Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nghị luận nhận định các câu tục ngữ sau

Giúp mik nha mik cần gấp
 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
373
1
1
Thiên sơn tuyết liên
31/01/2021 21:22:24
+5đ tặng
Viết đoạn văn nghị luận nhận định câu tục ngữ sau ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn nhắc nhở con cháu sống có trước có sau ân nghĩa thủy chung. Điều đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã thay lời ông cha gửi gắm tới chúng ta lời căn dặn về truyền thống ấy. Trước hết ta cần hiểu thế nào là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Mỗi quả ngọt khi ta được thưởng thức không tự dưng mà có, nó được chăm chút bằng bao mồ hôi công sức của kẻ trồng cây. Vì thế chúng ta cần phải nhớ đến hay nói cách khác là biết ơn đến người vun trồng nên trái ngọt. Ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà còn mang một ý nghĩa tiềm ẩn, sâu xa: mỗi khi nhận được thành quả lao động từ người khác chúng ta cần phải có thái độ và cả những việc làm biết ơn đến những người tạo ra nhũng thành quả ấy.Thật là một bài học đáng quý! Hành động ấy thể hiện một tư tưởng cao đẹp một lối ứng xử đúng đắn. Bởi những gì chúng ta hưởng được hôm nay không phải tự dưng mà có. Sự hiện diện của chúng ta trên cõi đời này cũng nhờ có ba mẹ của chúng ta. Những hạt cơm thơm dẻo ta ăn là nhờ bao mồ hôi đã gửi lại nơi đồng xa . Áo quần ta mặc là nhờ những người thợ may nâng từng đường kim mũi chỉ. Những con đường bằng phẳng ta đi là nhờ công của những người công nhân không quản mưa nắng tạo dựng. Chúng ta được hưởng ánh sáng của đèn điện là nhờ nhà bác học Ê-đi-xơn đã làm đi làm lại hàng nghìn thí nghiệm để tìm ra dây tóc bóng đèn. Và chúng ta được hưởng hòa bình tự do, thấy những cánh chim câu bay trên bầu trời xanh thẳm là nhờ công của những chiến sĩ đã gửi về đất bao xương máu, anh dũng hi sinh, chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Mỗi người chúng ta đều phải tưởng nhớ điều đó và biết ơn và thể hiện sự thành kính đối với anh hùng dân tộc của mình, coi trọng cội nguồn và giá trị to lớn của dân tộc, từ đó đem lại cho chúng ta những căn nguyên cần thiết và quan trọng nhất .Để thể hiện lòng biết ơn không chỉ là những lời nói suông mà còn bằng những hành động thích thực. Chẳng hạn để tỏ lòng biết ơn mẹ cha mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng học tập thật tốt, tu dưỡng rèn luyện đạo đức gần hơn là giúp đỡ bố mẹ những công việc hằng ngày. Thực tế chứng minh rằng, nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa: xây dựng các nhà tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng , chính sách cho con thương binh liệt sĩ. Không chỉ thế còn có những ngày lễ kỷ niệm để tỏ lòng biết ơn : ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Giỗ tổ Hùng Vương,… Ông cha ta vẫn có câu: “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Như vậy câu tục ngữ trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn bao giờ hết về đạo lý làm người. Biết ơn. Một tình cảm cao quý cần phải có trong mỗi chúng ta. Vì vậy chúng ta cần không ngừng trau dồi phẩm chất cao quý ấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Anh Minh
31/01/2021 21:22:34
+4đ tặng

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự nếp sống văn minh và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lý thiết thực trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ trên đều mang một triết lý nhân văn sâu xa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh "ăn quả" và "trồng cây" ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.

Còn rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn và phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Nhưng lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội. Từ đó con người phần thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng mình, phần không cảm thấy hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toán do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người, rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa.

Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lý làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Ninh Phan
Ngắn lại xíu bạn mới làm 1 cái còn 2 cái nữa nhé
1
0
Ancolie
31/01/2021 21:25:21
+3đ tặng
1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
     Đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Thật vậy, đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây tức là khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt thì phải nhớ đến người đã trồng chúng vậy. Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình. Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. Có vô vàn cách biểu hiện cho thái độ sống biết ơn và ân nghĩa của thế hệ trẻ ngày nay. Học tập. Làm việc. Sống có trách nhiệm.

2. Không thầy đố mày làm nên
     Tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu, những bài học sâu sắc được đúc kết qua trải nghiệm thực tế cuộc sống của cha ông ta từ ngàn đời xưa, đưa đến cho chúng ta những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn. Một trong số những câu tục ngữ mà em thích nhất là câu: "Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò quan trọng của người thầy đối với sự giáo dục học trò. Ngày nay, dù công nghệ ngày càng phát triển, học sinh có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng chúng ta không thể phủ nhận được vị trí của người thầy. Thầy cô giáo là người có công trực tiếp dạy dỗ, chỉ bảo, truyền đạt tri thức cùng những bài học, giá trị sống tốt đẹp dành cho học trò. Người thầy cũng là những tấm gương đạo đức tốt đẹp, là hình mẫu để học sinh phấn đấu và noi theo. Bên cạnh đó, thầy cô còn là những người dìu dắt, giúp đỡ, nâng bước chúng ta trưởng thành, đồng thời cũng là một người bạn để chúng ta chia sẻ, tâm sự, xin ý kiến, chỉ bảo. Vì vậy mà người xưa mới nói: "Không thầy đố mày làm nên". Do đó, hãy cố gắng học tập thật tốt, ngoan ngoãn, nghe lời để trở thành những con người có ích cho xã hội, đền đáp được công ơn trời biển của thầy cô.
 
3. Một cây làm chẳng nên non./ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
     Từ xưa đến nay, tục ngữ chính là những câu nói dân gian được ông cha ta truyền lại nhằm đúc kết những kinh nghiệm quý báu. Trong đó, câu tục ngữ '' Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao '' là một câu mang đậm ý nghĩa và giá trị to lớn. Đúng vậy, câu tục ngữ đề cao tinh thần đoàn kết. Từ ngàn xưa, các vị anh hùng tiêu biểu như: '' Lê Lợi, Quang Trung, Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Trần Hưng Đạo, ... '' đã dũng cảm ra trận đánh giặc, biết đoàn kết để hợp sức tiêu diệt giặc. Hay trong thời đại này, tuy đang đứng trước nguy cơ lây lan dịch bệnh nhưng tinh thần đoàn kết, chia sẻ, thương người như thể thương thân của người dân trong mọi miền Tổ quốc đều không mất đi. Hiện nay, đại dịch Covid - 19 đang ảnh hưởng rất lớn đền toàn thế giới. Tất cả mọi người đều đang nổ lực để chung tay ''Chống dịch như chống giặc''. Việt Nam - nước chúng ta - đang thể hiện năng lực, phẩm chất rất tốt trong tình hình nguy cấp này. Tất cả đều vì một đất nước tươi đẹp, dọn dẹp sạch sẽ lũ virus đáng ghét này. Nói tóm lại, nhân dân ta luôn tồn tại trong tim mình một tinh thần đoàn kết.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×