Trong những thể loại nghệ thuật tạo hình Phật Giáo Việt Nam, TRANH THỜ là loại tranh trang trí dùng trong hệ tín ngưỡng và tôn giáo. Tất cả được bày bán khắp phố phương ngày Tết, dưói dạng thức khác nhau. Cũng tìm thấy ở những tộc người trong dân tộc Việt Nam, Kinh cũng như Thượng, đó là những hình thức trang trí, hay hình thức thờ cúng tổ tiên, trong hệ thờ Mẫu, thờ Thần, thờ những vật linh, Phật Giáo, Ðạo giáo mang tính bình dân. Tranh thờ và tranh Tết thường cùng mang ý nghĩa giống nhau, trong dòng tranh Việt Nam cũng như các loại tranh cổ.Tại miền Bắc Việt Nam, tranh Tết có hai dòng chính là tranh Ðông Hồ và tranh Hàng Trống. Ngoài ra còn có dòng tranh Kim Hoàng, cũng mang những nét nghệ thuật riêng và phong cách riêng. Ở Huế có loại tranh làng Sình (Hà Trung hiện nay)...
Tranh Ðông Hồ được khắc, in bằng những màu tự nhiên: vàng hoa hiên, đỏ son, trắng điệp, đen tro than. Số màu dùng nhiều nhất được hạn định là 6 màu (tranh lợn nái). Có tranh chỉ dùng 3 màu (tranh Phật Bà Quan Âm), tuy nhiên vẫn có thể giữ được hài hoà...Ngược với tranh Ðông Hồ, kỹ thuật tranh Hàng Trống dùng nhiều màu “lạnh” hơn. Lại có sự vờn màu, tạo khối và có sự chồng màu lên nhau qua khá nhiều công đoạn.Tranh Hàng Trống được in với nét mảnh, nuột, tinh vi trước, rồi vờn phấn sau, trên loại giấy “xuyến chỉ”. Tranh Hàng Trống nổi tiếng vớicác thể loại: Lý ngư vọng nguyệt, Tố nữ, Thất đồng, Tam đa, Ngũ Hổ, Hắc hổ, Bà Chúa Thượng Ngàn, Ông Hoàng cầm quân, đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Tam toà Thánh Mẫu...
Về hình tượng Phật tượng nói chung, dựa theo những nguyên tắc trong nghệ thuật tạo hình, thường phân chia ra các loại: Phật hình, Bồ tát hình, La hán hình, Thần vương hình, Thiên vương hình, Quỷ hình, Súc hình. Mỗi thể loại còn được chế tác theo nguyên tắc cách điệu, biểu trưng, tả chân, ấn tượng. Điều cơ bản để tạo nên sự khu biệt ấy một phần quan trọng là do các tư thế toạ lập, các thức thủ ấn, trang phục.
Tượng Quan Âm: Những pho tượng lưu hành đều theo sáu cách thể hiện quy định (a) Quan Âm Chuẩn Đề: theo công thức thì tượng nầy có ba mặt và 18 tay. (b) Thiên thủ, thiên nhãn: Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt như ở chùa Bút Tháp. (c) Quan Âm tọa sơn: thể hiện đức Quan Âm ngồi trên đỉnh núi. (d) Phật Bà: thể hiện Phật bà Quan Âm đội mũ ni, ngồi toà sen. (e) Quan Âm tống tử: thể hiện đức Quan Âm ngồi bế đức bé, một bên có Thiện Sĩ (biểu trưng bằng hình con vẹt).
Nhìn chung, tranh thờ dân gian, với nội dung dùng trong nghi lễ, trang trí, thờ phụng. Kỹ thuật tuy thô sơ, nét bình dân mộc mạc, nhưng tất cả nói lên được ý niệm tinh thần tôn kính, thờ phượn