Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn phân tích tổng hợp về vấn đề đọc sách của lớp 9B ở thư viện

Viết đoạn văn phân tích tổng hợp về vấn đề đọc sách của lớp 9B ơ thư viện 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
348
2
4
Nguyễn Anh Minh
01/02/2021 19:04:35
+5đ tặng

Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách là chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô tận, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Sách là kho tàng trí thức quan trọng đối với tất cả mọi người bởi sách ghi lại những kiến thức, những giá trị của cuộc sống mà người đi trước đã kiếm tìm, học tập, trải nghiệm và truyền lại cho thế hệ sau. Những cuốn sách có nội dung tốt sẽ đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu biết mới mà còn cả những suy nghĩ tìm tòi và về sự biến đổi của tâm hồn.

Với lứa tuổi học sinh, chắc hẳn ai cũng đã từng tìm và đọc sách tại thư viện trường mình, đây cũng là cách trau dồi thêm kiến thức.


                                               Tìm hiểu thế giới quanh ta

Và Tôi – một học sinh của trường THCS Nguyễn Hiền, tôi cũng hay tới thư viện trường đọc sách. Trong những năm gần đây, thư viện trường tôi đã có nhiều hoạt động thiết thực, phong phú như sắp xếp thư viện góc lớp, xây dựng thư viện tiên tiến, thư viện thân thiện, tuyên truyền giới thiệu sách vào các buổi thứ 2 đầu tuần…Tôi cũng như học sinh trong trường thích nhất là phần giới thiệu sách vào đầu tuần. Cô Trang cùng đội cộng tác viên thư viện đảm nhiệm công việc này. Vào mỗi buổi chào cờ, sau phần nhận xét thi đua các lớp là phần giới thiệu sách. Những nội dung chính của các cuốn sách lần lượt được các bạn cộng tác viên trình bày. Hoạt động này thu hút đông đảo giáo viên và học sinh. Qua đó, các bạn học sinh cũng như giáo viên trong trường có thể tìm đọc được những cuốn sách hay trong thư viện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học có chiều sâu và được lan tỏa rộng khắp trong trường, thầy và trò đã tận dụng mọi thời gian trong ngày để đến với sách. Mọi người đề mong đến ngày thứ hai để được nghe, được xem phần giới thiệu sách.


                                 Thầy và trò trong chuyên mục giới thiệu sách

Tuy nhiên đó chỉ là đại đa phần còn một số ít học sinh thì chẳng quan tâm đến việc này tý nào. Đó là lẽ thường tình, khi xã hội phát triển hiện đại công nghệ thông tin thay thế cho đọc sách. Với sự phát triển của viễn thông, truyền hình phong trào đọc sách có chiều hướng đi xuống.


                                Gương mặt của các thành viên trong tổ cộng tác viên thư viện

Riêng Tôi -Tôi thấy sách là người bạn không thể thiếu trong sản phẩm tinh thần mỗi ngày. Các bạn và Tôi hãy tìm đến thư viện đọc sách nhé! Nếu cần thêm thông tin về sách hãy liên lạc với các bạn cộng tác viên thư viện và chú ý phần giới thiệu sách đầu tuần. Tôi bật mí cho các bạn biết “Đọc sách còn thể hiện nét văn hóa trong đời sống, đặc biệt ở lứa tuổi học đường”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
3
thangng24
01/02/2021 19:05:49
+4đ tặng

Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường được coi là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Qua đó, từng bước hình thành thói quen, kỹ năng, làm lan tỏa phong trào đọc sách trong nhà trường, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn và lối sống văn hóa lành mạnh cho học sinh.

 


Cô và trò Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP Hạ Long) cùng đọc sách trong giờ giải lao.

Với sự đầu tư của tỉnh, các địa phương, hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Theo đó, tỷ lệ các trường học có thư viện cũng tăng lên. Các thư viện cũng được các nhà trường đầu tư trang thiết bị đảm bảo điều kiện phòng đọc, cập nhật, bổ sung các loại sách, báo, truyện, sách tham khảo thường xuyên. Song căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị, các trường cũng chủ động hình thành không gian đọc hấp dẫn với đa dạng loại hình thư viện như: Thư viện vườn trường, thư viện lớp, thư viện xanh, tủ sách di động, tủ sách dùng chung... nhằm thu hút học sinh tham gia.

Là một ngôi trường vùng cao ở huyện Bình Liêu, song các cô giáo ở Trường Mầm non Húc Động đã có nhiều cách làm thiết thực nhằm hình thành cho học sinh thói quen đọc sách thông qua những giờ đọc sách bổ ích hằng ngày.

Cô giáo Lý Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Húc Động, chia sẻ: Nhà trường đã chủ động sắp xếp, bố trí riêng một phòng thư viện rộng rãi để hằng tuần, mỗi lớp học đều dành từ 2-3 buổi sang phòng thư viện cho học sinh đọc sách, tham gia các hoạt động thi kể chuyện, đọc thơ... Ở lứa tuổi mầm non, các con chưa biết chữ cái nên chủ yếu sách tại thư viện là sách tranh, ảnh hoặc có rất ít chữ nhằm mục đích chính là giới thiệu, giúp các con làm quen với sách và các cô giáo sẽ giữ vai trò hướng dẫn cũng như đọc sách. Qua mỗi giờ đọc sách tại thư viện các con đều rất hào hứng, say mê. Từ đây, góp phần nuôi dưỡng niềm yêu thích, tạo hứng thú với việc đọc sách cho các con ngay từ nhỏ.


Cô giáo Lý Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Húc Động đọc sách với học sinh tại thư viện của trường.

Còn ở Trường THCS Bãi Cháy (TP Hạ Long), nhà trường lựa chọn xây dựng thư viện thân thiện đặt tại sân trường, tạo một không gian mở, thuận tiện cho học sinh đọc sách vào giờ ra chơi. Các đầu sách được phân loại, sắp xếp khoa học theo nội dung, chủ đề tiện cho việc tìm đọc của học sinh.

Em Đào Gia Khánh, học sinh Trường THCS Bãi Cháy, cho biết: Chúng em thường tranh thủ vào giờ ra chơi đến thư viện tìm sách và ngồi đọc. Nếu lựa chọn được cuốn sách yêu thích có thể đăng ký mượn cô thủ thư về đọc và trả lại đúng hẹn. Đặc biệt, ngoài số sách nhà trường trang bị chúng em cũng thường xuyên đóng góp thêm sách cho thư viện để có thể trao đổi, chia sẻ những cuốn sách hay, bổ ích mà mình đã đọc cho các bạn cùng đọc.

Bên cạnh những mặt tích cực, thực tế hoạt động thư viện ở hệ thống trường học trong tỉnh vẫn còn những hạn chế cần được đổi mới. Theo đó, tỷ lệ thư viện trường hoạt động hiệu quả chưa cao, thiếu đồng đều. Ở một số trường học, thư viện chỉ như nơi chứa sách, các hoạt động đọc chưa phong phú nên chưa thu hút học sinh. Một nguyên nhân khác là thư viện trường thường được bố trí ở các tầng cao, không thuận tiện để học sinh lui tới vào mỗi giờ ra chơi trong khoảng 5-10 phút. Ngoài ra, nguồn sách ở các thư viện trường học ít được bổ sung cập nhật, phần lớn là sách giáo khoa, sách tham khảo nên học sinh chưa thực sự hứng thú tìm đến thư viện.


Mô hình thư viện thân thiện tạo hứng thú, thu hút học sinh đọc sách nhiều hơn tại Trường THCS Bãi Cháy (TP Hạ Long).

Thiết nghĩ để nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường, trước hết chính thầy cô giáo cần làm gương, truyền cảm hứng, định hướng lựa chọn sách, hướng dẫn cách đọc sách hiệu quả để từng bước hình thành thói quen đọc sách cho học sinh. Đồng thời, các trường học nên chủ động bố trí, xếp lịch để các lớp có thể luân phiên cho học sinh đọc sách tại thư viện trong khung giờ cố định hằng tuần coi đó như một tiết học ngoại khóa; tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa dạy các phương pháp đọc đúng, đọc nhanh, biết chắt lọc thông tin và khám phá thế giới qua trừng trang sách; tổ chức các chương trình thuyết minh về cuốn sách hay khuyến khích học sinh đọc sách và biết chia sẻ những kiến thức bổ ích từ sách với nhau; dùng sách làm quà tặng, phần thưởng ghi nhận cố gắng, phấn đấu của học sinh trong học tập, rèn luyện...

Đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức tiếp nhận thông tin, kiến thức mà còn là một trong những hoạt động văn hóa. Vì vậy, xây dựng văn hóa đọc sách hiệu quả trong nhà trường là vô cùng cần thiết. Qua đó, không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh, mà còn giúp cho học sinh tích lũy tri thức, hình thành nhân cách.

1
3
Ng Duy Manh
01/02/2021 19:07:13
+3đ tặng

Sách là nguồn tri thức về xã hội và tự nhiên vô cùng lớn. Để làm nên những cuốn sách hay là cả một sự lao động vất vả của những nhà nghiên cứu. M.Gorki từng nhận định rằng: “Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên…tôi tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất…”. Điều đó cho thấy được vai trò của sách đối với cuộc sống của chúng ta. Cũng nói về điều này, Chu Quang Tiềm đã trình bày những suy ngẫm của mình về sách trong tác phẩm Bàn về đọc sách.

Thứ nhất, tác giả đề cập đến sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách. Theo đó, sách không chỉ ghi chép lưu giữ những tri thức, thành tựu mà sách còn ghi dấu những cột mốc trên con đường phát triển học thuật. Chính vì thế sách có tầm quan trọng trong việc lưu giữ những di sản tinh thần của nhân loại. Từ tầm quan trọng ấy, sách có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống con người. Thứ nhất, sách là phương tiện quan trọng trên con đường quan trọng để phát triển học vấn. Thứ hai, sách là cuộc trường chinh phát hiện thế giới mới. Vì thế đọc sách chính là thừa hưởng những giá trị tinh hoa của nhân loại.

Thứ hai, tác giả trình bày vấn đề khó khăn và những thiên hướng sai lệch trong đọc sách. Điều thứ nhất dễ mắc phải khi ta đọc sách là đọc không chuyên sâu. Khi đọc lướt qua như kiểu ăn tươi nuốt sống, đọc rất nhiều sách nhưng đọng lại ít thì chẳng làm được gì. Thứ hai là đọc bị lạc hướng, khi chúng ta đặt ra quá nhiều mục tiêu đọc nhiều thứ, tham nhiều mà không vụ thực chất thì cũng không có hiệu quả. Kết quả là chúng ta chỉ lãng phí thời gian và sức lực chứ không thu lại được lợi ích gì. Thậm chí còn dễ sa vào thói hư danh nông cạn.

Thứ ba, Chu Quang Tiềm bàn về phương pháp đọc sách và chọn sách cho hiệu quả. Về cách lựa chọn sách thì cần không tham đọc nhiều mà phải đọc cho tinh cho kĩ những cuốn sách có giá trị có lợi cho mình. Bên cạnh đó cần phải đọc kĩ những cuốn sách cơ bản liên quan đến lĩnh vực và chuyên môn của mình. Đồng thời khi đọc những cuốn sách tài liệu chuyên sâu cũng cần phải đọc những cuốn thường thức. Về cách đọc sách, tác giả cho rằng không nên đọc lướt qua mà phải đọc kĩ, vừa đọc vừa suy nghĩ nhất là những cuốn sách có giá trị; không nên đọc một cách tràn lan, theo hứng thú mà phải đọc có kế hoạch và có hệ thống; đọc sách không chỉ chuyện học trí thức mà còn là học nhân cách con người, học chuyện làm người.

Tóm lại qua tác phẩm Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm ta thấy được tầm quan trọng và vai trò ý nghĩa của sách đối với cuộc sống của chúng ta. Để phát huy được vai trò đó thì chúng ta cần phải biết cách đọc sách hiệu quả, chọn sách phù hợp để không bị sa những điều vô bổ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư