Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận của em về bài Cái trống trường em

Nêu cảm nhận của em về bài cái trống trường em
   GIÚP MÌNH VỚI!!!!

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.570
9
9
Lê Trí
31/01/2021 13:58:38
+5đ tặng

  “Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rã của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

       Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thẫm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rắn chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.

       Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thoả thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể đục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.

        Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đều trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy, trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.

         Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiêt của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu!


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
6
Nguyễn Minh Thạch
31/01/2021 14:01:08
+3đ tặng

Đến nay, trường Tiểu học Ngô Thế Vinh của chúng em đã bước vào tuổi 30. Trường sở ngày càng được xây dựng khang trang hơn. Riêng cái trống trường đã được thay đổi nhiều lần. Đầu năm học mới, trống trường đã được “tân trang”. Cô giáo Thu Hiền nói vui với chúng em: “Trống trường sau khi đi thẩm mỹ viện về, bảnh bao hơn, tiếng nó giòn giã hơn cụ Trống năm ngoái…”

Cái trống trường em khá to. Mặt trống hai đầu bưng bằng da bò thuộc màu vàng nhạt. Đường kính mặt trống em đo được ba gang tay mình. Giữa mặt trống có ba vòng tròn đỏ thẫm bằng cái đĩa. Có đánh vào cái vòng tâm ấy, trống mới kêu vang xa. Thân trông phình to, có lẽ hai chú học trò lớp 4 nối tay nhau ôm vừa xuể. Tang trông được liên kết bằng những thanh gỗ hai đầu hơi bé, ở giữa hơi to; được gắn bằng sơn ta vừa bền vừa chắc. Giữa bụng trống được thắt bằng ba vòng đai bằng song, bằng mây trông rất khỏe và ngộ nghĩnh. Cái thân trông năm ngoái bạc phếch thì năm nay thân trống được sơn màu ngà, trang nhã lắm. Có lần em hỏi thầy Bình dạy thể dục tại sao người ta không dùng đinh sắt mà lại dùng đinh tre để bưng trống. Thầy Bình giảng giải: “Đinh tre dãn nở hợp lí, lúc nào cũng giữ cho mặt trống phẳng và căng đều. Đinh sắt làm mòn da trống. Đinh tre bám chặt vào các lỗ khoan. Đó là kinh nghiệm lâu đời của những người thợ làm trông thủ công”.

4
6
nminnhhh
31/01/2021 14:02:41
+2đ tặng

Cao chót vót giữa sân trường là anh cột cờ kiêu hãnh nâng lá cờ Tổ quốc tung bay trước gió. Điềm đạm, khoan dung là cụ bàng già rì rào cành lá che mát sân trường. Oai vệ, nghiêm nghị ra lệnh cho chúng em chính là bác trống trường.

Gọi bác trống bằng “bác” quá xứng với tuổi tác của bác. Bác trống dễ chừng đã vài chục năm tuổi, ngự ở trên một cái giá gồ bào mộc không sơn phết trước văn phòng. Bác trống rất oai vệ với thân hình to tròn như cái chum, làm bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, ghép tròn, phình to ở giữa và túm lại hai đầu. Thân bác trống khoác một cái áo đó tươi, bóng loáng. Người ta chỉ phát hiện ra tuổi của bác khi nhìn hai mặt tang trống. Tang trống làm bằng da trâu căng phăng đã bạc đến màu trắng. Đai trống làm bằng gỗ tốt sơn màu đỏ như thân trống, giữ tang trống được phẳng. Vài năm một lần, nhà trường cho sơn lại thân trống và đai trống, bác trống lại khoác một chiến bào mới nhưng nơi ghi dấu tuổi tác của bác thì không gì che lấp được, mặt tang trống bạc trắng tưởng như mái dầu bạc của các cụ già quắc thước trong làng. Chính vì vậy, bác trống mang vẻ uy nghi của một vị tướng, sự cương quyết già dặn của người ra lệnh mà không một ai từ học sinh đến thầy cô giáo có thể cưỡng lại mệnh lệnh của bác trống ban ra. Bầu bạn với bác trống là dùi trống. Chiếc dùi được đẽo gọt tinh xảo, vừa tay cầm, dài độ bốn tấc đã bóng nhoáng màu gỗ thực chứ không phải màu sơn hay màu véc-ni. Chiếc dùi trống cũng có tuổi giống như bác trống. Mưa cũng như nắng, bác trống làm việc rất đúng giờ. Bác trống nghiêm nghị gióng ba tiếng lớn cho chúng em vào lớp, ra chơi. Bác trống khoan nhặt "cắc, tùng”, ‘'cắc, tùng” cho chúng em tập thể dục. Bác trống vui vẻ thả từng hồi dài để chấm dứt buổi học, tiễnchúng em ra về. Vào những ngày lễ lớn, ngày hội hè, tiếng gọi của bác trống nghe trang trọng, bồi hồi làm sao. Dưới bàn tay thầy hiệu trưởng, bác trống gióng một hồi dài trang trọng khai giảng năm học mới. Với bàn tay cô hiệu phó, bác trống buông giọng “tùng, tùng, tùng” trân trọng đón các em mầm non vào Tiểu học. Bác trống hăng say, giục giã, tràn trề sức trẻ từng hồi “tùng tùng” hoặc “cắc cắc” ở hội trại. Không khí từng buổi hoạt động của nhà trường tràn ngập cảm xúc yêu quý mái trường, hân hoan chào đón những thành tích mới và hăng hái học tập, hoạt động phong trào. Tiếng trống trường vang lên theo em vào lớp học hay lắng đọng trong tim mỗi khi hò về đều dàn trải một tình yêu vô bờ bến đối với mái trường Tiểu học, nơi em cắp sách lần đầu đến trường và từ đó sẽ bay đến những chân trời tương lai mới. Em yêu lớp học, yêu từng vết trầy trên tường lớp, yêu từng gốc bàng, bồn hoa và yêu sao bác trống trường em.

Trường Tiểu học của em nổi tiếng về mọi phong trào, có truyền thống đào tạo rất nhiều học sinh giỏi. Lớp lớp dàn anh đi trước chắc đã mang trong tim hình ảnh trường học và tiếng trống đến tương lai. Em chắc thế vì bản thân cảm thấy rằng: ngay lúc này, khi đang ở lớp bốn tiếng trống trường và hình ảnh bác trống gần gũi thân thương làm sao mà lớn lên em sẽ không bao giờ quên được.



 
8
4
Sau bbi
31/01/2021 14:02:49
+1đ tặng
Đối với một người học sinh, tiếng trống trường luôn là một âm thanh quen thuộc. Tiếng trống báo hiệu thời gian giải lao đã đến. Sân trường đang vắng lặng không một bóng học sinh, chỉ có những chú chim nhỏ đang bay nhảy khắp nơi. Bỗng nhiên “tùng, tùng, tùng” – âm thanh ấy kéo lên vang vọng khắp sân trường khiến cho mấy chú chim nhỏ giật mình bay vọt. Không đầy một phút sau, trong các lớp, học sinh chạy ùa ra ngoài khiến sân trường đang im ắng bỗng nhiên trở nên vui nhộn và nô nức tiếng cười. Chiếc trống thì lại nằm im ngắm nhìn những cô cậu học sinh thỏa sức vui đùa. Nhưng trong tâm trí mỗi học sinh, thì không ai lại không quý chiếc trống trường, một chiếc trống thân thuộc và luôn gắn bó trong suốt những tháng ngày học tại trường. Chiếc trống của trường em đặt tại ngay đầu dãy nhà mà em đang học. Mỗi khi đi vào lớp em đều đi qua chiếc trống, nên nó dường như trở nên rất thân thuộc với em. Thân trống hình trụ, mặt trống hình tròn, trên đó được đóng bằng một lớp da trâu rất dày để có thể tạo ra âm vang mỗi khi đánh trống. Thân trống được sơn bằng một lớp sơn đỏ tươi, mặt trống được phủ bằng lớp da trâu có màu vàng. Trống có hai đầu của một vỏ hình trụ. Trống có thể cao bằng một em học sinh lớp Một, thân hình thì căng tròn. Chân trống được thiết kế vững chắc để trống có thể đặt lên trên mà không sợ bị đổ. Bên cạnh thân trống là dùi trống. Dùi trống là một thanh gỗ được mài tròn, và đầu dùi được bọc một lớp vải màu đỏ để khi đánh trống có thể tạo ra độ rung và tiếng vang trong thân trống. Xung quanh thân trống là lớp viền được đóng đinh liên tiếp nhau rất chắc chắn để có thể cố định vị trí của tấm da trâu, không để tấm da có thể xê dịch hay bung ra được. Mỗi khi sắp tới giờ vào lớp và bác bảo vệ lại đi đến và cầm chiếc dùi gõ vào trống để báo hiệu cho học sinh vào lớp tiếp tục học tập. Em rất yêu quý chiếc trống trường của em, nó luôn là một “thành viên” không thể thiếu của nhà trường và của mỗi học sinh khi cắp sách đến trường.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×