồi lỉnh mất! Bản chất tráo trở, lừa lọc của chúng, tuy chỉ được vẽ qua bằng vài nét như vậy, nhưng cũng đủ cho thấy chúng thật dáng nguyền rủa.

Tóm lại, qua ba tác phẩm truyện ngấn sống chết mặc bay, Đồng hào có mavà Tắt đèn,ta thấy đây chính là một bức tranh tổng hợp. Nhưng không phải là một bức tranh đẹp, mà hiện lên trong tranh là những bộ mặt dã man, tàn bạo, toàn một bọn mình người mặt quỷ dữ. Đó là bọn quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai, bọn người đã gây bao đau thương cho dân nghèo làng quê ta xưa kia. Với ba thiên truyện ngắn này, các tác giả đã vạch trần những bản chất độc ác vô lương tâm, bóc lột dân nghèo đến tận xương tủy, hạch sách dân chúng đủ điều. Và do đó chúng ta càng căm ghét chúng bao nhiêu thì chúng ta càng khâm phục các ông bấy nhiêu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Hà Linh
18/01/2021 21:18:22
+4đ tặng

Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội), ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Sống chết mặc bay.

Với hai bức tranh đời tương phản, tác giả đã phản ánh rõ nét toàn cảnh xã hội phong kiến thời xưa. Hai hình ảnh trái lập nhau đã làm càng tăng thêm ý nghĩa, lên án, tố cáo những kẻ cầm đầu độc ác, không biết quan tâm đến đời sống nhân dân hay nói đúng hơn là tên quan phủ – một viên quan vô trách nhiệm lòng lang dạ sói trong tác phẩm. Văn bản này vào đề bằng một hình ảnh hết sức căng thẳng, gay cấn, khó khăn. Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao đe doạ vỡ đê. Với công cụ thô sơ, những người dân chân lấm tay bùn với hàng nghìn tư thế khác nhau: người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, bão lụt. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn.

Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cường hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng. Khi thời điểm tưởng chừng ngàn cân treo sợi tóc, văng vẳng từ xa tiếng người vào bẩm báo: “Dễ có khi đê vỡ”. Cảnh bình chân như vại của viên quan bằng lời nói: “Mặc kệ” khi đợi bài ù. Không chỉ vậy sự thách thức của hắn còn được bộc lộ bởi câu nói: “Đê có vỡ, nước có dâng lên cao thì cũng không lo đình sập, đình vỡ” Thật là nghịch chướng. Đó là phép tăng cấp rất độc đáo. Hay nghệ thuật tương phản cũng khá ấn tượng. Hai khung cảnh một trời một vực, một bên ung dung nhàn nhã, một bên gấp gáp lo âu. Sự tương phản này là mâu thuẫn quan điểm của hai lớp người trong xã hội xưa.

Có thể nói với sự khéo léo trong việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn hai biện pháp nghệ thuật cùng với ngôn từ chặt chẽ điêu luyện, phù hợp tương tác với nhau, bài văn đã rất thành công trong việc lột tả hai hình tượng đối lập. Đồng thời cũng lên án những tên quan phụ mẫu đại diện chính quyền lại vô trách nhiệm hay nói đúng hơn là lòng lang dạ sói cứ ung dung, thoải mái trong nhung lụa, hạnh phúc, bỏ mặc người dân trong cảnh lầm than, cơ cực. Hai bức tranh đời này mang đậm đà chất hiện thực và thắm đượm những cảm xúc nhân văn và gợi lên lòng đồng cảm nơi người đọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×