Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn văn bài "Tục ngữ về con người và xã hội"

soạn văn TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI (câu;1,3,5,8,9)
giúp tui với mai cô thu vở kiêm tra rùi
 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
385
3
0
Nguyễn Minh Thạch
25/01/2021 22:12:50
+5đ tặng

âu 3* (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): So sánh

   - Một câu đề cao vai trò người thầy, một câu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học bạn. Học phải có thầy, nhưng bạn bè là người gần gũi dễ trao đổi. Hai câu tục ngữ bổ sung nghĩa cho nhau.

   - Ví dụ tương tự :

      + Máu chảy ruột mềm

   (tình ruột thịt) –

   Bán anh em xa mua láng giềng gần.

Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đặc điểm tục ngữ :

   - Diễn đạt bằng so sánh (câu 1, 6, 7):

      + Một mặt người bằng mười mặt của.

      + Học thầy không tày học bạn.

   - Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ (câu 8, 9) :

      + Ăn quả nhớ kẻ trồng cây : quả

   – chỉ thành quả lao động, ăn quả – chỉ người hưởng thụ thành quả, kẻ trồng cây

   – chỉ người tạo nên thành quả.

   - Từ và câu có nhiều nghĩa :

      + Cái răng, cái tóc : không chỉ mang nghĩa đen cụ thể mà còn mang nghĩa là các yếu tố hình thức nói chung.

      + Ăn, nói, gói, mở : chỉ cách ứng xử nói chung.

Luyện tập

   - Đồng nghĩa :

      + Người sống hơn đống vàng.

      + Uống nước nhớ nguồn.

   - Trái nghĩa :

      + Của trọng hơn người.

      + Ăn cháo đá bát.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Hưng
25/01/2021 22:13:11
+4đ tặng

Soạn văn: Tục ngữ về con người và xã hội

Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

1: Đọc kĩ văn bản và chú thích các từ ngữ mặt người và không tày.

2: Phân tích từng câu tục ngữ (sau khi phân tích, có thể kẻ bảng để ghi nhớ).

CâuNghĩa của câu tục ngữGiá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện
1Con người quý hơn tiên bạc.Đề cao giá trị của con người.
2Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.
3Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu.Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.
4Cần phải học cách ăn, nói,… đúng chuẩn mực.Cần phải học cách hành vi ứng xử văn hóa.
5Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn.Đề cao vị thế của người thầy.
6Học thầy không bằng học bạn.Đề cao việc học bạn.
7Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình.Đề cao ứng xử nhân văn.
8Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.Phải biết ơn người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.
9Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức.Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.

3: Hai câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi bạn bè được nhân dân đúc kết:

– Không thầy đó mày làm nên.

– Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thấy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

4: Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:

a) Diễn đạt bằng so sánh:

– Một mặt người bằng một mặt của.

– Học thầy không tày học bạn.

– Thương người như thể thương thân.

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng. Trong câu thứ nhất,người – mườivần và đối nhau qua từ so sánhbằng. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, từ so sánhtày, vần vớithầytrong vế đưa ra so sánh. Câu thứ ba dùng từ so sánhnhư. Phép so sánh có tác dụng làm các câu tục ngữ dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải được ý tưởng một cách dễ dàng.

b) Diễn biến hình ảnh ẩn dụ:

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

– Một cây làm chẳng nên nôn

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từquả – câynghĩa đen chuyển sangthành quảngười có công giúp đỡ, sinh thành. Tương tự như vậy,câynonchuyển sang nghĩamột cá nhân và việc lớn, việc khó… Phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

c) Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

– Cái răng, cái tóc: không những chỉ răng, tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người.

– Đói, rách: không những chỉ đói và rách mà con chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung; sạch, thơm: chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.

– Ăn, nói, gói, mở…: ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

– Quả, kẻ trồng cây, cây, non…: cũng có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.

Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.

 

0
0
Luna Hoshina
31/01/2021 09:22:21
+3đ tặng

CâuNghĩa của câuGiá trị kinh nghiệmTrường hợp ứng dụng
(1)Con người quý hơn của cảiĐề cao giá trị con người- Giáo dục : Là triết lí đúng đắn. Phê phán thái độ sống sai lầm. - An ủi, động viên trường hợp mất mát về tài sản.
(2)Răng, tóc thể hiện hình thức, tính nết con ngườiCần biết chăm chút từng yếu tố nhỏtrong cách sống xuề xòa
(3)Dù nghèo khổ vẫn sống trong sạch, lương thiệnnghèo khó vẫn phải giữ gìn nhân cáchgiáo dục lối sống, trong pháp luật
(4)Phải học nhiều điều trong cuộc sốngCần học các hành vi ứng xửkhi có suy nghĩ, cách sống chưa chín chắn
(5)Sự quan trọng của người thầyĐề cao vị thế người thầythầy dạy phải phù hợp. Biết tôn trọng, biết ơn thầy
(6)Học bạn là cách học hiệu quảĐề cao việc học bạnkhi chọn cách học 0
(7)con người phải biết yêu thương lẫn nhauLòng thương yêu đồng loại là cao quýtrong ứng xử người với người, trong giáo dục
(8)luôn biết nhớ ơn người giúp đỡLòng biết ơn là đáng quýgiáo dục nhân cách sống
(9)Khi đoàn kết, việc khó khăn trở nên dễ dàngđoàn kết là yếu tố tạo nên sức mạnhkhi cuộc sống thiếu tinh thần đồng đội

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×