Bàn về vai trò của nhà thơ nếu nhà thơ không tham dự vào việc tạo thành thế giới thì thế giới đã không đẹp như thế này bằng hiểu biết về văn học em hãy làm sáng tỏ tứ kiến trên
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài làm:
Trong rất nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, văn chương là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi con người. trong mỗi chúng ta, hẳn ai cũng biết văn chương là sự sáng tạo. Đặc biệt đến với thơ ca thì đó là một đòi hỏi không thể không nói tới. Thơ ca là mới mẻ, sáng tạo trên cái nền của hiện thực cuộc sống. Đó là mảnh đất màu mỡ để các nhà thơ gieo mầm tư tưởng, để tác phẩm của họ mãi mãi là của nhân loại.
Nhưng làm được điều đó là không dễ, đã từng có không ít bao thế hệ cầm bút phải nghiêng mình bất lực vì sự sàng lọc nghiệt ngã của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng. Như Nguyễn Bính từng than thở:
“Ai bảo dính vào duyên bút mực
Suốt đời mang lấy kiếp long đong”
Và cũng bởi từ đó, ta càng thêm thấu hiểu vai trò to lớn của các nhà thơ trong sự nghiệp cầm bút của mình. Nhà văn R. Gamzatop khi bàn về vai trò của thơ ca, với cuộc sống cũng từng nói rằng:
“Nếu như các nhà thơ không tham gia vào việc tạo dựng thế giới thì thế giới không trở nên tươi đẹp như thế này…Thiếu thơ ca không gì có thể trở thành chính nó”.
Bằng sự trải nghiệm của mình, nhà văn đã đưa ra một nhận định đầy thuyết phục về vai trò của các nhà thơ với cuộc sống này. Một lần nữa, vị trí của các nhà thơ được nâng lên tầm nhìn mới mẻ, nhiều góc cạnh hơn.
Vâng, có lẽ “ Thơ biểu hiện cuộc sống một cách cao đẹp”(Sóng Hồng). Bởi thế mới nói “Nếu như các nhà thơ không tham gia vào việc tạo dựng thế giới thì thế giới không trở nên tươi đẹp như thế này”.
Cuộc sống thường ngày vẫn diễn ra với những gì vốn có của nó nhưng phải đến với thơ ca, con người mới có thể khám phá ra những cái đẹp thuần túy mà trước đó chưa ai phát hiện được. Nói như Hoàng Đức Lương: “Thơ là sắc đẹp ở ngoài sắc, vị ngọt ở ngoài vị, không thể trông bằng mắt thường, nếm bằng miệng thường, chỉ có thi nhân thì trông mới thấy đẹp, nếm mới thấy ngon”. Và thơ là như vậy, các nhà thơ tạo dựng nên thế giới này bởi những khám phá mới của họ.
Thơ trân trọng phần thuần túy cao siêu, …nhưng không phải là cái cao siêu của một cõi đạo, cõi vô cùng mà chính là cái cao đẹp ở giữa cuộc đời mà con người cần đấu tranh bảo vệ để có được. Thơ ca vì thế mà có sức lay động đến lòng người.
Từ trong ca dao dân ca, thơ đã làm phong phú thêm tâm hồn người dân lao động. HỌ không chỉ có cuộc sống hàng ngày tẻ nhạt mà còn có những ý niệm về tình yêu đôi lứa đầy thi vị:
“Đêm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em nhặt được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà”
Và đến với thơ ca hiện đại, thế giới càng trở nên tươi đẹp hơn biết bao với những trang thơ tuyệt bút in hình bao thế hệ. Thơ ca hướng con người tới cái : chân- thiện- mĩ. Và quả thật nếu như không có các nhà thơ thì thế giới đầy bí ẩn này có được khám phá một cách sâu sắc đến như vậy không? Chắc hẳn không ai là không biết.
Đọc những vần thơ lên, tâm hồn ta như được rộng mở trước thế giới vừa thực, vừa mộng. Chính thế giới ấy mới thực sự là điều để ta vươn tới, từ đó con người có những định hướng đúng đắn trên bước đường của mình.
Chính Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới đã để lại trong trái tim độc giả những ấn tượng khó phai mờ , bởi những khám phá về cuộc sống nơi trần thế – một bữa tiếc ở trần gian mà í tai thấy được:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây lá của đồng nọi xanh rì
Của yến anh này đây khúc tình si”
Chính những thức say nồng của thiên nhiên vạn vật ban tặng ngay trước mắt nhưng phải đi vào thơ ông , độc giả mới thấy hết cái đẹp của cuộc sống và học được ở nhà thơ quan niệm mới mẻ: phải biết sống vội vàng để hưởng thụ, để cống hiến vì thời gian tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì “chẳng hai lần thắm lại”. Và như thế nhà thơ đã tạo dựng một thế giới mới mà ở đó con người mới có thể thấy hết được giá trị của cuộc sống này. Con người từ đó mà biết sống để cống hiến cho đời.
Mỗi nhà thơ đều đóng góp cho làng thơ ca dân tộc một nốt nhạc và lời ca của riêng mình. ở họ đều có những khám phá riêng và độc đáo, mới mẻ về cuộc sống này. Có thể là sự thoát tục, khép lòng mình dưới cái tục để mở hồn mình vơi cõi tiên như trong thơ Nguyễn Trãi:
“Một mình nhàn nhã khép phòng văn
Khách tục không ai bén mảng gần
Trong tiếng quốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan”
Thì ra nhà thơ “khép cửa phòng văn” chứ không khép cửa tâm hồn mình mà hòa nhập với thiên nhiên, phát hiên ra vẻ đẹp đầy bình dị mà trong sáng. Hay cũng có thể là một hướng đi khác, tìm về chốn “quê mùa”như trong thơ Nguyễn Bính. Ông khám phá tới những nét đẹp của cuộc sống người dân quê chân chất mà mộc mạc, giản dị:
“Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê”
Quả thật, Nguyễn Bính đã dẫn ta về với vẻ đẹp chốn làng quê mà ít ai lui tơi. Và cũng đâu đây, ta thấy được vẻ đẹp của sắc thu khi đọc đến những sáng tác của Nguyễn KHuyến được nhìn ở nhiều chiều, nhiều góc đọ và cách cảm:
“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.”
(Thu vịnh)
Và:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
(Thu điếu)
Tất cả, mỗi đóng góp của các thi nhân đã tạo dựng nên một thế giới đầy huyền bí trở nên tươi đẹp như thế này. Đến với thơ ca, thế giới này càng thêm sức sống và những bất ngời, vẻ đẹp tuyệt diệu mà phải nhờ đến chiếc cầu nối ấy, nó mới thực sự hé mở và lộ diện, phô diễm.
Bởi thế, tiếp tục nguồn mạch ấy, R. Gamzatop khẳng định: “Thiếu thơ ca không gì có thể trở thành chính nó”. Thật vậy, các nhà thơ là thư kí trung thành của thời đại. Văn học trong đó có thơ ca là tấm gương phản chiếu đời sống tâm hồn con người.
Chạy theo thế giới mộng tưởng, thoát li, chơi vơi, thơ ca không thực hiện được chức năng chân chính của mình là phản ánh cuộc sống. vì vậy, nhà thơ tìm nguộn sáng tạo cho thơ trong những chủ đề được xem là vĩnh cửu như sự sống, cái chế, tình yêu, …Nhưng không miêu tả quá cụ thể của đời sống bình thường. theo họ thơ không chấp nhận việc miêu tả sự sống hằng ngày, cái hàng ngày vụn vặt, bình thường sẽ làm cho thơ mất chất thơ, không bay cao bay xa được. Như vậy hiện thực đi vào thơ ca dưới cái nhìn chủ quan của người viết. Nhà thơ phản ánh hiện thực và luôn mở ra một lối thoát nếu đó là sự thực phũ phàng.
Có thể nói, vai trò của thơ ca là làm sáng tỏ sự thật, phơi bày sự thật, bởi thế thiếu thơ ca, không gì có thể trở thành chính nó. Chẳng thê mà chúng ta – những con người của thế kỉ XXI có thể thấu hiểu được nỗi niềm tâm tư, tình cảm cuộc đời cảu bao thế hệ, lớp người đi trước cách đây mấy ngàn năm hay sao? Số phận bi kịch của người phụ nữ – nỗi buồn của một kiếp người trong Truyện Kiều của đại thi hào NGuyễn Du chẳng phải cho đến nay vẫn không khỏi làm rung động bao trái tim độc giả.
Đọc trang Kiều, ta biết thêm về xã hội ngày ấy, sự bế tắc của thời loạn lạc khiến số phận con người long đong, chìm nổi. Đặc biệt là người phụ nữ, để rồi họ cất lên tiếng than:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Và như thế, từ trong thơ dân gian, trung đại đến những áng thơ hiện đại, thơ ca vẫn không tách rời hiện thực cuộc sống. Mọi thứ vẫn là “chính nó”. Cái khốc liệt cảu chiến tranh vẫn đi vào thơ ca, cuộc sống khó khăn, gian khổ nơi chiến trường lửa đạn của các chiến sĩ được khắc họa trên từng trang giấy.
Có đến với thơ ca, ta mới thấu hiểu đời lính với muôn vàn gian nan, cực nhọc như thế nào. Họ phải trải qua bao thử thách, hiểm nguy:
“Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa giầm cơm vắt
Máu trộn với bùn non, gan không lún, chí không mòn
Lòng vẫn cười vui kháng chiến”
(Nhớ- Hồng Nguyên)
Cái chết luôn rình rập, kề cận với họ:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Rét run người vầng trán ướt mồ hôi”
(Đồng chí- Chính Hữu)
Nơi núi rừng sương muối, hiện thực khốc liệt của cuộc kháng chiến không thể không làm rung lên những tình cảm trong tâm hồn nhà thơ để họ hướng ngòi bút của mình về chủ đề ấy. Để từ đó, ta có thêm những hiểu biết về sự thật cuộc đời và có định hướng cho tương lai.
Bóc trần sự thực cuộc sống nhưng không vì thế mà thơ ca mất đi chất thi vị và lãng mạn.Nhà văn R. Gamzatop đã rất đúng đắn khi đưa ra lời nhận định đầy thuyết phục về vai trò cảu thơ ca đối với cuộc sống. Thơ ca ca ngợi cái đẹp, khám phá, phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn tồn tại ngay trong thế giới xung quanh ta, nhưng các nhà thơ không tô hồng cuộc sống mà họ bám rễ, đi sát vào hiện thực để phản ánh. Câu nói của nhà văn tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng lại vô cùng hài hòa, thống nhất với nhau. Gieo vào tâm trí người đọc những suy nghĩ sâu sắc để thơ ca thực sự là chính nó, là người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp và giúp ta nhận ra chính mình, chính xã hội mà ta đang sống.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |