Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy giới thiệu món ăn đặc sản của quê hương Ninh Bình

Giúp mình với ạ 
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.684
4
3
Nguyễn Minh Thạch
26/01/2021 21:28:13
+5đ tặng

Từ lâu bánh xèo đã được xem là loại bánh mang nhiều đặc trưng của vùng quê Việt Nam, đặc biệt là miền Trung. Loại bánh này rất nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon và cách chế biến đặc biệt.

Bánh xèo là món ăn dân dã được ra đời từ rất lâu tại các vùng quê, không ai biết chính xác nơi ra đời của món bánh này bởi khắp nơi miền nào cũng thấy món bánh này xuất hiện. Cùng khám phá món bánh xèo và lập dàn ý cho bài thuyết minh hay và ấn tượng với gợi ý dưới đây nhé!

Cái tên “bánh xèo” cũng khiến người ta suy nghĩ liệu rằng tiếng xèo xèo khi đổ bánh có phải là nguồn gốc xuất phát ra tên gọi của món bánh này hay không. Tuy cùng một loại bánh, thế nhưng ở mỗi vùng lại có cách chế biến và kích cỡ khác nhau. Nếu như ở Huế, ở Phan Thiết bánh xèo thường được làm nhỏ, thì ở miền Tây Nam Bộ chiếc bánh này lại được làm to và có nhiều nhân hơn hẳn. Nhiều người cho rằng, ai đã từng thưởng thức món bánh xèo miền Tây Nam Bộ giòn rụm được ăn kèm với các loại rau chắc chắn sẽ không thể nào quên được hương vị thơm ngon.

Bánh xèo thường được bán rất nhiều vào mùa mưa, bởi lẽ từng chiếc bánh giòn rụm, nóng hổi được chế biến ngay tại chỗ dễ khiến người ta thấy ấm bụng. Tùy theo đặc trưng vùng miền mà người ta sẽ làm nhân bánh bằng tôm, thịt bò, thịt heo, có vùng thêm nấm và giá để tăng thêm hương vị thơm ngon. Bánh xèo tuy được chế biến đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm bánh thành công ngay từ lần đầu tiên vì đó là cả một nghệ thuật. Để có món bánh ngon, bạn cần biết cách gia, trộn bột rất quan trọng, đây là công đoạn ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị món bánh. Món bánh thơm ngon với màu vàng tươi của bột nghệ, thêm vị béo béo của nước cốt dừa, bánh được đổ bột thật mỏng sao cho phần mép ngoài của bánh giòn tan, hấp dẫn.

Bánh xèo thường được ăn kèm với nhiều loại rau sống và chấm cùng nước chấm chua ngọt pha cùng nước dùng, chanh, đường, thêm chút cà rốt bào mỏng, ớt, tiêu, các loại rau sống ăn kèm như: cải xanh, rau diếp, tía tô, húng quế, khế chua, chuối chát bào mỏng. Không chỉ hấp dẫn bởi hương vị, mà món bánh này còn hấp dẫn thực khách bởi cách thưởng thức chuẩn điều là phải là dùng tay cầm chiếc bánh lên rồi gói lại bằng rau sống chấm cùng nước mắm chua ngọt.

Từng miếng bánh được nhai trong miệng để cảm nhận hương vị hồn quê đang dần tan nhẹ nơi đầu lưỡi. Mùi vị the của cải bẹ xanh, hương vị thơm nồng của rau thơm được hòa quyện cùng với vị béo, hương vị mằn mặn, ngọt ngọt của nước mắm chua cay sẽ đánh thức toàn bộ vị giác của người thưởng thức.

Bánh xèo không chỉ thơm ngon mà món ăn này còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Món bánh này có thể được thưởng thức bất cứ khi nào bạn thích, tuy nhiên hương vị sẽ thơm ngon, hấp dẫn hơn vào những ngày mưa lạnh. Đây không chỉ là món ăn hấp dẫn đối với nhiều người Việt, mà còn là thức quà ẩm thực vô cùng ấn tượng được nhiều du khách quốc tế khen ngợi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
2
Nguyễn Hà Linh
26/01/2021 21:31:39
+4đ tặng
 Trong chuyến du lịch Ninh Bình tự túc trước đây, mình có dịp theo một người bạn có gia đình làm nghề chế biến cơm cháy truyền thống. Theo lời kể của mọi người, sự ra đời của món cơm cháy gắn với một truyền thuyết lâu đời. Tương truyền rằng vào thế kỉ 19, một thanh niên trẻ người Ninh Bình ra Hà Nội làm công cho một tiệm ăn của người Hoa. Tại đây anh đem lòng yêu cô con gái của chủ quán nhưng không lấy được nàng. Anh bỏ việc về Ninh Bình, dùng kiến thức mình học được, quyết tâm lập nghiệp với món cơm cháy. Sau này thành công, người chủ cũ tìm anh hợp tác và gả con gái cho. Từ đó, món cơm cháy của anh được người dân xung quanh học tập và phát triển, trở thành món đặc sản nổi tiếng của vùng đất Ninh Bình. Năm 2012, Tổ chức Kỷ Lục Châu Á đã chính thức công nhận cơm cháy Ninh Bình là món ngon kỷ lục châu Á, nằm trong danh sách 10 món đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Tích xưa kể lại là như vậy, nhưng sự thành công của món cơm cháy không chỉ nằm ở tài năng hay vận may của anh thanh niên. Trên thực tế, món cơm cháy có thể trở thành đặc sản ẩm thực Ninh Bình nhờ những nguyên liệu có được từ vùng đất Ninh Bình. Những hạt gạo lớn lên trên đồng bằng châu thổ sông Hồng dẻo thơm, món nước sốt từ thịt dê núi – một món đặc sản nổi tiếng của du lịch Ninh Bình…Những yếu tố này bổ sung cho nhau, góp phần đưa cơm cháy trở thành món đặc sản của ẩm thực Ninh Bình. Những yếu tố đặc biệt này là gì? Mời các bạn theo dõi tiếp hành trình khám phá cơm cháy – món đặc sản nổi tiếng của du lịch Ninh Bình nhé.

Hạt gạo dùng để làm cơm cháy là gạo nếp Hương nổi tiếng của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Gạo nếp Hương sẽ được trộn cùng một loại gạo khô khác để cân bằng độ dẻo và khô cho cơm, nhờ đó mà cơm mới giòn, xốp và ngon hơn. Bước chế biến tiếp theo của món cơm cháy đặc sản của ẩm thực Ninh Bình là nấu cơm. Gạo sau khi được chọn lựa và chế biến sẽ được nấu lên trong nồi gang có đáy dày, trên bếp củi hoặc than với lửa thật nhỏ. Người nấu sẽ khéo léo canh lửa để cơm chín vừa phải, không bị nhão hay bị khô. 

            Món cơm cháy sau đó sẽ được mang đi phơi nắng. Theo kinh nghiệm của những gia đình có nghề làm cơm cháy truyền thống, món cơm cháy đặc sản của ẩm thực Ninh Bình nếu muốn ngon phải phơi càng lâu càng tốt. Có vậy, cơm cháy khô mới bảo quản được lâu, không bị mốc và có hương vị thơm ngon. Nếu không có điều kiện phơi lâu, người ta có thể phơi cơm cháy từ 2 – 3 nắng hoặc sấy, nhưng những cách làm này sẽ không cho ra món cơm cháy ngon như cơm cháy được phơi lâu.

 Đến đây, quá trình chế biến món đặc sản của ẩm thực Ninh Bình vẫn chưa xong. Cơm cháy đã được phơi nắng kỹ sẽ được người đầu bếp mang đi chiên giòn. Để món cơm cháy Ninh Bình được thơm ngon nhất, người đầu bếp sẽ phải chiên trong chảo dầu mới, nhanh tay đảo miếng cơm đều, tránh cho cơm bị cháy hoặc bị sống. Cơm cháy Ninh Bình khi vừa chín tới sẽ có màu vàng nhạt, hơi trắng ngà, những hạt cơm hơi tròn và đều nhau. Miếng cơm không bị nứt vỡ, giữ được nguyên vẹn hình dạng ban đầu.   Cơm cháy đặc sản của ẩm thực Ninh Bình có nhiều cách thưởng thức. Cách ăn truyền thống nhất là ăn cơm cháy với nước sốt thịt dê. Ngoài ra còn nhiều biến tấu khác như ăn cùng thịt heo nấu giả cầy, cơm cháy chà bông, cơm cháy với nước sốt mỡ hành…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×