Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
24/01/2021 14:05:17

Suy nghĩ về hiện tượng xúc phạm bạc đãi cha mẹ

suy nghĩ về hiện tượng xúc phạm bạc đãi cha mẹ

2 trả lời
Hỏi chi tiết
719
2
2
Phonggg
24/01/2021 14:06:42
+5đ tặng

Bạo hành cha mẹ, vấn nạn không của riêng ai
09:34 - 31/07/2018
(Cổng ĐT HND) - Gần đây, có những vụ việc con đánh đập, thậm chí sát hại bố mẹ gây nên sự phẫn nộ trong công chúng. Ai cũng lên án hành động bất nhân ấy, bởi đó là những hành vi không những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo lý làm con.

Ảnh minh họa
Gần đây nhất, vụ việc Nguyễn Văn Tới (31 tuổi, ngụ xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đánh đập ông Nguyễn Võ Năng, 55 tuổi, cha ruột của Tới. Hậu quả của trận đòn, ông Năng phải nhập viện cấp cứu. Kết quả chụp chiếu, bác sĩ kết luận nạn nhân bị gãy xương sườn, mẻ xương bánh chè, xương ống chân, toàn thân bầm tím.

Hay như ông N.X.K, sinh năm 1950, ở  đường Cát Bi, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Cả tuổi trẻ chăm sóc vợ bệnh tật, tới khi vợ ông nằm xuống, ông lại phải gánh chịu nỗi đau người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, con trai lớn cũng mất sau một vụ tai nạn.

Người cha già với những nỗi đau khắc khoải trong tâm hồn vẫn hoàn thành trách nhiệm của một người cha, là chỗ dựa và vun đắp hạnh phúc cho người con gái út. Tâm niệm cả đời ông là được khỏe mạnh để chăm sóc cho cháu, đỡ đần cho con.

Nhưng trời không chiều lòng người, ông bị bệnh nặng và phải nằm viện. Sau khi làm phẫu thuật, sức khỏe của ông Ký ngày càng yếu. Không những không được con gái (chị K) chăm sóc tận tình, ông còn bị con rể (anh H) đánh đập, hành hạ một cách nhẫn tâm và dã man, cùng những lời lẽ thô tục.

Chúng ta phải khẳng định rằng, con cái ngược đãi, đánh đập thậm chí sát hại cha mẹ, dù với bất kỳ lý do gì, cũng là điều không thể chấp nhận được. Bởi theo đạo lý của người Á Đông, con cái phải có trách nhiệm báo hiếu đấng sinh thành mới đúng đạo làm người. Vì thế, có những đứa trẻ từ khi được sinh ra đến lúc lớn lên, ơn chưa trả đã làm đau lòng cha mẹ khi chúng gây nên những tội lỗi ngoài xã hội, tệ hại hơn, chúng còn hành hạ, đánh đập chính cha mẹ của mình, đó là tội lỗi “trời không dung, đất không tha”.

Nhưng, nếu xét ở góc độ giáo dục, trong số hàng trăm nguyên nhân dẫn đến hành động ngang ngược, trái với đạo lý của những đứa con, thì các phụ huynh cũng nên nhìn nhận lại cách giáo dục con cái của mình. Bởi như người xưa đã nói “con cái là tấm gương phản chiếu của bố mẹ”. Vì thế, những gia đình vất vả đông con, hoặc những người kinh doanh tối ngày không có điều kiện gần gũi con cái, thì việc chúng được sống “tự do” và phát triển theo một cách hoàn toàn bản năng là điều có thể hiểu được.

Bên cạnh đó, sự khắt khe quá mức, hoặc những cơn nóng giận không kiềm chế được, nhiều ông bố - bà mẹ đã có những hành động với con cái mình một cách quá thô bạo dẫn đến tổn thương trầm trọng cho đứa trẻ. Cộng đồng mạng đã từng chứng kiến và thể hiện sự phẫn nội với câu chuyện một đứa trẻ bị bố mẹ lột truồng trói ở hè phố vì mắc lỗi, một bé gái bị mẹ đẩy ngã, đánh chửi và để lại siêu thị không cho về nhà chỉ vì nó vô tình làm mất gói kẹo, hay rất nhiều trường hợp con đi chơi game bị bố mẹ đến tận nơi đánh chửi, thậm chí còn làm nhục con trước mọi người với mục đích cho nó xấu hổ sẽ chừa.

Và rất nhiều những câu chuyện bố mẹ “phạt” con một cách thô bạo, thái quá trong cơn cuồng nộ tột độ mà không kiềm chế được cảm xúc.

Có thể nói, khi con cái hư, lặp đi lặp lại những lỗi lầm, hẳn bố mẹ nào cũng sẽ bực bội, tức giận. Thậm chí, ngay cả khi đứa con ngoan ngoãn của mình vẫn học hành chăm chỉ, giỏi giang, nhưng bỗng một ngày nó phạm lỗi thì bố mẹ cũng đau đớn, thất vọng,… đó là tâm lý chung của các bậc phụ huynh, bởi ai cũng luôn đặt kỳ vọng vào con và hi vọng chúng sẽ ngoan ngoãn, giỏi giang, thành đạt.

Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sinh ra đều đã mang trong mình một cá tính riêng, phần còn lại, phụ thuộc vào chính môi trường sống của chúng. Tốt hay xấu chỉ một phần do tính cách, còn lại là sự giáo dục của gia đình và nhà trường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
3
Nguyễn Minh Thạch
24/01/2021 14:09:07
+4đ tặng
ừ xưa tới nay, chữ “Hiếu” luôn được xem là nền tảng của đạo đức, còn gia đình là nền tảng của xã hội. Trong mỗi gia đình, chữ Hiếu cũng chính là nền tảng, cốt lõi để xây dựng hạnh phúc, đem đến sự yên ấm, vui vẻ cho mọi thành viên.

 
Khi con cháu có hiếu với ông bà, cha mẹ, ngoài việc mang lại niềm hạnh phúc chung trong mỗi gia đình còn mang đến cho từng cá nhân sự an lạc, bình an trong tâm hồn. Và khi mỗi gia đình trong xã hội, mỗi công dân của một quốc gia có được sự an lạc, bình an thì xã hội, quốc gia đó mới có an lạc và bình an.

 
Chúng ta đang sống trong thời đại mới– thời đại của văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin. Những xu thế hiện đại đó đã và đang làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng đem tới nhiều điều tiêu cực đáng phải suy nghĩ.

 
Dư luận xã hội hẳn vẫn chưa thể quên hình ảnh cậu bé 14 tuổi Hào Anh từng bị vợ chồng chủ trại tôm ở ấp Phú Hiệp, xã Ngọc Chánh- huyện Đầm Dơi- tỉnh Cà Mau hành hạ, đánh đập bầm dập gây thương tích đến gần 67% cơ thể vào năm 2010. Thế nhưng, chỉ sau đó 4 năm, không ngờ chính cậu bé này lại khiến nhiều người phẫn nộ khi có hành động ngược đãi mẹ đẻ cùng cha dượng của mình.

 
Sau khi vụ án hành hạ trẻ em bị phát hiện và đưa ra xét xử, cậu bé Hào Anh đã được Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh nhận về nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho đi học trở lại và định hướng cho em một nghề nghiệp ổn định trong tương lai. Dự kiến, khi 18 tuổi, em sẽ nhận được một khoản tiền khá lớn do nhiều nhà hảo tâm ở khắp nơi gửi về hỗ trợ để giúp em có vốn lập nghiệp.

 
Tuy nhiên, chỉ sống ở Trung tâm bảo trợ xã hội được một thời gian thì cậu bé 16 tuổi đã muốn tự do “bay nhảy”. Không những tự ý trốn khỏi trung tâm bảo trợ, bỏ học nhiều ngày, Hào Anh còn nhất quyết không chịu tiếp tục ở lại Trung tâm bảo trợ và yêu cầu mẹ đẻ của mình phải làm đơn để xin cho con được ra ngoài về sống cùng gia đình. Sau 4 năm cả nhà phải đi ở trọ, Hào Anh đã mua đất và xây nhà cho mẹ, trị giá khoảng nửa tỷ đồng từ số tiền được các nhà hảo tâm giúp đỡ. Sự đời khó ngờ, những mâu thuẫn trong cuộc sống xảy ra triền miên và đỉnh điểm là sự việc Hào Anh dùng những lời lẽ xúc phạm chính mẹ đẻ của mình cùng người cha dượng, đồng thời đuổi cả hai người ra khỏi nhà.
 

Tuy rằng mỗi người cha, người mẹ đều có những cách riêng để thể hiện tình thương yêu của mình đối với con cái; song tất cả mọi người đều luôn có một điểm chung, đó chính là tấm lòng thương yêu vô bờ bến mà không hề có chút vụ lợi, không tính toán thiệt hơn, cho đi tất cả, chỉ mong sao cho con cái của mình trưởng thành nên người, cho con có được cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. Thế nhưng ngược lại, những đứa con được thụ hưởng sự yêu thương, chăm sóc ấy lại xem như một điều hiển nhiên, tới lúc trưởng thành rồi bỗng dưng quên hết ân nghĩa, đối xử với cha mẹ mình lại bạc bẽo, vô tình.

 
Câu chuyện buồn xảy ra với đôi vợ chồng già ở thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang- huyện Quốc Oai- thành phố Hà Nội đã gây xôn xao và bức xúc trong dư luận xã hội suốt một thời gian dài. Đó là cụ ông Nguyễn Văn Quý và cụ bà Nguyễn Thị Chén, dù đã ở tuổi xế chiều song ông bà lại bị chính con cái đuổi ra khỏi nhà. Cả cuộc đời, ông bà đã vất vả lăn lộn, mưu sinh bằng đủ thứ nghề nặng nhọc để nuôi dạy 7 người con trưởng thành. Khi các con khôn lớn, vì không muốn làm phiền con cái nên ông bà chủ động sống độc lập; chỉ đến lúc công việc không được thuận lợi, tuổi cao sức yếu, ông bà mới tìm về ở với người con trai cả.

 
Nhưng rồi cuộc sống chung cũng không kéo dài được bao lâu, ông bà đành chuyển đến nhà người con trai thứ ba để ở. Thời gian này, ông bà đã dồn hết những khoản tiền chắt chiu để đưa cho con trai xây nhà. Vậy mà một việc không ai ngờ tới, đó là khi khánh thành xong ngôi nhà thì cũng là lúc ông bà bị con trai đuổi ra khỏi nhà. Những người con khác cũng lực bất tòng tâm vì viện dẫn hết lý do này, lý do khác mà không ai chịu nuôi dưỡng bố mẹ.

 
Không còn nơi nương tựa, ông bà đành dọn đến ở nhờ trong một căn nhà gần đình làng. Cụ bà ốm đau liên miên, mắt lại mờ, chân thì chậm nên không làm được việc gì, một mình ông lão đành phải đi bắt tôm, cá bán lấy tiền sống qua ngày trước sự thờ ơ của con cái.

 
Những vụ việc con cái đối xử bất hiếu với cha mẹ đã khiến nhiều người vô cùng phẫn nộ, xót xa, thực tế cho thấy, người phải gánh chịu nỗi đau lớn nhất lại chính là những người trong cuộc. Bởi lẽ, họ đã chịu nhiều khổ sở, vất vả để sinh con, nuôi lớn trưởng thành vậy mà khi về già, họ gặp phải "trái đắng" vì chính những đứa con vô tâm bỏ mặc cha mẹ già yếu không ai chăm sóc.

 
Những ngày cuối năm 2017, Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã mở phiên tòa xét xử đối tượng Hoàng Duy Khương trú tại thôn Còn Chuông, xã Tràng Phái- huyện Văn Quan về hai tội danh: Giết người và Cướp tài sản. Đau lòng hơn khi bị hại trong vụ án lại chính là mẹ ruột của y.

 
Theo cáo trạng, đối tượng Khương khi đang còn là học sinh lớp 8 đã nghiện chơi game, do muốn có tiền mua điện thoại để chơi game nên Khương xin tiền mẹ đẻ là bà Hoàng Thị Gái nhưng không được nên nảy sinh bực tức. Biết mẹ để tiền trong người nên Khương đã dùng chiếc khăn quàng đỏ được xoắn lại thành sợi dây rồi siết cổ giết chết mẹ khi bà đang ngồi xem ti vi.

 
Đáng căm phẫn, sau khi gây ra tội ác đối với mẹ của mình, đối tượng Khương xốc nách kéo lê xác mẹ đặt vào chiếc ghế ngồi ở góc nhà, hắn thản nhiên lục tìm rồi móc lấy hết tiền mẹ cất giấu và khóa cửa lại bỏ đi chơi điện tử, mua đồ ăn uống và mua một chiếc điện thoại di động. Vụ việc sau đó được người dân phát hiện và báo cơ quan công an, đối tượng bị bắt khẩn cấp.

 
Kết thúc phiên tòa, do thời điểm phạm tội, Hoàng Duy Khương mới 14 tuổi, 01 tháng, 20 ngày nên theo quy định của pháp luật, bị cáo chỉ phải nhận tổng hình phạt cho cả hai tội là 12 năm tù giam. Tuy vậy, bản án lương tâm sẽ theo hắn cho tới hết cuộc đời.

 
Các chuyên gia cho biết, theo quy định của pháp luật, hành vi thường xuyên chửi bới, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 51 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 500.000 đồng - 1.000.000 đồng. Đồng thời, sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân yêu cầu.

 
Đối với trường hợp ngược đãi hoặc hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật Hình sự. Đồng thời, sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 
Việc tạo dư luận xã hội để lên án, phản đối các hành vi bất hiếu của con cái là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bất hiếu, các cấp, các ngành trong xã hội không nên chỉ dừng ở việc lên án, phê phán mà cần phải có những chế tài xử phạt nghiêm minh, có tính răn đe, nghiêm và ngăn chặn.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo