Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phần kết cho toàn bộ nền văn hóa Lê Sơ?

5 trả lời
Hỏi chi tiết
279
0
2
Nguyễn Nguyễn
22/01/2021 20:41:24
+5đ tặng
2. Văn hóa, khoa học, nghệ thuật

a. Văn học

*Văn thơ chữ Hán: phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế

  + Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập; Bình Ngô Đại Cáo

  + Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca.

  *Văn thơ chữ Nôm: cũng giữ một vị trí quan trọng

   + Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi.

   + Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Minh Vũ
22/01/2021 20:41:41
+4đ tặng

- Về giáo dục, thi cử:

+ Ở các đạo, phủ đều có trường công.

+ Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Về văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

- Về khoa học, nghệ thuật:

+ Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

+ Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

+ Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

1
0
Nguyễn Hà Linh
22/01/2021 20:41:55
+3đ tặng

Nhà Lê sơ (chữ Nôm: 茹黎初 chữ Hán: 黎初朝, Hán Việt: Lê sơ triều), đôi khi gọi là nhà Hậu Lê (chữ Nôm: 茹後黎, chữ Hán: 後黎朝, Hán Việt: Hậu Lê triều), là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê. Đây là thời kỳ mà chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó. Nhà Lê sơ được thành lập sau khi Lê Lợi phát động Khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại nhà Minh. Ông đổi tên Giao Chỉ (交阯), vốn tồn tại trong thời gian nội thuộc nhà Minh, trở về Đại Việt (大越), quốc hiệu có từ đời Lý Thánh Tông.

Thời đại Lê sơ có 10 vị hoàng đế thuộc 6 thế hệ, đây là thời kỳ các hoàng đế nhà Lê nắm trọn được quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Đời Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và đặc biệt là đời Lê Thái Tông, xã hội được đi vào ổn định, phát triển thịnh vượng một cách mau chóng sau thời kỳ chiến tranh trước đó. Có câu đồng dao sau:

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Con bế, con dắt, con bồng, con mang...
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.

Dưới thời Lê Thánh Tông, Đại Việt phát triển cực thịnh về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự. Nước Đại Việt từ trước chưa bao giờ cường thịnh và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng toàn khu vực lớn bằng thời này, thời kỳ này được gọi là Hồng Đức thịnh thế (洪德晟世)[cần dẫn nguồn], tính đến ảnh hưởng các đời sau là Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, là hơn 30 năm.

Lãnh thổ thời đại này tiếp tục được mở rộng ra hơn nữa, cực thịnh gấp mấy lần so với đời nhà Lý và nhà Trần. Cùng với quân sự hùng mạnh, các đời Thái Tông đến Thánh Tông liên tiếp sáp nhập lãnh thổ các quốc gia Bồn Man, Chiêm Thành; ngoài việc đối phó với các quốc gia, nền quân sự hùng mạnh khiến triều đình thẳng tay đàn áp các cuộc bạo loạn ở miền thượng, ổn định chính quyền trong thời gian dài. Mặt khác vì để đáp ứng một nền quân sự phát triển mạnh, nền kinh tế được phát triển theo thông qua buôn bán trong nước và thông thương với nước ngoài.

Thời kỳ nhà Hậu Lê bước vào giai đoạn trọng dụng quan lại, khác với nhà Trần bị chi phối bởi người trong hoàng tộc, luôn nắm đại quyền và được kế thừa nhau bằng việc thế tập. Triều đình mở nhiều khoa cử, thay đổi bộ máy chính quyền, không cho hoàng tộc các chức vụ thực quyền mà trọng dụng những người đã đổ khoa để bổ nhiệm, việc hạn chế sự thế tập dòng dõi quan lại giúp chế độ quan liêu hạn chế rất nhiều sự chuyên quyền dòng họ. Văn học Việt Nam được ghi nhận phát triển rực rỡ thời kỳ này, với việc Lê Thánh Tông mở ra Hội Tao đàn, chính Hoàng đế khuyến khích học thuật trong toàn quốc gia. Danh sử Ngô Sĩ Liên thuộc về triều đại này, đã biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư, tiếp tục nối bước Lê Văn Hưu đời Trần ghi chép giai đoạn lịch sử một cách đầy đủ và hoàn thiện. Nhiều công trình sử liệu, văn học, thiên văn, quan chế... được hoàn thiện trong thời Lê Sơ.

Tồn tại từ năm 1428 đến năm 1527, kéo dài được 100 năm, triều đại này bị gián đoạn bởi nhà Mạc do Mạc Đăng Dung cướp ngôi và tự lập mình làm Hoàng đế, sau 6 năm được tái lập với tên gọi nhà Lê Trung hưng.

0
0
xyz zvs
22/01/2021 20:43:25
+2đ tặng

Về Văn học:
-Văn thơ chữ Hán: phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế
+ Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập
+ Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca.
-Văn thơ chữ Nôm: cũng giữ một vị trí quan trọng
+ Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi.
+ Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông.

0
0
Heulwen Won
22/01/2021 20:44:10
+1đ tặng
  • Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tậpBình Ngô đại cáoQuỳnh uyển cửu ca,... Văn thơ chữ Nôm có Quốc âm thi tậpHồng Đức quốc âm thi tậpThập giới cô hồn quốc ngữ văn v.v...[15]. Ngoài ra, văn học thời Lê Sơ xuất hiện một bộ phận tác giả chuyên sử dụng văn học làm công cụ chỉ để ca ngợi nhà vua. Phần lớn các tác phẩm loại này được viết với lời lẽ rất trau chuốt, ý tứ cầu kỳ và tình cảm giả tạo[16].
  • Sử học có tác phẩm: Đại Việt sử ký (10 quyển) của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư (15 quyển) của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, Đại Việt thông giám của Vũ Quỳnh, Việt giám thông khảo tổng luận của Lê Tung, Hoàng triều quan chế,...
  • Địa lý học có sách Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ,... của Nguyễn Trãi.
  • Y học có công trình Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên và Bảo anh lương phương của Nguyễn Trực.
  • Toán học có các tác phẩm Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.
  • Ngoài ra, thời Lê sơ cũng cho biên soạn Điển lệ là loại sách tổng hợp thành tựu của nhiều ngành. Bộ Thiên Nam dư hạ tập gồm 100 quyển của Lê Thánh Tông cũng là 1 ví dụ cụ thể.
  • Nghệ thuật sân khấu như ca múa nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển nhất là chèo tuồng. Âm nhạc cung đình được hình thành từ thời Lê Thái Tông.
  • Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm cung điện tại Lam Kinh, những đồ vật còn sót lại cho thấy tay nghề tinh xảo, tư duy quy mô lớn của nghệ nhân đương thời. Hiện nay còn lại một số dấu vết của Lam Kinh ở Thanh Hóa như nền cột, bậc thềm, một số con vật bằng đá. Cung điện Lam Kinh xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật dài 314 mét rộng 254 mét, có tường thành bao bọc dày 1m. Trong các bia đá, nổi tiếng nhất là bia Vĩnh Lăng (viết về Lê Thái Tổ).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo