Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu về 1 nước bất kỳ ở Đông Nam Á

Tìm hiểu về 1 nước bất kỳ ở Đông Nam Á. Nói ên suy nghĩ của mình về nước đó.
Giúp e với ạ e cần gấp lắm!

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
211
1
3
Phonggg
28/01/2021 17:20:35
+5đ tặng

Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत, chuyển tự Bhārata, tiếng Anh: India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत गणराज्य, chuyển tự Bhārat Gaṇarājya, tiếng Anh: Republic of India), là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người. Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía Nam, biển Ả Rập ở phía Tây – Nam và vịnh Bengal ở phía Đông – Nam; có biên giới trên bộ với Pakistan ở phía Tây; với Trung Quốc, Nepal, và Bhutan ở phía Đông – Bắc; và Myanmar cùng Bangladesh ở phía Đông. Trên Ấn Độ Dương, Ấn Độ lân cận với Sri Lanka và Maldives; thêm vào đó, Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan và Indonesia.

Tiểu lục địa Ấn Độ là nơi xuất hiện văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại, có các tuyến đường mậu dịch mang tính lịch sử cùng những đế quốc rộng lớn, và trở nên giàu có về thương mại và văn hóa trong hầu hết lịch sử lâu dài của mình.[7] Đây cũng là nơi bắt nguồn của bốn tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo; trong khi Do Thái giáo, Hỏa giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo được truyền đến vào thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên và cũng giúp hình thành nền văn hóa đa dạng của khu vực. Khu vực dần bị thôn tính và chuyển sang nằm dưới quyền quản lý của Công ty Đông Ấn Anh từ đầu thế kỷ XVIII, rồi nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Anh Quốc từ giữa thế kỷ XIX. Ấn Độ trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1947 sau một cuộc đấu tranh giành độc lập dưới hình thức đấu tranh bất bạo động do Mahatma Gandhi lãnh đạo.

Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ 5 thế giới xét theo GDP danh nghĩa (năm 2018), được dự báo trở thành nền kinh tế thứ 4 thế giới vào năm 2021, hiện tại là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới xét theo sức mua tương đương (PPP).[8] Sau các cải cách kinh tế dựa trên cơ sở thị trường vào năm 1991, Ấn Độ trở thành một trong số các nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh; và được nhận định là một nước công nghiệp mới [9][10][11][12]. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn tiếp tục phải đối diện với những thách thức từ nghèo đói, nạn tham nhũng, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em nông thôn, giáo dục và y tế công thiếu thốn, và chủ nghĩa khủng bố. Ấn Độ là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và là một cường quốc trong khu vực, có quân đội thường trực lớn thứ ba và xếp hạng tám về chi tiêu quân sự trên thế giới, đồng thời được đánh giá là một siêu cường tiềm năng. Ấn Độ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang theo thể chế nghị viện, gồm có 29 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Ấn Độ là một xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ và đa dân tộc. Đây cũng là nơi có sự đa dạng về loài hoang dã trong nhiều khu vực được bảo vệ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
Nguyễn Anh Minh
28/01/2021 17:25:58
+4đ tặng

Thái Lan (tiếng Thái: ประเทศไทย, chuyển tự Prathet Thai), tên chính thức là Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย, chuyển tự Racha-anachak Thai), còn thường được gọi ngắn là Thái, là một quốc gia độc lập có chủ quyền ở khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan ở phía đông nam tiếp giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ qua biển Andaman.

Thái Lan có diện tích 513.120 km², dân số vào khoảng 68 triệu người (ước tính 2019). Khoảng 75% là dân tộc Thái, 14% là người Thái gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm thiểu số như Môn, Khmer và các dân tộc khác.[11] Thống kê có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp cũng như bất hợp pháp ở Thái Lan, trong đó, số lượng lao động nước ngoài bất hợp pháp có thể lên tới hơn 1 triệu người[12], dẫn đến những hệ quả như tội phạm gia tăng và khoảng cách của sự bất bình đẳng xã hội ngày một lớn.[13] Về tôn giáo, Phật giáo Nam Tông được coi là 'quốc giáo' với tỷ lệ người theo là 94,5% - khiến cho nước này trở thành một trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất trên thế giới theo tỷ lệ dân số. Cũng theo điều tra dân số năm 2015, Hồi giáo chiếm 4,3% và Kitô giáo chiếm 1,2%.[14]

Thái Lan là một quốc gia Quân chủ lập hiến. Hoàng tộc Mahidol của Vương triều Chakri là biểu tượng quốc gia, Quốc vương theo nghi thức là người đứng đầu đất nước, giữ chức vụ Tổng tư lệnh quân đội kiêm Nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo. Vua Thái hiện nay là Rama X, người lên nhận kế vị ngai vàng từ Hội đồng lập pháp vào năm 2016, sau khi cha ông là Rama IX băng hà cùng năm đó.

Kinh tế Thái Lan đã phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến 1995, nhưng kể từ sau khi hứng chịu những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 thì tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại. Thái Lan là quốc gia đặc biệt phát triển trong ngành du lịch, nước này sở hữu những điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới, có thể kể đến như: Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, hay Ko Samui,... Đón xấp xỉ 40 triệu lượt khách quốc tế ghé thăm trong năm 2019[15], trong đó, con số trung bình là 14 nghìn lượt khách mỗi ngày[16]. Nguồn thu từ công nghiệp du lịch, dịch vụ và xuất khẩu có đóng góp lớn cho nền kinh tế.[17][18]

Thái Lan là một trong những nước tham gia sáng lập ASEAN, thành viên của các tổ chức toàn cầu như Liên Hiệp Quốc, WTO, APEC, Phong trào không liên kết,... và là một đồng minh không thuộc khối NATO của Hoa Kỳ.[19][20] Quốc gia này được công nhận là một cường quốc khu vực ở Đông Nam Á và có tiềm năng lớn để trở thành một cường quốc bậc trung trên thế giới[21]. Với quy mô và tốc độ gia tăng dân số ổn định đi kèm với chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao, đồng thời là nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia, xếp hạng 25 toàn cầu theo GDP danh nghĩa[22], xếp thứ 21 thế giới xét theo sức mua tương đương[23], đứng thứ 28 trên thế giới về tổng giá trị thương hiệu quốc gia (2020).[24] Thái Lan hiện là một nước công nghiệp mới, trong đó, sản xuất, lắp ráp, chế tạo hàng hóa điện tử, công nghiệp, xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp cùng du lịch, dịch vụ là những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế.

Tuy nhiên, hiện nay, những bất ổn chính trị liên tiếp, sự lỏng lẻo trong quản lý an ninh, tình trạng nhập cư bất hợp pháp[25][26][12] dẫn đến tội phạm lan rộng cùng nạn sở hữu súng đạn trái phép[27], sự phân hóa giàu nghèo và sự nổi lên của chủ nghĩa khủng bố do các phần tử Hồi giáo cực đoan ở miền Nam đất nước tiến hành đang là những vấn đề nhức nhối mà quốc gia này phải đối mặt.

1
3
Heulwen Won
28/01/2021 17:26:48
+3đ tặng

Indonesia[3], tên chính thức là Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Republik Indonesia) là một đảo quốc lục địa nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia được mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo" vì lãnh thổ của nước này bao gồm 13.487 hòn đảo[4][5] với dân số ước tính đạt hơn 274 triệu người (năm 2019), xếp thứ 4 thế giới và đứng thứ 3 châu Á.

Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất trên thế giới, tuy nhiên khác với Malaysia và Brunei, trong Hiến pháp Indonesia không đề cập tới tôn giáo này là quốc giáo (do vậy không thể coi Indonesia là một quốc gia Hồi giáo giống như các nước Tây Á, Bắc Phi, Malaysia và Brunei). Indonesia theo thể chế cộng hòa với một bộ máy lập pháp và Tổng thống do dân bầu. Indonesia có biên giới trên đất liền với Papua New Guinea ở đảo New Guinea, Đông Timor ở đảo Timor và Malaysia ở đảo Borneo, ngoài ra vùng biển giáp các nước Singapore, Philippines, Úc, và lãnh thổ Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Thủ đô hiện tại là Jakarta và đây cũng đồng thời là thành phố lớn nhất, tuy nhiên do sự quá tải dân số đang gây sức ép lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng, chính phủ Indonesia đang có chủ trương dời đô trong tương lai.

Indonesia là 1 trong 5 quốc gia tham sáng lập ASEAN, thành viên của nhiều tổ chức toàn cầu khác nhau trong đó nổi bật nhất là G-20. Năm 2019, nền kinh tế Indonesia có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 16 toàn cầu, hạng 5 châu Á theo GDP danh nghĩa thực tế[6] hoặc hạng 4 châu Á và thứ 7 toàn cầu theo GDP sức mua tương đương (ước tính 2020)[7]. Tuy nhiên, do dân số quá đông (hơn 274 triệu người năm 2017) nên GDP bình quân đầu người của nước này vẫn ở mức trung bình thấp. Quốc gia này có chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao và được công nhận là một cường quốc ở khu vực Đông Nam Á cũng như có triển vọng để trở thành một cường quốc bậc trung trên thế giới.

Quần đảo Indonesia từng là một vùng thương mại quan trọng nhất từ thế kỷ VII. Lịch sử Indonesia bắt đầu khi Vương quốc Srivijaya có các hoạt động giao thương với Trung Quốc và Ấn Độ. Những vị vua cai trị địa phương dần tiếp thu văn hóa, tôn giáo và các mô hình quản lý kiểu kiểu Ấn Độ từ những thế kỷ đầu tiên của Công Nguyên, tiếp sau đó, các vương quốc Ấn Độ giáo cũng như Phật giáo đã bắt đầu hình thành và phát triển. Indonesia bị ảnh hưởng bởi các cường quốc nước ngoài muốn nhòm ngó các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quần đảo. Các nhà buôn Hồi giáo đã đưa đạo Hồi tới đây, đồng thời, các cường quốc châu Âu cũng bắt đầu tranh giành ảnh hưởng để độc chiếm lĩnh vực thương mại trên các hòn đảo Hương liệu Maluku trong Thời đại Khám phá. Sau hơn ba thế kỷ dưới ách thống trị của thực dân Hà Lan, Indonesia đã giành được độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau độc lập, Indonesia tiếp tục rơi vào nhiều biến động lớn như xung đột quyền lực giữa các phe phái chính trị, nạn tham nhũng cũng như một quá trình dân chủ hoá chưa triệt để.

Tuy gồm rất nhiều hòn đảo, Indonesia vẫn có các nhóm sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo riêng biệt. Người Java là nhóm sắc tộc đông đúc và có vị thế chính trị lớn nhất còn người Indonesia gốc Hoa là nhóm cộng đồng có sức ảnh hưởng lớn nhất tới nền kinh tế.

Khẩu hiệu quốc gia của Indonesia, "Bhinneka tunggal ika" - "Thống nhất trong đa dạng" (theo nghĩa đen "nhiều, nhưng là một"), đã thể hiện rõ sự đa dạng hình thành nên quốc gia này. Tuy nhiên, những căng thẳng tôn giáo và chủ nghĩa ly khai đã dẫn tới những xung đột bạo lực đe doạ sự ổn định kinh tế và chính trị. Dù có dân số lớn và nhiều vùng dân cư đông đúc, Indonesia vẫn còn nhiều khu vực hoang vu, đây là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học đứng hàng đầu trên thế giới. Quốc gia này cũng rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất, dân số đông nhất và là quốc gia duy nhất thuộc G-20 trong số các nước Đông Nam Á, tuy vậy, tình trạng lạc hậu của các vùng nông thôn, tỷ lệ người nghèo cao cùng sự chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập gia tăng đang là một vấn đề, thách thức lớn của xã hội Indonesia hiện đại.

3
1
ulatr
28/01/2021 17:26:48
+2đ tặng
Nước Lào còn hay được nhắc đến với tên “đất nước Triệu Voi” hay là xứ sở Chămpa, người anh em của Việt Nam. Nhân dân Lào có nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp được hình thành trong lịch sử phát triển của dân tộc; một nền văn hóa có tính đặc sắc, độc đáo của riêng mình. Văn hóa, con người Lào và Việt Nam có khá nhiều nét tương đồng.

Người Lào thật thà, chất phác, hiền hòa, dễ mến, trọng danh dự. Tính cách ấy biểu hiện rõ trên ánh mắt, nụ cười, cử chỉ và dáng điệu của mỗi con người. Người Lào gặp nhau, người dưới chắp tay chào người trên; trẻ em chắp tay chào người lớn, họ không lớn tiếng cãi nhau. Đặc biệt họ rất quý trọng tình bạn, quý trọng chữ tín. Đây cũng là nét văn hóa, phong tục đặc sắc của người Lào.Lào nằm ở nơi giao hội của hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, người dân Lào đã hấp thụ những phong tục và tín ngưỡng của hai nền văn minh ấy để hình thành nên một nền văn hóa đặc sắc, độc đáo của riêng mình. Nền văn hóa Lào cũng chịu ảnh hưởng đáng kể của Phật giáo. Sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ, nghệ thuật, văn học, âm nhạc… Tuy có những nét chung của văn hóa Đông Nam Á nhưng văn hóa Lào có rất nhiều nét riêng biệt. Văn hóa Lào gắn với Phật giáo, với dân số khoảng 7 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, đền thápNhân dân các dân tộc Lào rất thích ca múa, đặc biệt là các làn điệu dân ca truyền thống. Văn hóa nghệ thuật độc đáo của Lào còn thể hiện trong các điệu múa phổ biến rộng rãi từ thành thị đến nông thôn. Các điệu múa của Lào thường uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhịp trống, động tác khá tự do, mang đậm màu sắc dân tộc. Múa Lăm Vông là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc Lào. Đó là điệu múa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nó không chỉ là hình thức sinh hoạt tập thể vui tươi, mà còn giáo dục thẩm mỹ cho người dân..

Lào là đất nước của bốn mùa lễ hội. Lễ hội ở Lào hay còn được gọi là Bun, nghĩa là phước, làm Bun nghĩa là làm phước để được phước. Lễ hội cũng chia làm hai phần, phần lễ là phần nghi thức để giao cảm với thần linh và phần hội là vui chơi. Lào có tết cổ truyền Bunpimay (mừng năm mới) hay còn gọi là Tết té nước, diễn ra vào tháng Tư hằng năm. Người Lào gọi tết là vui tết chứ không gọi là ăn tết. Trong những ngày lễ hội, vui chơi là chủ yếu nhưng họ cũng chuẩn bị đồ ăn, thức uống đầy đủ hơn ngày thường.Về ẩm thực, người Lào ăn gạo là chính, các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh và nhiều loại ớt khô rất cay. Vị chính trong các món ăn hầu hết đều có nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc… Món ăn của người Lào là sự pha trộn giữa cay và ngọt.Qua thời gian năm tháng, văn hóa Lào được kết tinh ở những phong tục văn hóa đẹp đẽ như: Tết té nước để cầu mong bình an, hạnh phúc; điệu Lăm Vông mềm mại uyển chuyển làm say đắm lòng người…

Việt Nam và Lào là hai quốc gia trên bán đảo Đông Dương, hai nước láng giềng anh em, cùng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, có quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời. Với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, nhân dân hai nước Việt Nam - Lào đã kề vai sát cánh, cùng chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước và phát triển của mỗi quốc gia. Tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt của nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam sẽ ngày càng tình nghĩa thủy chung như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Việt-Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà-Cửu Long”.

 

  

1
1
Wind
28/01/2021 17:31:51
+1đ tặng

Đông Timor (phiên âm tiếng Việt: Đông Ti-mo) cũng được gọi là Timor-Leste (từ tiếng Malaysia timor và tiếng Bồ Đào Nha leste, đều có nghĩa là "phía đông", phiên âm Tiếng Việt: Ti-mo Le-xte, tên đầy đủ: Cộng hòa Dân chủ Đông Timor, là quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm nửa phía Đông của đảo Timor, những đảo lân cận gồm Atauro và Jaco và Oecussi-Ambeno, một phần nằm ở phía Tây Bắc của đảo, trong Tây Timor của Indonesia. Đông Timor là một đất nước nhỏ bé với 15.410 km² cách thành phố Darwin, Úc khoảng 640 km về phía tây bắc.

Tên "Timor" xuất phát từ chữ timur, nghĩa là "phía Đông" trong tiếng Indonesia và tiếng Malaysia rồi trở thành Timor trong tiếng Bồ Đào Nha nghĩa đen là Đông Đông. Tên theo tiếng Bồ Đào Nha Timor-Leste (IPA: [ti'moɾ 'lɛʃtɨ]) và tên không chính thức theo tiếng Tetum Timór Lorosa'e đôi khi được dùng trong tiếng Anh, và Liên Hợp Quốc chính thức gọi là Timor-Leste trong tiếng Anh. Lorosa'e ("phía đông" trong tiếng Tetum) nghĩa văn chương là "mặt trời mọc".

Bị đô hộ bởi thực dân Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVI, Đông Timor được biết đến như Timor thuộc Bồ Đào Nha trong hàng thế kỷ. Nó bị xâm lăng và chiếm đóng bởi Indonesia vào năm 1975 và trở thành tỉnh thứ 27 của Indonesia một năm sau đó. Sau cuộc bỏ phiếu để tự quyết định số phận đất nước do Liên Hiệp Quốc tài trợ vào năm 1999, Indonesia rút khỏi lãnh thổ và Đông Timor trở thành quốc gia có chủ quyền được thành lập đầu tiên trong thế kỷ XXI và thiên niên kỷ thứ 3 vào ngày 20 tháng 5 năm 2002. Cùng với Philippines, Đông Timor là một trong hai nước ở châu Á có đa số người dân theo Công giáo.

Ở mức $800, Đông Timor là một trong những nước có GDP trên đầu người thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, chỉ số phát triển con người (HDI) lại tương ứng với mức trung bình của sự phát triển con người và đặt Đông Timor thứ 142 trong các quốc gia trên thế giới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×